Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) SGK lịch sử 12 Kết nối tri thức

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào, trải qua mấy giai đoạn? Theo em, vì sao nhân dân Việt Nam có thể tiến hành kháng chiến thành công? Cuộc kháng chiến có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc và thời đại?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Mở đầu

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào, trải qua mấy giai đoạn? Theo em, vì sao nhân dân Việt Nam có thể tiến hành kháng chiến thành công? Cuộc kháng chiến có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc và thời đại? 

Phương pháp giải:

Kết hợp các kiến thức đã học, tìm kiếm thông tin thông qua sách báo để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước diễn ra trong bối cảnh lịch sử: 

+ Ngay sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Mỹ thay chân Pháp, dựng lên chính quyền tay sai đứng đầu là Ngô Đình Diệm (chính quyền Sài Gòn) ở miền Nam Việt Nam. Âm mưu của Mỹ là chia cắt Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Nam Á, ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc đang dâng cao ở khu vực này.

+ Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền: miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam phải tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện hoà bình, thống nhất nước nhà.

+ Trên thế giới, hệ thống xã hội chủ nghĩa ngày càng mở rộng, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa tích cực ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. Tuy nhiên, sự đối đầu giữa hai phe: tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu và phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô làm trụ cột mà đỉnh cao là Chiến tranh lạnh đã tác động rất lớn đến cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.

- Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trải qua 5 giai đoạn: 

+ Giai đoạn 1954 – 1960

+ Giai đoạn 1961 – 1965 

+ Giai đoạn 1965 – 1968 

+ Giai đoạn 1969 – 1973 

+ Giai đoạn 1973 – 1975 

- Nhân dân Việt Nam có thể tiến hành kháng chiến thành công vì: Theo em, nhân dân Việt Nam đã thành công trong kháng chiến vì sự đoàn kết, quyết tâm, và tinh thần bất khuất. Qua nhiều khó khăn, họ đã tập hợp lại với nhau để chống lại quân thù ngoại xâm và bảo vệ đất nước của mình. Ngoài ra, họ cũng đã tận dụng mọi lợi thế có sẵn và thể hiện sự sáng tạo, trí tuệ trong chiến đấu.

- Cuộc kháng chiến có ý nghĩa đối với dân tộc và thời đại: 

+ Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã kết thúc 21 năm chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược, 30 năm chiến tranh cách mạng, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc trên đất nước Việt Nam.

+ Cuộc kháng chiến đã kết thúc thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả nước; mở ra kỉ nguyên cả nước hoà bình, độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

+ Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam đã góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân mới, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc và cuộc đấu tranh vì hoà bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội của nhân dân thế giới.

? mục 1

Trình bày khái quát về bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975). 

Phương pháp giải:

Kết hợp các kiến thức đã học và đọc nội dung trong sách để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Miền Bắc: Nhân dân miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Miền Nam: Quân dân miền Nam đấu tranh chống Mỹ – chính quyền Ngô Đình Diệm, đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, bảo vệ hoà bình, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới Đồng khởi.

- Tháng 1 – 1959, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 15 của Đảng Lao động Việt Nam khẳng định: ngoài con đường sử dụng bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không còn con đường nào khác. Nghị quyết đã thổi bùng lên phong trào Đồng khởi (1959-1960).

- Phong trào Đồng khởi bắt đầu từ các cuộc nổi dậy của nhân dân Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bắc Ái (Ninh Thuận) tháng 2 – 1959; Trà Bồng (Quảng Ngãi) tháng 8 – 1959, rồi lan khắp miến Nam, tiêu biểu là cuộc Đồng khởi ở Bến Tre tháng 1-1960.

- Thắng lợi của phong trào Đồng khởi đã giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ, làm lung lay chỉnh quyền Ngô Đình Diệm. Thắng lợi này đồng thời đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, mở ra vùng giải phóng rộng lớn, đưa đến việc thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20 – 12 – 1960), thúc đẩy lực lượng vũ trang cách mạng phát triển.

