Bài C9 trang 64 SGK Vật lí 6

Dụng cụ đo độ nóng, lạnh

Đề bài

Dụng cụ đo độ nóng, lạnh đầu tiên của loài người do nhà bác hoc Galilê (1564 - 1642) sáng chế. Nó gồm một bình cầu có gắn một ống thuỷ tinh. Hơ nóng bình rồi nhúng đầu ống thuỷ tinh vào một bình đựng nước. Khi bình khí nguội đi, nước dâng lên trong ống thuỷ tinh (H.20.3).

Bây giờ, dựa theo mức nước trong ống thuỷ tinh, người ta có thể biết thời tiết nóng hay lạnh. Hãy giải thích tại sao ?

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

Lời giải chi tiết

Dựa vào mức nước trong ống thuỷ tinh, người ta có thể biết thời tiết nóng hay lạnh:

+ Khi thời tiết nóng lên, không khí trong bình cầu cũng nóng lên, nở ra đẩy mực nước trong ống thuỷ tinh xuống dưới.

+ Khi thời tiết lạnh đi, không khí trong bình cầu cũng lạnh đi, co lại dẫn đến mức nước trong ống thuỷ tinh khi đó dâng lên.

Như vậy nếu vạch lên ống thuỷ tinh các vạch chia, thì có thể biết được lúc nào mức nước hạ xuống, dâng lên, tức là khi nào trời nóng, trời lạnh.

HocTot.Nam.Name.Vn

  • Bài C8 trang 63 SGK Vật lí 6

    Giải bài C8 trang 63 SGK Vật lí 6. Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh? (Hãy xem lại bài trọng lượng riêng để trả lời câu hỏi này)

  • Bài C7 trang 63 SGK Vật lí 6

    Giải bài C7 trang 63 SGK Vật lí 6. Phải có điều kiện gì thì quả bóng bàn bị móp, được nhúng vào nước nóng mới có thể phồng lên?

  • Bài C6 trang 63 SGK Vật lí 6

    Giải bài C6 trang 63 SGK Vật lí 6. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống của các câu sau:

  • Bài C5 trang 63 SGK Vật lí 6

    Giải bài C5 trang 63 SGK Vật lí 6. Hãy đọc bảng 20.1 ghi độ tăng thể tích

  • Bài C4 trang 63 SGK Vật lí 6

    Giải bài C4 trang 63 SGK Vật lí 6. Tại sao thể tích không khí trong bình lại giảm đi khi ta thôi không áp tay vào bình cầu?

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close