Bài 70 trang 88 SGK Toán 7 tập 2

Cho A, B là hai điểm phân biệt và d là đường trung trực của đoạn thẳng AB.

Đề bài

Cho A,B là hai điểm phân biệt và d là đường trung trực của đoạn thẳng AB.

a) Ta kí hiệu PA là nửa mặt phẳng bờ d có chứa điểm A (không kể đường thẳng d). Gọi N là một điểm của PA và M là giao điểm của đường thẳng NBd. Hãy so sánh NB với NM+MA; từ đó suy ra NA<NB. 

b) Ta kí hiệu PB là nửa mặt phẳng bờ d có chứa điểm B (không kể d). Gọi N là một điểm của PB. Chứng minh rằng NB<NA.

c) Gọi L là một điểm sao cho LA<LB. Hỏi điểm L nằm ở đâu, trong PA,PB hay trên d?

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Áp dụng tính chất đường trung trực của đoạn thẳng.

- Áp dụng bất đẳng thức trong tam giác.

Lời giải chi tiết

a)

- Ta có M nằm trên đường trung trực của AB nên MA=MB.

M nằm giữa đoạn NB nên:

    NB=NM+MB hay NB=NM+MA (vì MB=MA)

Vậy NB=NM+MA

- Trong ΔNMA có: NA<NM+MA (bất đẳng thức tam giác).

NM+MA=NB nên NA<NB (điều phải chứng minh).

b) Nối NA cắt (d) tại P.P nằm trên đường trung trực của đoạn AB nên: PA=PB

Ta có: NA=NP+PA=NP+PB

Trong ΔNPB ta có: NB<NP+PB

Do đó: NB<NA (điều phải chứng minh)

c)

- Vì LA<LB nên L không thuộc đường trung trực d.

- Từ câu b) ta suy ra với điểm N bất kì thuộc PB thì ta có NB<NA. Do đó, để LA<LB thì L không thuộc PB.

- Từ câu a) ta suy ra với điểm N bất kì thuộc PA thì ta có NA<NB. Do đó, để LA<LB thì L thuộc PA.

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

close