? mục 2 a

 Trình bày khái quát những nét chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954 – 1960. 

Phương pháp giải:

Kết hợp các kiến thức đã học và đọc nội dung trong sách để trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

- Miền Bắc: Nhân dân miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Miền Nam: Quân dân miền Nam đấu tranh chống Mỹ – chính quyền Ngô Đình Diệm, đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, bảo vệ hoà bình, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới Đồng khởi.

- Tháng 1 – 1959, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 15 của Đảng Lao động Việt Nam khẳng định: ngoài con đường sử dụng bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không còn con đường nào khác. Nghị quyết đã thổi bùng lên phong trào Đồng khởi (1959-1960).

Phong trào Đồng khởi bắt đầu từ các cuộc nổi dậy của nhân dân Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bắc Ái (Ninh Thuận) tháng 2 – 1959; Trà Bồng (Quảng Ngãi) tháng 8 – 1959, rồi lan khắp miền Nam, tiêu biểu là cuộc Đồng khởi ở Bến Tre tháng 1-1960.

- Thắng lợi của phong trào Đồng khởi đã giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ, làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm. Thắng lợi này đồng thời đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, mở ra vùng giải phóng rộng lớn, đưa đến việc thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20 – 12 – 1960), thúc đẩy lực lượng vũ trang cách mạng phát triển.

? mục 2 b

Trình bày khái quát những nét chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1961 – 1965. 

Phương pháp giải:

Kết hợp các kiến thức đã học và đọc nội dung trong sách để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Giữa lúc cách mạng ở hai miền Nam - Bắc có những bước tiến quan trọng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Đảng Lao động Việt Nam (9 – 1960) được tổ chức tại Hà Nội. Đại hội đã xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước, vai trò, vị trí của cách mạng từng miến và mối quan hệ giữa cách mạng hai miền.

- Ở miền Bắc: Nhân dân miền Bắc tiến hành kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) với trọng tâm là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ cơ bản là ra sức phát triển công nghiệp, nông nghiệp, củng cố và tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh, cải thiện đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.... Những thành tựu đạt được làm thay đổi bộ mặt xã hội miền Bắc. Miền Bắc còn làm nghĩa vụ hậu phương lớn chỉ viện cho tiến tuyến miền Nam.

- Ở miền Nam: Nhân dân miền Nam đấy mạnh chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt" (1961-1965) do Mỹ và chính quyền Sài Gòn triển khai.

- Trên mặt trận chính trị, phong trào diễn ra sôi nổi, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, tiêu biểu là cuộc đấu tranh của các tín đồ Phật giáo. Trên mặt trận chống bình định, nhân dân miền Nam đã làm phá sản “quốc sách" lập "ấp chiến lược" của Mỹ – chính quyền Ngô Đình Diệm.

- Trên mặt trận quân sự, chiến thắng Ấp Bắc (Mỹ Tho, tháng 1 - 1963) đã mở ra khả năng đánh bại chiến thuật “trực thăng vận, thiết xa vận, chứng minh khả năng quân dân Việt Nam có thể đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ. Sau chiến thắng Ấp Bắc, một phong trào "Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công" dấy lên khắp miền Nam. Trong những năm 1964 - 1965, quân ta tiến công và thắng lợi ở Bình Giã (Bà Rịa - Vũng Tàu), An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước), làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.

? mục 2 c

Quân dân hai miền Nam, Bắc đã đạt được những thắng lợi nào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai đoạn 1965 – 1968.

Phương pháp giải:

Kết hợp các kiến thức đã học và đọc nội dung trong sách để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Về quân sự: 

+ Chiến dịch Đông - Xuân 1964 - 1965 trên các chiến trường miền Nam và miền Trung.

+ Tháng 8 - 1965, Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi).

