Bài 55 trang 63 SGK Toán 9 tập 2Cho phương trình x^2 – x – 2 = 0 Video hướng dẫn giải Cho phương trình \(x^2 – x – 2 = 0\) LG a Giải phương trình Phương pháp giải: Giải phương trình bằng cách sử dụng công thức nghiệm hoặc +) Xét phương trình bậc hai: \(a{x^2} + bx + c = 0\,(a \ne 0).\) Nếu phương trình có \(a - b + c = 0\) thì phương trình có một nghiệm là \({x_1} = - 1,\) nghiệm kia là \({x_2} = - \dfrac{c}{a}.\) Lời giải chi tiết: Giải phương trình: \(x^2 – x – 2 = 0\) \(\Delta = (-1)^2– 4.1.(-2) = 1 + 8 > 0\) \(\sqrt\Delta= \sqrt9 = 3\) \(\Rightarrow {x_1} = -1; {x_2}= 2\) LG b Vẽ hai đồ thị \(y = x^2\) và \(y = x + 2\) trên cùng một hệ trục tọa độ. Phương pháp giải: Lập bảng giá trị rồi vẽ hai đồ thị hàm số \(y = {x^2};y = x + 2\) Lời giải chi tiết: Vẽ đồ thị hàm số - Hàm số \(y = x^2\) + Bảng giá trị: - Hàm số \(y = x + 2\) + Cho \(x = 0 ⇒ y = 2\) được điểm \(A(0;2)\) + Cho \(x = -2 ⇒ y = 0\) được điểm \(B(-2;0)\) Đồ thị hàm số: LG c Chứng tỏ rằng hai nghiệm tìm được trong câu a) là hoành độ giao điểm của hai đồ thị. Phương pháp giải: Thay hai nghiệm tìm được ở câu a) vào mỗi hàm số để so sánh các giá trị của \(y.\) Lời giải chi tiết: Ta có phương trình hoành độ giao điểm của hai đồ thị là: \({x^2} = x + 2 \Leftrightarrow {x^2} - x - 2 = 0\) có \(a - b + c = 1 - \left( { - 1} \right) + \left( { - 2} \right) = 0\) nên có hai nghiệm \({x_1} = - 1;{x_2} = 2.\) Điều này chứng tỏ rằng đường thẳng cắt đồ thị parapol tại hai điểm có hoành độ lần lượt là \(x = -1; x= 2\). Hai giá trị này cũng chính là nghiệm của phương trình \(x^2 - x - 2 = 0\) ở câu a). HocTot.Nam.Name.Vn
|