Bài 6. Phòng, chống bạo lực gia đình - SBT Giáo dục công dân 8 Cánh diều

Hình thức bạo lực nào dưới đây không phải là hình thức bạo lực gia đình phổ biến?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Hình thức bạo lực nào dưới đây không phải là hình thức bạo lực gia đình phổ biến?

A. Bạo lực ngôn ngữ.

B. Bạo lực thể chất/thể xác.

C. Bạo lực tinh thần.

D. Bạo lực kinh tế.

E. Bạo lực tình dục.

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án A

Các hình thức bạo lực gia đình phổ biến là: bạo lực thể chất/ thể xác; bạo lực kinh tế; bạo lực tinh thần và bạo lực tình dục.

Câu 2

Hãy nối các hành vi ở cột I vào các hình thức bạo lực gia đình phổ biến ở cột II.

 Hãy nối các hành vi ở cột I vào các hình thức bạo lực gia đình phổ biến

Lời giải chi tiết:

Ghép các thông tin theo thứ tự sau:

1 - D

2 - B

3 - C

4 - A

5 - B

6 - B

7 - C

8 - D

Câu 3

Hành vi nào dưới đây là hành vi bạo lực gia đình?

A. Bố mẹ K không cho K xem ti vi và sử dụng các thiết bị điện tử khác trong một tuần vì không tập trung khi học bài.

B. Anh T thường xuyên cáu gắt, mắng nhiếc mẹ do bà tuổi cao, sức yếu, lúc nhớ, lúc quên, khiến bà sợ hãi.

C. Vợ chồng anh C và chị M tranh luận với nhau khi có hiểu lầm.

D. Anh H có quan hệ bất chính với người phụ nữ khác nên đánh đuổi vợ con ra khỏi nhà.

E. Bố mẹ K thường kể xấu và so sánh C với con nhà người khác khiến C bị căng thẳng tâm lí.

G. Sau khi kết hôn, chị B bắt chồng đưa toàn bộ thu nhập hằng tháng cho vợ quản lí, khi có việc cần chi tiêu, chồng chị phải hỏi xin vợ.

Lời giải chi tiết:

- Những hành vi bạo lực gia đình trong các trường hợp trên là: B; D; E; G

Câu 4

Bạo lực gia đình gây ảnh hưởng tới

A. người bị bạo lực và người gây ra bạo lực.

B. người bị bạo lực, người gây ra bạo lực và các thành viên khác trong gia đình.

C. người bị bạo lực, người gây ra bạo lực và các thành viên khác trong gia đình chứng kiến bạo lực và cả xã hội.

D. người bị bạo lực, người gây ra bạo lực, gia đình và xã hội.

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án C

Bạo lực gia đình gây ảnh hưởng tới người bị bạo lực, người gây ra bạo lực và các thành viên khác trong gia đình chứng kiến bạo lực và cả xã hội.

Câu 5

Bạo lực gia đình không để lại tác hại nào dưới đây?

A. Gây tổn hại đến sức khoẻ, danh dự, tính mạng, kinh tế của người bị bạo lực.

B. Gây rối loạn trật tự xã hội.

C. Gây thiệt hại về kinh tế cho xã hội.

D. Gây ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình và sự phát triển của con cái.

E. Gây mất cân bằng giới tính khi sinh.

G. Gây già hoá dân số.

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án G

Bạo lực gia đình không dẫn đến việc già hóa dân số.

Câu 6

Quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình được quy định cụ thể ở văn bản luật nào dưới đây?

A. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

B. Luật Bình đẳng giới năm 2006.

C. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 (Sửa đổi, bổ sung năm 2022).

D. Luật Trẻ em năm 2016.

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án C

Quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình được quy định cụ thể ở luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 (Sửa đổi, bổ sung năm 2022).

Câu 7

Hành vi nào dưới đây vi phạm quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình?

A. Đe doạ, trả thù người giúp đỡ người bị bạo lực gia đình.

B. Can ngăn người gây ra bạo lực gia đình.

C. Giúp sức để người bị bạo lực gia đình có thể trốn thoát.

D. Động viên người bị bạo lực gia đình tố cáo hành vi bạo lực gia đình với cơ quan chức năng.

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án A

Hành vi đe doạ, trả thù người giúp đỡ người bị bạo lực gia đình là vi phạm pháp luật.

Câu 8

Hành vi nào dưới đây của người gây ra bạo lực gia đình không vi phạm quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình?

A. Đe doạ, ngăn cản người bị bạo lực gia đình và những người xung quanh tố cáo với các cơ quan chức năng.

B. Bồi thường, chăm sóc người bị bạo lực gia đình.

C. Bỏ mặc, không quan tâm tới hậu quả của hành vi bạo lực gia đình mà mình gây ra.

D. Xin lỗi người bị bạo lực gia đình nhưng vẫn tái diễn hành vi bạo lực gia đình.

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án B

Hành vi bồi thường, chăm sóc người bị bạo lực gia đình không vi phạm pháp luật.