+ Cuộc Tổng tiến công và nội dậy xuân Mậu Thân (1968).

- Về chính trị: 

+ Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành lập.

? mục 2 d

 Trình bày khái quát những nét chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai đoạn 1969 – 1973. 

Phương pháp giải:

Kết hợp các kiến thức đã học và đọc nội dung trong sách để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Sau thất bại của chiến lược "Chiến tranh cục bộ, Mỹ chuyển sang chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh" (1969 – 1973) ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai. 

- Ở miền Nam: 

+ Quân dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ. 

+ Ngày 6-6-1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt nam ra đời. Đây là chính phủ hợp phát của nhân dân miền Nam. 

+ Trong những năm 1970 – 1972, nhân dân ba nước Đông Dương đã giành được những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược về quân sự và chính trị. 

+ Từ tháng 3 – 1972, quân đội Việt Nam mở cuộc Tiến công chiến lược vào Quảng Trị rối phát triển rộng khắp chiến trường miền Nam, chọc thủng ba phòng tuyến của địch ở Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 đã buộc Mỹ phải thừa nhận thất bại của chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh".

  • Ở miền Bắc: 

+ Quân dân miền Bắc tiến hành khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục làm nghĩa vụ hậu phương và đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ.

+ Với tư thế luôn sẵn sàng chiến đấu, quân dân miền Bắc đã chủ động, kịp thời giáng trả ngay từ trận đấu cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai bằng không quân và hải quân của Mỹ (bắt đầu từ ngày 16-4-1972), đặc biệt đã đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố trong 12 ngày đêm (từ 18 đến 29 – 12 – 1972). Thắng lợi này được coi như một trận "Điện Biên Phủ nghị và kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (1973) 

? mục 2 e

 Khai thác thông tin và Tư liệu 1 trong mục, hãy trình bày những nét chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai đoạn 1973 – 1975. 

Phương pháp giải:

Kết hợp các kiến thức đã học và đọc nội dung trong sách để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Sau khi Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được kí kết, Mỹ phải rút hết quân về nước, so sánh lực lượng thay đổi theo hướng có lợi cho cách mạng Việt Nam.

- Ở miền Bắc: Nhân dân bắt tay khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, ra sức chi viện cho miền Nam.

- Ở miền Nam: Mỹ vẫn giữ lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự, tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gòn. Chính quyền Sài Gòn ngang nhiên phá hoại Hiệp định Pa-ri. Tháng 7 – 1973, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 nhấn mạnh: Trong bất cứ tỉnh hình nào cũng phải tiếp tục con đường bạo lực cách mạng, phải nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đấu tranh trên ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao.

- Thực hiện nghị quyết của Đảng, quân dân miền Nam vừa kiên quyết đánh trả địch, vừa chủ động mở những cuộc tiến công, mở rộng vùng giải phóng.

- Từ tháng 3 – 1975, quân dân miền Nam mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, trải qua ba chiến dịch lớn: chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định (Chiến dịch Hồ Chí Minh).

- Chiến dịch Tây Nguyên diễn ra từ ngày 10 – 3, đến ngày 24 – 3 thì kết thúc thắng lợi. Ngày 26 – 3, thành phố Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên được giải phóng. Đà Nẵng rơi vào thế cô lập và đến chiều 29 – 3 cũng được hoàn toàn giải phóng.

- Sau khi tiêu diệt căn cứ phòng thủ Xuân Lộc và Phan Rang, 5 giờ chiều ngày 26-4, năm cảnh quân cùng lúc tiến vào trung tâm thành phố, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn. 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

? mục 3 a

 Nêu nguyên nhân thắng lợi của kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975) 

Phương pháp giải:

Kết hợp các kiến thức đã học và đọc nội dung trong sách để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giành thắng lợi do có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo. Đó là đường lối đồng thời tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, phát triển không ngừng nghệ thuật chiến tranh nhân dân, kết hợp đấu tranh quân sự - chính trị - ngoại giao, kết hợp một cách đúng đắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

- Nhân dân Việt Nam giàu lòng yêu nước, đoàn kết, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm tạo nên sức mạnh để chiến thắng. Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền. 

