Bài 5. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên - SBT Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thứcEm đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao? a) Muốn phát triển kinh tế thì phải chấp nhận môi trường bị ô nhiễm. b) Sử dụng túi vải, giấy, một số loại lá,... để gói, đựng sản phẩm thay cho túi ni-lông là góp phần bảo vệ môi trường. c) Để bảo vệ cây trồng thì phải phun thuốc trừ sâu hoá học diệt trừ hết các loại côn trùng. d) Giáo dục, tuyên truyền, xây dựng ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường là nhiệm vụ riêng của cán bộ quản lí môi trường. Lời giải chi tiết: - Ý kiến a) Không đồng tình, vì: đây là ý kiến sai. Phát triển kinh tế mà không đi đôi với việc bảo vệ môi trường sẽ dẫn tới nhiều hậu quả xấu cho con người (ảnh hưởng tới sức khoẻ) và cho mỗi quốc gia (chậm phát triển). Phát triển kinh tế phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường là xu thế tất yếu của thế giới và phù hợp với sự phát triển bền vững. - Ý kiến b) Đồng tình, vì: đây là những việc làm góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế tác hại của rác thải ni-lông (rất khó phân huỷ khi thải vào môi trường đất, nước). - Ý kiến c) Không đồng tình, vì: việc phun thuốc trừ sâu hoá học sẽ diệt trừ hết các loại côn trùng có ích cho môi trường (ví dụ: thuốc trừ sâu hoá chất làm cho giun, dế bị chết - hai loài này giúp cho đất luôn được tơi xốp, thuận lợi cho cây trồng phát triển). - Ý kiến d) Không đồng tình, vì: việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi rằng cá nhân, tổ chức và là nghĩa vụ cơ bản của mỗi công dân được quy định tại Hiến pháp năm 2013 (Điều 43). Câu 2 - Ý kiến a) Không đồng tình, vì: đây là ý kiến sai. Phát triển kinh tế mà không đi đôi với việc bảo vệ môi trường sẽ dẫn tới nhiều hậu quả xấu cho con người (ảnh hưởng tới sức khoẻ) và cho mỗi quốc gia (chậm phát triển). Phát triển kinh tế phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường là xu thế tất yếu của thế giới và phù hợp với sự phát triển bền vững. - Ý kiến b) Đồng tình, vì: đây là những việc làm góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế tác hại của rác thải ni-lông (rất khó phân huỷ khi thải vào môi trường đất, nước). - Ý kiến c) Không đồng tình, vì: việc phun thuốc trừ sâu hoá học sẽ diệt trừ hết các loại côn trùng có ích cho môi trường (ví dụ: thuốc trừ sâu hoá chất làm cho giun, dế bị chết - hai loài này giúp cho đất luôn được tơi xốp, thuận lợi cho cây trồng phát triển). - Ý kiến d) Không đồng tình, vì: việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi rằng cá nhân, tổ chức và là nghĩa vụ cơ bản của mỗi công dân được quy định tại Hiến pháp năm 2013 (Điều 43). Lời giải chi tiết: - Hành vi bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: + Hành vi b. Khai thác rừng trồng theo quy hoạch của Nhà nước. Đây là việc làm đúng, thực hiện tốt việc phát triển bền vững trong khai thác rừng. + Hành vi d. Tố cáo hành vi khai thác khoáng sản trái phép. Đây là việc làm đúng, thực hiện tốt nghĩa vụ cơ bản của công dân trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (khoản 1 Điều 30 Hiến pháp năm 2013 quy định: Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân). + Hành vi g. Sử dụng tiết kiệm điện, nước. Đây là việc làm đúng, góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. - Hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: + Hành vi a. Săn, bắn, bẫy, bắt động vật quý hiếm để bán. Hành vi này vi phạm khoản 3 Điều 9 Luật Lâm nghiệp năm 2017 (Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp: Săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận bị chuyển, buôn bán động vật rừng, thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật). Bên cạnh đó còn vi phạm Điều 234 Bộ luật Hình sự năm 2015 - sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã). + Hành vi c. Dùng mìn, điện để đánh bắt cá. Hành vi này vi phạm khoản 7 Điều 7 Luật Thuỷ sản năm 2017 (Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thuỷ sản: Sử dụng chất, hoá chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, phương pháp, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính huỷ diệt, tận diệt để khai thác nguồn lợi thuỷ sản). + Hành vi e. Phá rừng nguyên sinh để trồng cà phê. Hành vi này vi phạm khoản 1 Điều 9 Luật Lâm nghiệp năm 2017 (Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm tên nghiệp: Chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật). Câu 3 Em hãy nhận xét việc làm của các nhân vật trong mỗi trường hợp dưới đây: a) Vào dịp hè, gia đình D tổ chức đi tắm biển. Sau khi ăn uống, D nhặt rác thải của gia đình cho vào túi ni-lông rồi ném xuống biển. b) Mỗi khi thấy em trai ra ngoài không tắt điện, M đều nhắc nhở em quay lại tắt công tắc và khuyên em nên sử dụng tiết kiệm điện, nước. c) Là cán bộ ở tổ dân phố, bác Y thường xuyên tới từng hộ gia đình để tuyên truyền, đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường. d) Để giúp công ty tăng lợi nhuận, bà N (giám đốc) đã cắt giảm chi phí bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh. Lời giải chi tiết: - Trường hợp a) Việc làm của D là chưa đúng, vì ném rác xuống biển sẽ gây ô nhiễm môi trường biển, cá chết,... - Trường hợp b) Hành vi của em trai M là chưa đúng, chưa biết tiết kiệm điện. Việc làm của M là đúng, vì M đã nhắc nhở em trai của mình quay vào tắt công tắc điện khi ra ngoài; đồng thời, M còn khuyên em nên sử dụng tiết kiệm điện, nước. - Trường hợp c) Việc làm của bác Y là đúng, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân ở tổ dân phố. - Trường hợp d) Việc làm của bà N là không đúng, vi phạm nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường khi tiến hành sản xuất kinh doanh. Câu 4 a Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi: a) P sinh ra và lớn lên ở một huyện miền núi. Em đã được chứng kiến những cơn lũ hung dữ thường xuất hiện vào tháng 9, tháng 10 hằng năm, gây ra thiệt hại nặng nề về người và tài sản. P thấy nhiều người nói đó là do con người phá rừng và khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi gây nên. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, lũ lụt xảy ra hoàn toàn không phải do lỗi của con người. Mối liên hệ giữa nạn phá rừng và khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi với hiện tượng lũ lụt ở nước ta là gì? Lời giải chi tiết: + Hiện tượng lũ lụt trong những năm gần đây một phần là do con người gây nên qua việc phá rừng và khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi. + Hậu quả của việc phá rừng và khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi là tình trạng biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất ấm dần lên, hạn hán, nước biển dâng cao, ô nhiễm môi trường,.... Mưa lớn, mưa kéo dài là nguyên nhân dẫn đến lũ quét và sạt lở đất, cuốn theo cây cối, đất đá, thậm chí tính mạng, tài sản của con người. + Nạn chặt phá rừng dẫn đến sự suy giảm thảm thực vật ở lưu vực; khả năng cản trở dòng chảy khi mưa lũ giảm, khiến tốc độ di chuyển của mưa lũ nhanh hơn,... Câu 4 b Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi: b) Có ý kiến cho rằng, nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta rất phong phú nên cần phải khai thác và sử dụng tối đa thì mới đáp ứng được các nhu cầu của sản xuất và sinh hoạt. Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao? Lời giải chi tiết: Không đồng tình với ý kiến trên, vì nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta rất phong phú nhưng sẽ cạn kiệt nếu con người khai thác và sử dụng bừa bãi. Để đáp ứng các nhu cầu của sản xuất và sinh hoạt, chúng ta cần khai thác hợp lí và sử dụng tiết kiệm. Câu 4 c Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi: c) Cuối tuần, X và Y đi kiếm củi trong rừng, tình cờ phát hiện một số người đang cưa những cây gỗ quý. Biết đây là lâm tặc, X nói: - Chúng mình chạy về Trạm kiểm lâm để báo cho các chú đi. Y chần chừ: - Thôi, tốt nhất là chúng ta nên im lặng, coi như không nhìn thấy gì. Nếu là X, em sẽ làm gì? Lời giải chi tiết: X nên kiên quyết báo cho các chú kiểm lâm biết tình hình cụ thể. Việc làm này thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (khoản 1 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020). Câu 5 Em hãy đưa ra lời khuyên cho mỗi nhân vật trong các tình huống dưới đây: a) Được huyện giao cho quản lí, chăm sóc khu rừng phòng hộ đầu nguồn nhưng do điều kiện khó khăn, bác B có ý định chặt một số cây gỗ quý bán lấy tiền để đóng học phí cho các con và dự định sẽ trồng bổ sung cây con mới. b) Thấy mọi người trong xóm vào núi đào vàng, Y hẹn V sáng hôm sau cùng tham gia. Lời giải chi tiết: - Tình huống a) Khuyên bác B không nên chặt các cây gỗ quý để bán. Nếu khó khăn, gia đình bác có thể thực hiện hoạt động vay vốn của các tổ chức tín dụng của Nhà nước, sau đó, tập trung chăm sóc khu rừng đầu nguồn và khai thác theo kế hoạch của Nhà nước. - Tình huống b) Khuyên Y và V không nên tự ý theo mọi người trong xóm vào núi đào vàng vì đây là việc làm vi phạm pháp luật. Việc khai thác khoáng sản phải theo kế hoạch và quy hoạch của Nhà nước. Câu 6 Em sẽ làm gì trong các trường hợp sau? a) Bác K ở đầu ngõ thường đổ ngay dầu thải xuống dòng sông sau khi thay dầu xe máy cho khách xong. b) Nhà bác hàng xóm của em mở cửa hàng kinh doanh đặc sản thịt thú rừng. c) Chính quyền địa phương em huy động các cá nhân, tổ chức cùng tham gia thu gom rác thải hằng ngày. Lời giải chi tiết: - Trường hợp a) Em sẽ: góp ý với bác K không nên làm như vậy, nếu bác không nghe thì báo cho người có thẩm quyền ở địa phương. - Trường hợp b) Em sẽ: góp ý hoặc nhờ người thân góp ý để gia đình bác hàng xóm không kinh doanh thịt thú rừng. Ngoài ra, có thể báo cho cơ quan có thẩm quyền để họ có biện pháp ngăn chặn việc làm sai trái của nhà bác hàng xóm. - Trường hợp c) Em sẽ: tích cực tham gia các hoạt động thu gom rác thải hằng ngày; đồng thời vận động bạn bè, người thân cùng chung tay thực hiện để bảo vệ môi trường. Câu 7 Hãy viết những việc em đã và sẽ làm để góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Lời giải chi tiết: - Những việc em đã và sẽ làm để góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên: + Không xả rác bừa bãi; thực hiện phân loại rác và vứt rác đúng nơi quy định. + Hạn chế sử dụng túi ni lông, đồ nhựa; tăng cường sử dụng các loại túi đựng được làm từ nguyên liệu: giấy, vải,… + Tiết kiệm điện, nước,... + Tăng cường việc đi bộ hoặc sử dụng xe đạp hay phương tiện giao thông công cộng (xe bus, tàu điện,…) khi di chuyển. + Tích cực hưởng ứng, tham gia các phong trào, hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương. Câu 8 Em hãy vẽ một bức tranh tuyên truyền về việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Lời giải chi tiết: (*) Tham khảo - Tranh số 1:
|