Bình giảng đoạn thơ: "Mình đi, có nhớ những ngày... đậm đà lòng son" trong bài Việt BắcSau hơn ba ngàn ngày khói lửa, thủ đô Hà Nội và miền Bắc hoàn toàn giải phóng (10/1954). Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu ra đời trong bối cảnh lịch sử hào hùng và vẻ vang ấy.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Bình giảng đoạn thơ: Mình đi có nhớ những ngày ------------ Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa ( Việt Bắc - Tố Hữu) Dàn ý I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu đoạn thơ
II. Thân bài:
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Tháng 7-1954,Hiệp định Giơ – ne – vơ về Đông Dương được kí kết. Hoà bình lập lại, miền Bắc nước ta được giải phóng và bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới. Một trang sử mới của dân tộc được mở ra.
- Thág 10-1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ đô. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc.
2. Phân tích:
a. Những xúc động vừa tự hào vừa nghẹn ngào của người Việt Bắc về 15 năm kháng chiến gian khổ trong giờ phút chia tay:
* Trong cấu tứ toàn bài “Việt Bắc”, Tố Hữu đã tưởng tượng, sáng tạo ra một đôi bạn tâm tình “mình – ta”, tưởng tượng người ở lại là Việt Bắc và người ra đi là những cán bộ kháng chiến đối đáp với nhau. Trong cuộc đối đáp giao duyên chia tay lịch sử này, Việt Bắc lên tiếng trước, nhớ về một thời xa hơn, thời vận động CM, đấu tranh gian khổ (6 năm trước CMT8 và 9 năm kháng chiến chống Pháp)
* Lời của Việt Bắc chỉ có 12 câu lục bát nhưng tất cả đều xoáy vào kỉ niệm không thể nào quên của những ngày CM còn trứng nước:
- Kỉ niệm của một thời vận động đấu tranh cách mạng gian nan và khổ cực. Những từ ngữ, những hình ảnh chỉ cần nhắc cũng gợi ra nỗi nhớ cảm động:
“Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
=> Hình ảnh “mưa nguồn – suối lũ – mây mù” vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa tượng trưng cho những khó khăn, thử thách, khốn khó, cơ cực mà đồng bào và cán bộ đã phải chịu đựng và vượt qua
- Đó là những kỉ niệm thắm thiết nghĩa tình sâu nặng:
+ Cũng chính trong hoàn cảnh đó, Việt Bắc và con người VB càng “ đậm đà lòng son”, cưu mang cách mạng và những người con cách mạng. Bốn chữ “đậm đà lòng son” cứ ấm nóng, tỏa sáng không chỉ trong bài thơ mà cả ở trong lòng người.
+ Câu thơ “Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai” tạo ra một tiểu đối vừa gợi sự gian khổ, vừa như cụ thể hóa mối thù của cách mạng: phát xít Nhật, thực dân Pháp và phong kiến tay sai. Mối thù dân tộc như đè nặng lên vai của mọi người.
- Kỉ niệm về những năm tháng vẻ vang, oanh liệt thời tiền khởi nghĩa
+ “Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh” -> Với những người trong cuộc chỉ cần gợi nhớ như vậy là đủ. Kết thúc giai đoạn lịch sử này là những ngày sôi động của Tổng khởi nghĩa CMT8
“Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa…”
=> Những địa danh, những sự kiện lịch sử, mái đìng Hồng Thái, cây đa Tân Trào được nhắc đến đã tạo nên trong lòng mọi người niệm tự hào về những ngày tháng Tám mùa thu 1945, cách mạng bùng lên giành độc lập.
b. Đặc sắc nghệ thuật:
- Đoạn thơ ngắn 12 câu đã điệp 8 từ “mình” và 6 từ “nhớ, có nhớ”. Những từ “mình” điệp ở đầu mỗi câu thơ đã tạo ra một giọng điệu trữ tình nghe thiết tha, êm ái, ngọt ngào. Những từ “nhớ, có nhớ” gợi đến âm hưởng của ca
dao, dân ca, góp phần diễn tả một cách cảm động tràn đầy nỗi nhớ về cái nôi VB – quê hương cách mạng.
