Bài 5. Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu thời trung đại SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diềuNội dung nào sau đây là một trong những biến đổi chính về kinh tế trong xã hội Tây Âu từ đầu thế kỉ XVI? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1. Nội dung nào sau đây là một trong những biến đổi chính về kinh tế trong xã hội Tây Âu từ đầu thế kỉ XVI? A. Xuất hiện hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa. B. Các nhà hàng hải tiến hành các cuộc phát kiến địa lí. C. Bước đầu xuất hiện các thành thị trung đại. D. Diễn ra tình trạng địa chủ rào đất cướp ruộng. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 5 – SGK Lịch Sử 7 Lời giải chi tiết: Nội dung biến đổi về kinh tế trong xã hội Tây Âu từ đầu thế kỷ XVI là: + Xuất hiện những yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa. + Ở Tây Âu bắt đầu xuất hiện các xưởng dệt vải, luyện kim, nấu đường... có thuê mướn nhân công. + Nhiều thành thị trở thành trung tâm sản xuất và buôn bán. + Các ngân hàng được thành lập và ngày càng có vai trò to lớn. Chọn A Câu 2 Câu 2. Nội dung nào sau đây là một trong những biến đổi chính về xã hội trong xã hội Tây Âu từ đầu thế kỉ XVI? A. Giai cấp chủ nô ra đời và phát triển. B. Giai cấp tư sản và vô sản xuất hiện. C. Giai cấp địa chủ và nông dân hình thành. D. Bắt đầu xuất hiện tầng lớp thương nhân. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 5 – SGK Lịch Sử 7 Lời giải chi tiết: Nội dung biến đổi về xã hội trong xã hội Tây Âu từ đầu thế kỷ XVI là: + Xuất hiện giai cấp tư sản và vô sản. + Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế, nhưng không có quyền lực chính trị, bị nhà nước phong kiến kìm hãm. Nhân dân lao động (chủ yếu là nông dân, thợ thủ công, công nhân) bị áp bức, bóc lột nặng nề. => Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân ngày càng gay gắt đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các cuộc đấu tranh. Chọn B Câu 3 Câu 3.
Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 5 – SGK Lịch Sử 7 Lời giải chi tiết: Từ kiến thức đã được học và hiểu biết thực tiễn, ta có thể hoàn thành sơ đồ 5 với các tè cho sẵn như sau: A - Lãnh chúa, quý tộc, thương nhân, chủ xưởng B - Giai cấp tư sản C - Nông dân, thợ thủ công, nông nô D - Nô lệ E - Giai cấp vô sản Câu 4 Câu 4.
Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu kỹ lại Bài 5 – SGK Lịch Sử 7 Lời giải chi tiết: Từ hiểu biết của bản thân, kiến thức trong bài, ta có thể đưa ra nhận xét về bức tranh trên như sau: - Giai cấp tư sản là giai cấp bóc lột, có cuộc sống sung sướng nhàn hạ. - Giai cấp tư sản giai cấp vô sản là giai cấp bị bóc lột; phải lao động cực nhọc, vất vả. - Giữa hai giai cấp này tồn tại mâu thuẫn gay gắt. Đây là nguyên nhân dẫn đến các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản sau này...
|