- Cuộc kháng chiến thắng lợi còn do có sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau chống kẻ thù chung của nhân dân ba nước Đông Dương: sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của to lớn của các lực lượng hoà bình, dân chủ trên thế giới, nhất là các nước xã hội chủ nghĩa; phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới...

? mục 3 b

 Khai thác thông tin và Tư liệu 2 trong mục, hãy phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)

Phương pháp giải:

Kết hợp các kiến thức đã học và đọc nội dung trong sách để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã kết thúc 21 năm chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược, 30 năm chiến tranh cách mạng, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc trên đất nước Việt Nam.

- Cuộc kháng chiến đã kết thúc thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả nước; mở ra kỉ nguyên cả nước hoà bình, độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam đã góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân mới, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc và cuộc đấu tranh vì hoà bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội của nhân dân thế giới.

Luyện tập 1

 Lập sơ đồ tư duy thể hiện nội dung chính của các giai đoạn phát triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975) 

Phương pháp giải:

Kết hợp các kiến thức đã học và đọc nội dung trong sách để trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Luyện tập 2

 Hãy nêu một số sự kiện tiêu biểu thể hiện bước phát triển trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam. 

Phương pháp giải:

Kết hợp các kiến thức đã học và đọc nội dung trong sách để trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

- Chiến thắng Đông Xuân (10/1966 - 4/1967) đánh bại cuộc phản công chiến lược lần thứ 2 của 45 vạn quân Mỹ, 50 vạn ngụy, mà tiêu biểu là cuộc hành quân Giôn-xơn-xi-ti, tiêu diệt 11.000 tên địch, làm thất bại âm mưu của chúng, hòng tiêu diệt bộ chỉ huy Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

- Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân Mậu Thân (30-1-1968) đã đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ. Trong 55 ngày đêm, quân và dân ta đã tiêu diệt 20 vạn tên địch, có 7 vạn tên Mỹ, phá hủy 3400 máy bay các loại, 500 xe quân sự, 4000 khẩu pháo, giải phóng 160 vạn dân thoát khỏi bộ máy kìm kẹp của Mỹ, ngụy, vùng giải phóng được mở rộng.

- Trận “Điện Biên Phủ trên không” (18 - 29/12/1972), 12 ngày đêm đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng B52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh miền Bắc. Chúng ta đã bắn rơi 81 máy bay các loại trong đó có 34 máy bay B52 và 5 chiếc F.111, làm cho đế quốc Mỹ khiếp vía, kinh hoàng.

- Cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử trong suốt 55 ngày đêm quân và dân ta đã tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân ngụy Sài Gòn, gồm 1 triệu 351.000 tên, với đầy đủ những trang bị hiện đại của Mỹ, làm sụp đổ toàn bộ hệ thống ngụy quyền, chấm dứt ách thống trị 117 năm của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta, nhân dân ta thoát khỏi cảnh lầm than nô lệ.

Vận dụng 1

Hãy sưu tầm tư liệu từ sách, báo và internet, xây dựng bài giới thiệu (theo ý tưởng của em) về một trong hai chủ đề sau: 

a, Về một sự kiện hoặc một nhân vật lịch sử tiêu biểu của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)

b, Về một phong trào phản chiếu, ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược trên thế giới. 

Phương pháp giải:

Kết hợp các kiến thức đã học và đọc nội dung trong sách để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Nguyễn Văn Trỗi, sinh năm 1940, quê ở xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập ngũ ngày 17 tháng 2 năm 1964.  Nguyễn Văn Trỗi là công nhân thợ điện Sài Gòn. Sống giữa xã hội bất công thối nát của Mỹ - ngụy, hàng ngày chứng kiến những hành động tội ác của bọn tay sai bán nước và bộ mặt đểu cáng của giặc Mỹ xâm lược, anh nung nấu mối căm thù chúng. Sau đó anh tình nguyện gia nhập đội biệt động 65, Quân khu Sài Gòn - Gia Định.