- Bằng giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết của ca dao, dân ca, của điệu thơ lục bát đậm đà bản sắc dân tộc, Tố Hữu nhắn nhủ với chúng ta hãy nhớ mãi, hãy giữ lấy cái đạo lí ân tình thủy chung quý báu của cách mạng.
III. Kết bài:
- Khái quát lại vấn đề
Bài mẫu Trên đường ta về lại thủ đô Cờ đỏ bay quanh tóc bạc Bác Hồ. Sau hơn ba ngàn ngày khói lửa, thủ đô Hà Nội và miền Bắc hoàn toàn giải phóng (10/1954). Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu ra đời trong bối cảnh lịch sử hào hùng và vẻ vang ấy. Mang tầm vóc một trường ca, với 150 câu thơ lục bát, bài thơ ca ngợi mối tình Việt Bắc, những kỉ niệm sâu sắc cảm động của người cán bộ kháng chiến đối với Việt Bắc với bao ân tình thủy chung “15 năm ấy thiết tha mặn nồng”. Phần mở đầu bài Việt Bắc gồm có 20 câu thơ, là lời đưa tiễn của kẻ ở lại đối với người về, của “ta” đối với “mình”. Đoạn thơ 8 câu dưới đây (từ câu 9 đến câu 16) nằm trong phần mở đầu bài thơ Việt Bắc: Mình đi, có nhớ những ngày Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son... Đoạn thơ đầy ắp ki niệm về Việt Bắc, “Quê hương Cách mạng dựng nên Cộng hòa", mà “ta” hỏi “mình đi, có nhớ”. Hai chủ thể trữ tình, là người ở lại, là đồng bào Việt Bắc, là cô gái Việt Bắc, đang hát lời tiễn đưa “tha thiết biết ơn”. “Mình” cũng là một chủ thể trữ tình phiếm chỉ, ước lệ, cùng với “ta” tạo nên một cặp nhân vật trong giao duyên, đưa tiễn, ở đây là người cán bộ kháng chiến về xuôi, trong đó có nhà thơ. Mỗi cặp lục bát nhắc lại một kỉ niệm về Việt Bắc. Những chi tiết nghệ thuật vừa cụ thể, vừa mang ý nghĩa tượng trưng giàu sắc thái biểu cảm. Các câu lục trong đoạn thơ là những câu hỏi tu từ nối tiếp xuất hiện, như nhắc nhở, như gợi nhớ gợi thương: “Mình đi, có nhớ những ngày”..., “Mình về, có nhớ chiến khu”..., “Mình về, rừng núi nhớ ai”..., “Mình đi, có nhớ những nhà”... Điệp ngữ “có nhớ" làm cho cảm xúc thơ lắng đọng, giọng thơ trở nên tha thiết bồn chồn, ngọt ngào sâu lắng. Hai tiếng “mình đi” và “mình về” được luân phiên giao hoán, chuyến đổi, một cách diễn đạt biến hóa, sinh động, có giá trị gợi lên cảnh tiễn đưa nhiều bâng khuâng, hình ảnh người cán bộ kháng chiến về xuôi mỗi lúc một đi xa dần, nhưng trong lòng vẫn mang theo tiếng hát và nỗi nhớ. Các câu bát trong đoạn thơ đều được tạo thành hai vế tiểu đối 4/4 cân xứng hài hòa. Những kỉ niệm sâu sắc chứa chan ân tình ân nghĩa đối với kẻ ở, người về được nhắc lại gợi lên bao nỗi niềm “bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi’’... Mình đi, có nhớ “Mưa nguồn suối lũ // những mây cùng mù" Cảnh mưa răng nguồn, lũ ngập đầy suối, mây mù bao phủ núi rừng... là sự khắc nghiệt của thời tiết, của thiên nhiên Việt Bắc. Mưa, lũ, mây, mù còn mang ý nghĩa