Bài 5. Một số vấn đề về an ninh toàn cầu trang 11, 12 , 13, 14 SBT Địa lí 11 Cánh diều

Vấn đề nào sau đây thuộc về an ninh truyền thống?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Vấn đề nào sau đây thuộc về an ninh truyền thống?

A. An ninh lương thực.                   

B. Xung đột về sắc tộc.

C. Xung đột vũ trang.                     

D. An ninh năng lượng.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C

Xung đột vũ trang thuộc về an ninh truyền thống

Câu 2

Ý nào sau đây không đúng với nguyên nhân gây ra khủng hoảng an ninh lương thực trên thế giới?

A. Bùng nổ dân số.                         

B. Tăng trưởng kinh tế.

C. Thiên tai, dịch bệnh.                  

D. Các cuộc xung đột vũ trang.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B

Nguyên nhân gây ra khủng hoảng an ninh lương thực trên thế giới: bùng nổ dân số; thiên tai, dịch bệnh; các cuộc xung đột vũ trang.

Câu 3

Ý nào sau đây không đúng với giải pháp để giải quyết vấn đề an ninh năng lượng trên thế giới?

A. Tăng cường đối thoại, hợp tác.

B. Giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.

C. Phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới.

D. Đẩy mạnh sử dụng tiết kiệm năng lượng.

Lời giải chi tiết:

- Một số giải pháp để giải quyết vấn đề an ninh năng lượng trên thế giới:

+ Tăng cường đối thoại, hợp tác.

+ Phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới.

+ Đẩy mạnh sử dụng tiết kiệm năng lượng.

Câu 4

Nội dung nào sau đây thuộc quan niệm về an ninh nguồn nước?

A. Sự bảo đảm về số lượng, chất lượng nước để phục vụ con người và môi trường.

B. Nguồn nước trên nhiều hệ thống sông bị ô nhiễm, cạn kiệt, gây thiếu nước sạch.

C. Xung đột tài nguyên nước giữa các quốc gia ở nhiều lưu vực sông đang gia tăng.

D. Mỗi quốc gia đẩy mạnh đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi, công nghệ xử lí nước.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A

- An ninh nguồn nước được hiểu là sự đảm bảo về số lượng nước, chất lượng nước để phục vụ cho sức khỏe, cho sinh kế, cho hoạt động sản xuất, cho môi trường sinh thái đối với cộng đồng dân cư; đồng thời cũng là sự đảm bảo được bảo vệ trước các loại dịch bệnh, thiên tai liên quan đến nước.

Câu 5

Ghép ý ở cột A với ý ở cột B để thể hiện giải pháp giải quyết một số vấn đề an ninh toàn cầu.

Lời giải chi tiết:

Ghép các thông tin theo thứ tự sau:

1-B

2-A

3-C

4-D

Câu 6

Cho các ý sau:

A. Tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang.

B. Gìn giữ cuộc sống xã hội bình yên, không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.

C. Đói nghèo; phân biệt chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo; xung đột vũ trang; biến đổi khí hậu;...

D. Loại bỏ vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác.

E. Hạn chế các xung đột, phát triển kinh tế, tạo ra sự thịnh vượng chung.

G. Tăng cường đối thoại trong giải quyết mâu thuẫn, xung đột.

H. Tham gia tích cực vào lực lượng giữ gìn hoà bình của Liên hợp quốc.

I. Tăng cường sự hợp tác giữa các quốc gia nhằm nâng cao vai trò của các tổ chức quốc tế.

Sắp xếp các ý trên vào bảng sau để thể hiện quan niệm về hoà bình, các nhân tố đe doạ đến hoà bình, quan niệm về bảo vệ hoà bình, ý nghĩa của bảo vệ hoà bình và một số giải pháp bảo vệ hoà bình.

Hòa bình

Quan niệm

 

Các nhân tố đe dọa hòa bình

 

Bảo vệ hòa bình

Quan niệm

 

Ý nghĩa

 

Một số giải pháp

 

Lời giải chi tiết:

Hòa bình

Quan niệm

A

Các nhân tố đe dọa hòa bình

C

Bảo vệ hòa bình

Quan niệm

B

Ý nghĩa

E

Một số giải pháp

G, G, H, I

Câu 7

Hoàn thành bảng theo mẫu sau vào vở ghi

 

An ninh lương thực

An ninh năng lượng

Quan niệm

 

 

Biểu hiện

 

 

Giải pháp

 

 

Lời giải chi tiết:

 

An ninh lương thực

An ninh năng lượng

Quan niệm

Là sự đảm bảo của mỗi quốc gia về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực, nạn đói.