Tháng 5 năm 1964, Nguyễn Văn Trỗi được tổ chức giao nhiệm vụ giết tên Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Mác-na-ma-ra, một tên trùm tội ác chiến tranh. Lợi dụng thế hợp pháp là công nhân, vừa đi làm Nguyễn Văn Trỗi vừa nghiên cứu quy luật đi về của tên bộ trưởng chiến tranh Mỹ, suy nghĩ tìm cách đánh phù hợp nhất. Theo kế hoạch chỉ đạo của trên, ngày 9 tháng 5 năm 1964, đồng chỉ thực hiện trận đánh bằng cách dùng mìn điểm hỏa bằng điện đặt ở cầu Công Lý, đón tên Mác-na-ma-ra trên đường đi ra sân bay Tân Sơn Nhất. Những trận đánh chưa thực hiện được thì bị lộ và anh bị bắt. Địch giam Nguyễn Văn Trỗi ở khám Chí Hòa và mọi thủ đoạn từ dụ dỗ đến tra tấn dã man vẫn không khuất phục được anh. Trong những ngày bị giam cầm Nguyễn Văn Trỗi đã đấu tranh quyết liệt với địch bâng mọi lý lẽ và ý chí bất khuất, khiến bọn chúng tức tối và kính nể.

Sau 4 tháng giam giữ không làm chuyển được tấm lòng kiên trinh của Nguyễn Văn Trỗi, chính quyền Nguyễn Khánh đã kết án tử hình anh. Trong những ngày còn lại của đời mình, Nguyễn Văn Trỗi vẫn lạc quan, tin tưởng và tiếp tục đấu tranh với địch. Ngày 15 tháng 10 năm 1964, chứng đã hèn hạ giết Nguyễn Văn Trỗi.

Ở pháp trường, Nguyễn Văn Trỗi đã hiên ngang vạch tội quân bán nước và cướp nước, khẳng định việc làm chính đáng của mình, khẳng định cách mạng Việt Nam nhất định thắng lợi. Đồng chí dõng dạc hô to 3 lần: “Hồ Chí Minh muôn năm.” Khi bị trúng đạn ngã xuống Nguyễn Văn Trỗi cố gượng dậy hô: Việt Nam muôn năm.

Tấm gương hy sinh vô cùng anh dũng của Nguyễn Văn Trỗi đã làm xúc động dư luận trong nước và thế giới.

Vận dụng 2

Nêu những việc mà em có thể thực hiện để thể hiện lòng biết ơn đối với các thương binh, liệt sĩ và những người có công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975) 

Phương pháp giải:

Kết hợp các kiến thức đã học và đọc nội dung trong sách để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Tham gia hoặc tổ chức các hoạt động tưởng niệm, lễ kỷ niệm để tưởng nhớ và tri ân các anh hùng liệt sĩ.

- Hỗ trợ các tổ chức, cơ sở dựa vào số lượng để tài trợ và hỗ trợ tinh thần cho các thương binh và gia đình liệt sĩ.

- Tìm hiểu và truyền đạt câu chuyện về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giữ cho những giá trị lịch sử và tinh thần của các anh hùng không bao giờ bị phai mờ.

- Tham gia các chương trình tình nguyện hoặc chiến dịch đào tạo kỹ năng cho các thương binh để họ có thể tái hòa nhập vào xã hội một cách dễ dàng hơn.

- Duy trì đạo lý và nhân cách tốt trong cuộc sống hàng ngày, với mong muốn tiếp tục xây dựng một xã hội nơi mà giá trị của các anh hùng được tôn trọng và đề cao.

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close