Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi và Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.Dù trở về thiên nhiên với tư cách nào đi chăng nữa nhưng ở họ vẫn chói ngời lên vẻ đẹp của nhân cách và tâm hồn; nhất là tâm hồn thi sĩ dể ngàn đời sau vẫn còn được chiêm ngưỡng những tòa tháp nghệ thuật mà họ xây nên.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý I. Mở bài - Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm Bài ca Côn Sơn - Nguyễn Trãi và Cảnh khuya - Hồ Chí Minh. - Đây là 2 tác phẩm có sự gặp gỡ giữa những tâm hồn nghệ sĩ lớn. II. Thân bài 1. Giống nhau a. Mở đầu bằng bức tranh thiên nhiên diễm lệ: tiếng suối chảy rì rầm, êm đềm và thơ mộng. Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai (Bài ca Côn Sơn ) Tiếng suối trong như tiếng hát xa (Cảnh khuya) => Họ lắng nghe và cảm nhận tiếng suối chảy không chỉ bằng thính giác mà bằng cả tâm hồn mình - một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao và lãng mạn. b. Khung cảnh nên thơ của 2 bức tranh: - Bức tranh Côn Sơn: + Đá rêu phơi êm ái như ngồi trên chiếu. + Thông mọc như nêm: thông mọc rậm và dày. + Trúc bóng râm: trúc rậm, râm mát, dày tạo nên bóng râm khi trời nắng. - Bức tranh Việt Bắc: ánh trăng sáng lung linh, in bóng cây cổ thụ tạo thành một tấm thảm hoa. => Đối với họ, thiên nhiên như là mảnh đất vẫy gọi, là khát khao trở về với chính mình. 2. Khác nhau - Nguyễn Trãi trở về Côn Sơn như trở về nhà mình, tìm đến miền tự do khoáng đạt để cho lòng tĩnh lặng lại, thư thái lại sau bao nhiêu cay đắng của cuộc đời chông gai sóng gió mà ông nếm trải. - Hồ Chí Minh lại khác, Bác đến Việt Bắc tuy vẫn là trở về nhà mình, nhưng không phải là về để thảnh thơi uống rượu đánh cờ, thưởng nguyệt vịnh thơ, mà về để bận rộn hơn, lo toan, gánh vác giang sơn xã tắc, dựa vào núi rừng để xây dựng chiến khu lãnh đạo kháng chiến. => Dù trở về thiên nhiên với tư cách nào đi chăng nữa nhưng ở họ vẫn chói ngời lên vẻ đẹp của nhân cách và tâm hồn, nhất là tâm hồn thi sĩ. III. Kết bài Cảm nghĩ về hai tác phẩm và các tác gia lớn của dân tộc. Bài mẫu Đọc Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi ta bỗng nhớ đến Cảnh khuya của Hồ Chí Minh và đọc Cảnh khuya của Hồ Chí Minh, ta liên tưởng đến Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi. Vì sao vậy? Phải chăng hai kiệt tác thi ca là nơi gặp gỡ của hai tâm hồn nghệ sĩ lớn? Mở đầu hai tác phẩm nổi tiếng này là hai bức tranh thiên nhiên diễm lệ. Cả hai bức tranh ấy đều được phác hoạ bằng nét vẽ đầu tiên đầy ấn tượng: tiếng suối chảy rì rầm, êm đềm và thơ mộng, lãng mạn và quyến rũ: Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai (Bài ca Côn Sơn ) Tiếng suối trong như tiếng hát xa (Cảnh khuya) Trong cảnh thanh tĩnh của núi rừng, âm thanh của tiếng suối gợi bao cảm xúc. Nó tha thiết như chính thiên nhiên đang vẫy gọi. Nhà thơ của chúng ta bỗng thấy dạt dào cảm hứng. Họ lắng nghe và cảm nhận tiếng suối chảy không chỉ bằng thính giác mà bằng cả tâm hồn mình - một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao và lãng mạn. Tiếng suối chảy róc rách hay chính Đất Trời đang dạo nhạc để cho lòng người ngất ngây? Hai hình ảnh so sánh thật đẹp, thật độc đáo. Nó giống như hai anh em sinh đôi vậy. Chỉ khác là với Nguyễn Trãi thì tiếng suối là tiếng đàn cầm, còn với Hồ Chí Minh thì tiếng suối lại là tiếng hát. Dù là tiếng đàn hay tiếng hát thì nó cũng là âm nhạc. Nhạc trời hay nhạc rừng? Hay chính bản nhạc yêu đời, yêu cuộc sống đang ngân lên trong tâm hồn thi nhân? Chẳng biết vì sao mà hai nhà thơ ở hai thời đại cách xa nhau như thế lại có chung một cảm nhận. Chao ôi, sự cảm nhận của thi nhân mới tinh tế làm sao! Phải yêu thiên nhiên biết chừng nào, phải hoà hợp, gắn bó sâu sắc với thiên nhiên biết nhường nào mới có thể có những liên tưởng thú vị như thế, mới viết được những câu thơ hay như thế. Ta hãy du ngoạn tiếp vào hai bức tranh thiên nhiên để khám phá hết vẻ đẹp kì thú của nó. Ở bức tranh Côn Sơn của Nguyễn Trãi, ta chiêm ngưỡng một miền khoáng đạt, thanh tĩnh, nên thơ. Cùng với tiếng suối chảy rì rầm là hình ảnh của những rừng thông mơ màng, những rừng trúc xanh mát che ánh nắng mặt trời, tạo khung cảnh cho thi nhân ngâm thơ nhàn một cách thú vị: Côn Sơn có đá rêu phơi Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm Trong ghềnh thông mọc như nêm, Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm. Trong rừng có trúc bóng râm, Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn. (Bài ca Côn Sơn) Ở bức tranh núi rừng Việt Bắc của Hồ Chí Minh, ta chứng kiến một cảnh nên thơ không kém: ánh trăng sáng lung linh, in bóng cây cổ thụ tạo thành một tấm thảm hoa: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Thật là hữu tình, nhất là cái tình của thi nhân. Đối với họ, thiên nhiên như là mảnh đất vẫy gọi, là khát khao trở về với chính mình. Chẳng thế mà Nguyễn Trãi viết: Dưới núi bao giờ lều sẽ dựng Đá kê đầu ngủ, suối pha trà Và Hồ Chí Minh đã từng tâm sự: Phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá, trồng hoa. Nguyễn Trãi trở về Côn Sơn như trở về nhà mình, tìm đến miền tự do khoáng đạt để cho lòng tĩnh lặng lại, thư thái lại sau bao nhiêu cay đắng của cuộc đời chông gai sóng gió mà ông nếm trải. Vì thế trong Bài ca Côn Sơn, ta bắt gặp một Nguyễn Trãi đang sống những giây phút thảnh thơi, đang thả hồn mình vào cảnh trí thiên nhiên, bầu bạn với thiên nhiên; một Nguyễn Trãi rất mực thi sĩ. Hồ Chí Minh lại khác, Bác đến Việt Bắc tuy vẫn là trở về nhà mình, nhưng không phải là về để thảnh thơi uống rượu đánh cờ, thưởng nguyệt vịnh thơ, mà về để bận rộn hơn, lo toan, gánh vác giang sơn xã tắc, dựa vào núi rừng để xây dựng chiến khu lãnh đạo kháng chiến: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà Dù trở về thiên nhiên với tư cách nào đi chăng nữa nhưng ở họ vẫn chói ngời lên vẻ đẹp của nhân cách và tâm hồn, nhất là tâm hồn thi sĩ để ngàn đời sau vẫn còn được chiêm ngưỡng những toà tháp nghệ thuật mà họ xây nên. HocTot.Nam.Name.Vn
|