tượng trưng cho những gian khổ, thứ thách mà quân và dân ta phải trải qua trong những năm dài máu lửa. Mình về, có nhớ “Miếng cơm chấm muối // mối thù nặng vai?" Tố Hữu đã lấy cái cụ thể “Miếng cơm chấm muối” đế nói lên cái trừu tượng: gian khổ thiếu thốn. “Mối thù nặng vai” cũng là một hình ảnh cụ thể biểu cảm. Mối thù đối với quân xâm lược đè nặng đôi vai, luôn luôn nhắc nhở nuôi dưỡng ý chí chiến đấu để giải phóng đất nước, giành lại tự do, hòa bình cho nhân dân. Không bao giờ có thế quên “mối thù nặng vai” ấy. Hỏi núi rừng “nhớ ai”, cũng là hỏi “mình về, có nhớ”. Nghệ thuật nhân hóa và đại từ “ai” phiếm chỉ gợi lên bao man mác bâng khuâng. Mình về, rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng măng mai để già Trám bùi, măng mai là nguồn lương thực vô tận của núi rừng Việt Bắc để nuôi bộ đội đánh giặc trong những tháng ngày gian khổ. Hương vị núi rừng ấy tượng trưng cho mối tình Việt Bắc sâu nặng ân nghĩa. Các từ ngữ: “để rụng”, “để già” thoáng chút bùi ngùi, cô đơn thương nhớ. Kỉ niệm thứ tư, ta hỏi “minh đi, có nhớ”. Mình đi, có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám // đậm đà lòng son Hai câu thơ có hình ảnh tượng trưng và tương phản đặc sắc. “Những nhà” được nhà thơ nói đến là tất cả đồng bào các dân tộc Việt Bắc. “Hắt hiu lau xám” là cảnh hoang vu hoang vắng của núi rừng, biểu tượng cho sự nghèo đói, thiếu thôn vật chất. Tương phản với “hắt hiu lau xám” là “đậm đà lòng son”, một hình ảnh ẩn dụ rất đẹp ca ngợi tấm lòng son sắt thủy chung. Câu thơ “hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son” là một câu thơ hay và đẹp. Đẹp ở hình tượng và hay vì giàu sắc thái biểu cảm. Qua thủ pháp tương phản, Tố Hữu ca ngợi đồng bào Việt Bắc tuy còn nghèo khổ, thiếu thốn nhưng giàu tình yêu nước, gắn bó thủy chung với cách mạng và kháng chiến. Cùng với chữ “ta”, chữ “mình” xuất hiện với tần số cao trong bài Việt Bắc cũng như trong đoạn thơ này, đã tạo nên sắc điệu trữ tình thắm thiết, đậm đà tính dân tộc. Tố Hữu đã vận dụng cách nói và cách thể hiện tình cảm của dân gian trong ca dao, dân ca một cách sáng tạo. Tình cảm cách mạng và kháng chiến, tình Việt Bắc, tình lưu luyến của lứa đôi, của kẻ ở người về được diễn tả qua hai tiếng “mình-ta” ấy. Trong chín năm kháng chiến chông Pháp, Tố Hữu đã sống và hoạt động tại Việt Bắc, đã cùng đồng chí, đồng bào, bộ đội trải qua những tháng ngày gian khổ mà hào hùng, vinh quang. Lời đưa tiễn thiết tha, sâu lắng, bồi hồi trong lòng kẻ ở người về. Cảm xúc ấy là tiếng lòng của “mình - ta” cũng là tiếng lòng của nhà thơ. “Thơ là tiếng lòng trang trải". Việt Bắc là tiếng lòng trang trải của người cán bộ kháng chiến với bao “ân tình thủy chung”. Xem bài tham khảo khác tại đây:
HocTot.Nam.Name.Vn
|