Câu 9 a

Anh A nhiều lần đánh đập vợ vì ghen tuông vô cớ khi các con vắng nhà, khiến vợ sợ hãi. Anh cho rằng, việc làm này của mình là để dạy dỗ vợ và không ảnh hưởng đến các con, vì các con không phải chứng kiến.

Theo em, trong trường hợp này:

Hành vi bạo lực gia đình của anh A là hình thức bạo lực gia đình nào?

Lời giải chi tiết:

Hành vi của anh A là hành vi bạo lực thể xác và bạo lực tinh thần.

Câu 9 b

Anh A nhiều lần đánh đập vợ vì ghen tuông vô cớ khi các con vắng nhà, khiến vợ sợ hãi. Anh cho rằng, việc làm này của mình là để dạy dỗ vợ và không ảnh hưởng đến các con, vì các con không phải chứng kiến.

Theo em, trong trường hợp này:

Hành vi đó có thể gây hậu quả gì? Vì sao?

Lời giải chi tiết:

Hành vi này gây ảnh hưởng tới vợ anh A, các con cái anh A và hạnh phúc gia đình của anh A; bản thân anh A cũng có thể phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi bạo lực của mình; những người sống xung quanh gia đình anh cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực.

Câu 10 a

Khi biết chuyện vợ chồng con mình bạo hành, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của cháu nội, ông M đã nhiều lần khuyên ngăn nhưng không được. Tuy nhiên, do sợ ảnh hưởng tới vợ chồng con nên ông vẫn giữ bí mật, không kể cho bất cứ ai.

Ông M có vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình không?

Lời giải chi tiết:

Việc ông M giấu giếm hành vi bạo hành của vợ chồng con mình với cháu nội là vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

Câu 10 b

Khi biết chuyện vợ chồng con mình bạo hành, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của cháu nội, ông M đã nhiều lần khuyên ngăn nhưng không được. Tuy nhiên, do sợ ảnh hưởng tới vợ chồng con nên ông vẫn giữ bí mật, không kể cho bất cứ ai.

Ông M có phải chịu trách nhiệm gì về hành vi của mình hay không?

Lời giải chi tiết:

Theo quy định, ông M phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, tuỳ theo hậu quả của hành vi bạo lực gia đình của vợ chồng người con.

Câu 11

Ông D là người gia trưởng nên luôn tìm cách quản lí, hạn chế tối đa mọi chi tiêu của vợ và con; mọi khoản thu nhập của vợ đều bị ông giữ và kiểm soát. Mỗi ngày ông chỉ đưa cho vợ một khoản rất nhỏ để đi chợ. Mỗi khi đi chợ về, vợ ông phải báo cáo lại giá cả của từng loại hàng hoá bà mua. Mỗi khi cho rằng vợ mua đắt thì ông lại mắng chửi, thậm chí đánh vợ. Ông cho rằng hành động này là để tiết kiệm cho gia đình, dành dụm cho tương lai.

Hành vi của ông D có vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình hay không?

Lời giải chi tiết:

- Hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình của ông D là giữ và kiểm soát mọi khoản thu nhập của vợ, chỉ đưa cho vợ một khoản rất nhỏ để đi chợ, phải báo cáo lại giá cả của từng loại hàng hoá bà mua; mắng chửi, đánh vợ khi cho rằng bà mua đắt.

Câu 12

Hãy sắp xếp các hành động dưới đây thành hai nhóm: Hành vi vi phạm quy định pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình và hành vi chấp hành, thực hiện quy định pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình.

A. Chị M giúp sức để chồng bạo hành con riêng của anh.

B. Bà N yêu cầu chính quyền địa phương giúp đỡ cháu mình khi phát hiện con dâu thường xuyên chửi bới, đánh đập, bỏ đói con.

C. Ông D ngăn cản, không cho chị M - con dâu cũ gặp gỡ cháu nội sau khi vợ chồng chị M li hôn.

D. Anh H xúi giục anh G - bạn mình về chửi bới, đánh đập vợ con nếu vợ con không nghe theo ý mình.

E. Bà V báo cáo chính quyền về việc một số phụ nữ trong xã bị bạo hành gia đình.

Lời giải chi tiết:

- Hành vi vi phạm quy định pháp luật phòng chống bạo lực gia đình: A, C, D.

- Hành vi chấp hành, thực hiện quy định pháp luật phòng chống bạo lực gia đình: B, E.

