Bài 70 trang 141 SGK Toán 7 tập 1Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của BC lấy điểm M, trên tia đối của tia CB lấy điểm N sao cho BM = CN. GÓP Ý HAY - NHẬN NGAY QUÀ CHẤT Gửi góp ý cho HocTot.Nam.Name.Vn và nhận về những phần quà hấp dẫn Đề bài Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của BC lấy điểm M, trên tia đối của tia CB lấy điểm N sao cho BM=CN. a) Chứng minh rằng tam giác AMN là tam giác cân. b) Kẻ BH⊥AM (H∈AM), kẻ CK⊥AN(K∈AN). Chứng minh rằng BH=CK. c) Chứng minh rằng AH=AK. d) Gọi O là giao điểm của HB và KC. Tam giác OBC là tam giác gì? Vì sao? e) Khi ^BAC=60o và BM=CN=BC, hãy tính số đo các góc của tam giác AMN và xác định dạng của tam giác OBC. Video hướng dẫn giải Phương pháp giải - Xem chi tiết - Chứng minh một tam giác là tam giác cân bằng cách chứng minh hai góc ở đáy bằng nhau. - Chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau bằng cách chứng minh các tam giác bằng nhau. - Chứng minh tam giác là đều bằng cách chứng minh tam giác cân có một góc bằng 60o. Lời giải chi tiết a) ∆ABC cân tại A, suy ra ^B1=^C1 (1) ^B1+^ABM=1800 (hai góc kề bù) (2) ^C1+^ACN=1800 (hai góc kề bù) (3) Từ (1), (2), (3) ⇒^ABM=^ACN Xét ∆ABM và ∆ACN có: AB=AC (∆ABC cân tại A) ^ABM=^ACN (chứng minh trên) BM=CN (giả thiết) ⇒∆ABM=∆ACN (c.g.c) ⇒ˆM=ˆN (hai góc tương ứng) Vậy ∆AMN là tam giác cân tại A. b) Xét hai tam giác vuông BHM (vuông tại H) và CKN (vuông tại K) có : BM=CN (giả thiết) ˆM=ˆN (chứng minh trên) ⇒∆BHM=∆CKN (cạnh huyền - góc nhọn) ⇒BH=CK (hai cạnh tương ứng) c) Theo câu a) ta có tam giác AMN cân ở A nên AM=AN (*) Theo câu b ta có ∆BHM=∆CKN nên suy ra HM=KN (2 cạnh tương ứng) (2*). Từ (*) và (2*) ta có: AH=AM–HM=AN–KN=AK Vậy AH=AK. d) ∆BHM=∆CKN suy ra ^B2=^C2 (hai góc tương ứng) Mà ^B2=^B3 (2 góc đối đỉnh); ^C2=^C3 (2 góc đối đỉnh) Nên ^B3=^C3 . Vậy ∆OBC là tam giác cân tại O. e) Khi ^BAC=60o và BM=CN=BC hình được vẽ lại như sau: + ∆ABC cân tại A có ^BAC=60o nên là tam giác đều hay AB=BC=AC. Mặt khác: BM=CN=BC (giả thiết) Do đó: AB=BC=AC=BM=CN. Vì ΔABC đều nên ^B1=^C1=60o Ta có ^B1 là góc ngoài tại đỉnh B của tam giác ABM nên ˆM+^BAM=^B1=600 (***) Vì AB=BM (chứng minh trên) nên ∆ABM cân tại B suy ra ˆM=^BAM Kết hợp với (***) ta có: ˆM=^BAM=6002=30o . Lại có ΔAMN cân tại A (câu a) Suy ra ^ANM=^AMN=30o . Theo định lý tổng ba góc trong tam giác AMN ta có: ^MAN+^AMN+^ANM=180o ⇒^MAN=180o−(^AMN+^ANM) =180o−(30o+300)=120o Vậy ∆AMN có ˆM=ˆN=30o;ˆA=120o. + ∆BHM vuông tại H có: ˆM=30o nên ^B2=900−ˆM=900−300=60o (tổng 2 góc nhọn của tam giác vuông bằng 900) ⇒ ^B3=^B2=60o (2 góc đối đỉnh) ∆OBC cân (theo câu d) có ^B3=60o nên ∆OBC đều.
>> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều. Cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả. PH/HS tham khảo chi tiết khoá học tại: Link
|