- Là sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, ưu tiên các nguồn năng lượng sạch và giá thành rẻ.

Biểu hiện

- Người dân có quyền được tiếp cận các thực phẩm an toàn, bổ dưỡng, đầy đủ mọi lúc mọi nơi để duy trì cuộc sống khỏe mạnh và năng động.

- Cạn kiệt các nguồn năng lượng truyền thống;

- Sự gia tăng mức tiêu thụ năng lượng;

- Nguy cơ gián đoạn nguồn cung năng lượng;

- Khủng hoảng thiếu năng lượng.

Giải pháp

- Cung cấp lương thực và cứu trợ nhân đạo khẩn cấp cho những vùng có nguy cơ mất an ninh lương thực cao nhất.

- Tăng cường sản xuất lương thực, tăng năng suất và hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững, hạn chế các tác động của biến đổi khí hậu.

- Tăng cường phát huy vai trò của các tổ chức quốc tế

- Sử dụng tiết kiệm năng lượng

- Tìm kiếm, thăm dò các nguồn tài nguyên năng lượng

- Phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới

- Các tổ chức quốc tế, khu vực có vai trò điều phối, thúc đẩy các chính sách, tăng cường đối thoại, hợp tác nhằm đảm bảo an ninh năng lượng thế giới.

Câu 8

Cho bảng số liệu sau:

Cho bảng số liệu sau Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng năng lượng của thế giới năm 2020

a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng năng lượng của thế giới năm 2020

b) Rút ra nhận xét

Lời giải chi tiết:

♦ Yêu cầu a)

Cho bảng số liệu sau Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng năng lượng của thế giới năm 2020

♦ Yêu cầu b) Nhận xét: Năm 2020, các nguồn năng lượng hoá thạch (dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên) chiếm tỉ trọng lớn, lên tới 83,1 %; trong đó, dầu mỏ chiếm tỉ trọng lớn nhất (31,2 %). Năng lượng thuỷ điện, năng lượng hạt nhân và năng lượng khác còn chiếm tỉ trọng nhỏ (16,9 %).

Câu 9

Thu thập tư liệu và viết đoạn văn ngắn kêu gọi mọi người bảo vệ hòa bình.

Lời giải chi tiết:

(*) Tham khảo:

Hòa bình là trạng thái an toàn của một vùng lãnh thổ, ở đó không có sự can thiệp tiêu cực của vũ lực, vũ khí để tranh chấp quyền lợi về mọi mặt, con người có thể sống vui vẻ, bình yên. Tuy nhiên, hòa bình không đơn giản chỉ là không có chiến tranh. Hòa bình là khi chúng ta đang sống hòa thuận và không có sự tranh giành, đấu đá lẫn nhau. Nếu mỗi người trong thế giới được yên ổn, đó sẽ là một thế giới hòa bình. Hòa bình là khát vọng của loài người đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc. Hòa bình đem lại cho con người những điều tốt đẹp. Đó là hạnh phúc, là khát vọng của loài người. Ngày nay, các thế lực phản động hiếu chiến vẫn đang có âm mưu phá hoại hòa bình, gây chiến tranh tại nhiều nơi trên thế giới. Hòa bình là vấn đề toàn cầu, không chỉ là vấn đề của một quốc gia, càng không phải vấn đề cá nhân. Vì vậy, bảo vệ hòa bình chống chiến tranh là trách nhiệm của mọi người, mọi dân tộc, mọi quốc gia trên thế giới. Thanh niên được là chủ nhân tương lai của đất nước, ngoài nhiệm vụ học tập, còn phải xây dựng lí tưởng sống lành mạnh, tốt đẹp, biết yêu chuộng hòa bình. Tránh xa, phản kháng lối sống bạo lực để hướng tới một xã hội tốt đẹp, văn minh.

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close