Câu 13 a

Gần đây, công việc kinh doanh của anh K không được thuận lợi dẫn đến thua lỗ, nợ nần. Chán nản nên anh hay say xỉn, chửi bới nhục mạ vợ con là ăn hại, không giúp đỡ được gì. Vợ con anh dù rất lo sợ nhưng vẫn cố gắng nín nhịn để chăm sóc anh. Tuy nhiên, tần suất các cơn say và những lời mắng chửi ngày một nhiều, bất kể khi nào anh nhìn thấy vợ con là buông lời chửi mắng.

Hành vi của anh K có phải là hành vi bạo lực gia đình hay không?

Lời giải chi tiết:

Hành vi của anh K là hành vi bạo lực gia đình.

Câu 13 b

Gần đây, công việc kinh doanh của anh K không được thuận lợi dẫn đến thua lỗ, nợ nần. Chán nản nên anh hay say xỉn, chửi bới nhục mạ vợ con là ăn hại, không giúp đỡ được gì. Vợ con anh dù rất lo sợ nhưng vẫn cố gắng nín nhịn để chăm sóc anh. Tuy nhiên, tần suất các cơn say và những lời mắng chửi ngày một nhiều, bất kể khi nào anh nhìn thấy vợ con là buông lời chửi mắng.

Theo em, vợ anh K nên làm gì để phòng ngừa và ứng phó với hành vi bạo lực gia đình này?

Lời giải chi tiết:

Vợ con anh nên nhận diện các nguy cơ có thể xảy ra bạo lực, tránh đi để người chồng qua cơn say xin; lúc người chồng tỉnh táo có thể tâm sự, khuyên nhủ. Nên chia sẻ, nhờ sự giúp đỡ của những người gần gũi, đáng tin cậy và ảnh hưởng tới anh K; nếu sự việc ngày càng nghiêm trọng có thể báo cáo tới cơ quan chức năng.

Câu 14 a

Tổ dân phố C gần đây nhận được một số thông tin do người dân cung cấp về tình trạng bạo lực gia đình diễn ra ở một số gia đình. Ông T tổ trưởng tổ dân phố và Hội Phụ nữ tổ dân phố đã đi xác minh thông tin, tổ chức hoà giải và quyết định tổ chức các buổi tuyên truyền tại khu dân cư về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

Ông T đã có những hành động gì góp phần phòng, chống bạo lực gia đình tại khu dân cư?

Lời giải chi tiết:

Những hành động của ông T góp phần phòng, chống bạo lực gia đình tại khu dân cư: đi xác minh thông tin, tổ chức hoà giải và quyết định tổ chức các buổi tuyên truyền tại khu dân cư về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

Câu 14 b

Tổ dân phố C gần đây nhận được một số thông tin do người dân cung cấp về tình trạng bạo lực gia đình diễn ra ở một số gia đình. Ông T tổ trưởng tổ dân phố và Hội Phụ nữ tổ dân phố đã đi xác minh thông tin, tổ chức hoà giải và quyết định tổ chức các buổi tuyên truyền tại khu dân cư về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

Ngoài những việc làm trên, nếu bạo lực gia đình vẫn diễn ra ở khu dân cư, ông T và các tổ chức chính quyền có thể làm gì để phòng, chống bạo lực gia đình?

Lời giải chi tiết:

Ngoài những việc làm trên, nếu bạo lực gia đình vẫn diễn ra ở khu dân cư, ông T và các tổ chức chính quyền có thể đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hoá, nếp sống văn minh; báo cáo cơ quan chức năng để xử lí nghiêm người có hành vi bạo lực gia đình.

Câu 15 a

Bạn S (13 tuổi) sống với mẹ và dượng. Do sợ tốn kém nên mẹ và dượng không muốn S đến trường, đã buộc S đi làm thuê tại đồn điền gần nhà. Hằng tháng, số tiền thu được S phải giao nộp cho dượng. Những tháng sức khoẻ không tốt kiếm được ít tiền hơn, S bị dượng bỏ đói.

Hành vi của mẹ và dượng của S vi phạm quy định nào của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình?

Lời giải chi tiết:

Hành vi của mẹ và dượng của S vi phạm Điều 5: Các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 (Sửa đổi sung năm 2022).

Câu 15 b

Bạn S (13 tuổi) sống với mẹ và dượng. Do sợ tốn kém nên mẹ và dượng không muốn S đến trường, đã buộc S đi làm thuê tại đồn điền gần nhà. Hằng tháng, số tiền thu được S phải giao nộp cho dượng. Những tháng sức khoẻ không tốt kiếm được ít tiền hơn, S bị dượng bỏ đói.

S có thể làm gì để phòng, chống bạo lực gia đình?

Lời giải chi tiết:

S có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ họ hàng, những người lớn gần gũi, đáng tin cậy, gọi tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em (111) hoặc số điện thoại của công an (113).

