Nội dung từ Loigiaihay.Com
Cho tam giác \(ABC\) có: \(\widehat B = 2\widehat C,\) các đường phân giác của góc \(B\) và \(C\) cắt nhau tại \(I.\) Chọn câu đúng.
\(AC = AB + IB\)
\(AC = AB + IA\)
\(AC = AB + IC\)
\(AC = BC + IB\)
+ Kẻ \(ID \bot BC;IE \bot AC;IF \bot AB\)
+ Sử dụng tính chất ba đường phân giác của tam giác, chứng minh \(AI\) là phân giác của \(\widehat {BAC}\)
+ Chứng minh \(BF = BD;\) \(AF = AE;CE = CD\)
+ Trên đoạn \(DC\) lấy điểm \(G\) sao cho \(BD = DG\), chứng minh \(IB = IG\)
+ Chứng minh \(IG//AC\)
+ Chứng minh \(IG = GC\)
+ Từ các điều trên ta tính được \(AC\).
Kẻ \(ID \bot BC;IE \bot AC;IF \bot AB\)
Tam giác \(ABC\) có các đường phân giác của góc \(\widehat {ABC}\) và \(\widehat {ACB}\) cắt nhau tại \(I\) nên \(AI\) là phân giác của \(\widehat {BAC}\) (tính chất ba đường phân giác của tam giác)
Vì \(BI\) là tia phân giác của \(\widehat {ABC}\) nên \(\widehat {{B_1}} = \widehat {{B_2}} = \dfrac{{\widehat {ABC}}}{2}\) (tính chất tia phân giác)
Xét \(\Delta BFI\) vuông tại \(F\) và \(\Delta BDI\) vuông tại \(D\) có:
\(\widehat {{B_1}} = \widehat {{B_2}}\) (cmt)
\(BI\) là cạnh chung
Do đó \(\Delta BFI = \Delta BDI\) (cạnh huyền – góc nhọn) \( \Rightarrow BF = BD\) (hai cạnh tương ứng)
Chứng minh tương tự ta có: \(AF = AE;CE = CD\).
Trên đoạn \(DC\) lấy điểm \(G\) sao cho \(BD = DG\).
Xét \(\Delta BDI\) vuông tại \(D\) và \(\Delta GDI\) vuông tại \(D\) có:
\(BD = DG\) (theo cách vẽ)
\(DI\) là cạnh chung
Do đó \(\Delta BDI = \Delta GDI\) (hai cạnh góc vuông) \( \Rightarrow IB = IG\) (hai cạnh tương ứng) \( \Rightarrow \Delta IBG\) là tam giác cân tại \(I\)
\( \Rightarrow \widehat {{B_1}} = \widehat {IGB}\) (tính chất tam giác cân) \((1)\)
Ta có: \(\widehat {ABC} = 2\widehat {ACB} \Rightarrow \widehat {ACB} = \dfrac{{\widehat {ABC}}}{2} = \widehat {{B_1}}\) \((2)\)
Từ \((1)\); \((2)\) suy ra: \( \Rightarrow \widehat {IGB} = \widehat {ACB}\) mà hai góc này ở vị trí đồng vị nên \(IG//AC\) (dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)
Khi đó \(\widehat {{C_2}} = \widehat {GIC}\) (hai góc so le trong)
Mặt khác: \(\widehat {{C_2}} = \widehat {{C_1}}\) (do \(CI\) là tia phân giác của \(\widehat {ACB}\))
\( \Rightarrow \widehat {{C_1}} = \widehat {GIC} \Rightarrow \Delta GIC\) cân tại \(G\) \( \Rightarrow IG = GC\) (định nghĩa tam giác cân)
Ta có: \(AC = AE + CE\)
\(\begin{array}{l} = AF + CD\\ = AF + DG + GC\\ = AF + BD + IG\\ = AF + BF + IB\\ = AB + IB\end{array}\)
Đáp án : A
Các bài tập cùng chuyên đề
Chọn câu sai.
Tam giác \(ABC\) có trung tuyến \(AM = 12\,cm\) và trọng tâm \(G\). Độ dài đoạn \(AG\) là
Cho \(G\) là trọng tâm của tam giác đều. Chọn câu đúng.
Cho tam giác \(ABC\) có hai đường trung tuyến \(BD;CE\) sao cho \(BD = CE\). Khi đó tam giác \(ABC\)
Cho tam giác \(ABC\), các đường trung tuyến \(BD\) và \(CE\). Chọn câu đúng.
Cho tam giác $MNP,$ hai đường trung tuyến $ME$ và $NF$ cắt nhau tại $O.$ Tính diện tích tam giác $MNP,$ biết diện tích tam giác $MNO$ là \(12c{m^2}\).
Cho tam giác \(ABC\), đường trung tuyến \(BD\). Trên tia đối của tia $DB$ lấy điểm \(E\) sao cho \(DE = DB.\) Gọi \(M,N\) theo thứ tự là trung điểm của \(BC;CE.\) Gọi \(I;K\) theo thứ tự là giao điểm của \(AM,AN\) với \(BE.\) Chọn câu đúng.
Cho tam giác \(ABC\) có hai đường phân giác \(CD\) và \(BE\) cắt nhau tại \(I.\) Khi đó
Cho \(\Delta ABC\), các tia phân giác của góc $B$ và $A$ cắt nhau tại điểm $O.$ Qua $O$ kẻ đường thẳng song song với $BC$ cắt $AB$ tại $M,$ cắt $AC$ ở $N.$ Cho $BM = 2cm,CN = 3cm.$ Tính $MN?$
Cho \(\Delta ABC\) cân tại A. Gọi G là trọng tâm của tam giác, I là giao điểm của các đường phân giác trong tam giác. Khi đó ta có: