Bản chất và nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản?- Bản chất của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản: Trong chủ nghĩa tư bản, khi nền sản xuất đã được xã hội hoá cao độ, khủng hoảng kinh tế là điều không tránh khỏi. - Bản chất của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản: Trong chủ nghĩa tư bản, khi nền sản xuất đã được xã hội hoá cao độ, khủng hoảng kinh tế là điều không tránh khỏi. Từ đầu thế kỷ XIX, sự ra đời của đại công nghiệp cơ khí đã làm cho quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa bị gián đoạn bởi những cuộc khủng hoảng có tính chu kỳ. Hình thức đầu tiên và phổ biến trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là khủng hoảng sản xuất "thừa". Khi khủng hoảng nổ ra, hàng hoá không tiêu thụ được, sản xuất bị thu hẹp, nhiều doanh nghiệp bị vỡ nợ, phá sản, thợ thuyền bị thất nghiệp, thị trường bị rối loạn. Tình trạng thừa hàng hoá không phải là so với nhu cầu của xã hội, mà là “thừa” so với sức mua có hạn của quần chúng lao động. Trong lúc khủng hoảng thừa đang nổ ra, hàng hoá đng bị phá huỷ thì hàng triệu người lao động lại lâm vào tình trạng đói khổ vì họ không có khả năng thanh toán. - Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản: Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt nguồn từ chính mâu thuẫn cở bản của chủ nghĩa tư bản. Đó là mâu thuẫn giữa trình độ xã hội hoá cao của lực lượng sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu cua xã hội. Mâu thuẫn này biểu hiện ra thành các mâu thuẫn sau: + Mâu thuẫn giữa tính tổ chức, tính kế hoạch trong từng xí nghiệp rất chặt chẽ và khoa học với khuynh hướng tự phát vô chính phủ trong toàn xã hội. + Mâu thuẫn giữa khuynh hướng tích luỹ, mở rộng không có giới hạn của tư bản với sức mua ngày càng co hẹp của quần chúng do bị bần cùng hoá. + Mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư bản và giai cấp lao động làm thuê. HocTot.Nam.Name.Vn
|