Câu 16

Bà K có một người con trai lêu lổng, không có công ăn việc làm, lại thường xuyên cờ bạc. Mặc dù nhiều tuổi nhưng bà vẫn phải làm thuê kiếm sống, nuôi con trai. Tuy vậy, mỗi khi thua cờ bạc, anh con trai lại về đe doạ, thậm chí đánh đập bà để bà đưa tiền hoặc đưa các vật dụng trong nhà để anh cầm cố trả nợ. Nhiều lần anh còn đe doạ hòng đòi mẹ bán đất, bán nhà để anh trả nợ. Trước tình hình đó, bà K đem gửi hết giấy tờ nhà cửa, giấy tờ tuỳ thân cho một người bà con tin cậy. Đồng thời, bà quyết định đi ra tỉnh khác làm giúp việc để tránh mặt anh con trai, giữ an toàn cho bản thân.

Theo em, bà K đã làm gì để phòng chống và ứng phó với tình huống bạo lực gia đình của gia đình mình?

Lời giải chi tiết:

Để phòng chống, ứng phó với tình huống bạo lực gia đình của gia đình mình, bà K đã gửi hết giấy tờ nhà cửa, giấy tờ tuỳ thân cho một người bà con tin cậy, đồng thời bà quyết định đi ra tỉnh khác làm giúp việc để tránh mặt anh con trai, giữ an toàn cho bản thân.

Câu 17

Chị V tâm sự với đồng nghiệp chị về việc bị con riêng của chồng lăng mạ, chửi bới, phát tán thông tin về đời sống riêng tư nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của chị. Đồng nghiệp đã khuyên chị không nên nín nhịn nữa, vì làm như vậy sẽ tiếp tục bị bắt nạt, phải tìm cách “trả đũa” tương tự.

Theo em, cách ứng phó với bạo lực gia đình như đồng nghiệp của chị V khuyên có phù hợp hay không? Vì sao?

Lời giải chi tiết:

Cách ứng phó với bạo lực gia đình như đồng nghiệp chị V khuyên là không phù hợp và có thể vi phạm quy định pháp luật, vì không thể dùng các hành vi bạo lực gia đình để ứng phó với bạo lực gia đình.

Câu 18 a

Sau khi nghe bạn tâm sự về việc bị người thân trong gia đình bạo hành nhiều lần, P rất thương bạn và dự định tìm cách liên hệ với Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em (111) để tìm kiếm sự giúp đỡ. Khi biết ý định này, bố mẹ của P can ngăn và cho rằng đó không phải việc của trẻ con.

Theo em, việc làm của bố mẹ của P là đúng hay sai?

Lời giải chi tiết:

Việc làm của bố mẹ P là chưa đúng.

Câu 18 b

Sau khi nghe bạn tâm sự về việc bị người thân trong gia đình bạo hành nhiều lần, P rất thương bạn và dự định tìm cách liên hệ với Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em (111) để tìm kiếm sự giúp đỡ. Khi biết ý định này, bố mẹ của P can ngăn và cho rằng đó không phải việc của trẻ con.

Nếu là P, em sẽ làm gì để giúp đỡ bạn mình?

Lời giải chi tiết:

Nếu là P, em có thể chia sẻ hoàn cảnh của P cho những người lớn đáng tin cậy như giáo viên ở trường để nhận được sự giúp đỡ hoặc nhờ người lớn gọi tới Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em (111).

Câu 19

Các cụ ta có câu: “Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”; việc dùng các hành vi bạo lực đối với các thành viên khác trong gia đình cũng vì lo lắng, quan tâm tới hạnh phúc của gia đình, mong cho cá nhân đó trở nên tốt hơn.

Em có đồng tình với quan điểm trên hay không? Vì sao?

Lời giải chi tiết:

Không đồng tình với quan điểm trên, vì:

+ Việc dùng các hành vi bạo lực đối với các thành viên khác trong gia đình là hành vi bạo lực gia đình. Hành vi này sẽ gây nhiều hậu quả xấu, như: ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, thậm chí là tính mạng của người bị bạo lực; gây rạn nứt hạnh phúc gia đình; làm rối loạn trật tự, an toàn xã hội,…

+ Chúng ta có thể thực hiện nhiều hành động/ lời nói (không nhất thiết phải dùng đến bạo lực) để thể hiện sự quan tâm, lo lắng, mong muốn các thành viên trong gia đình tốt lên.

Câu 20

Ở lứa tuổi học sinh, em có thể làm gì để góp phần phòng, chống bạo lực gia đình?

Lời giải chi tiết:

- Để góp phần phòng, chống bạo lực gia đình, học sinh cần:

+ Nhận thức đúng đắn về bạo lực gia đình.

+ Phê phán mọi biểu hiện của bạo lực gia đình.

+ Tích cực chủ động trong việc phòng, chống bạo lực gia đình.

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close