Bài 3 trang 18 SGK Đại số 10Xác định các tập hợp sau và biểu diễn chúng trên trục số Video hướng dẫn giải Xác định các tập hợp sau và biểu diễn chúng trên trục số LG a \((-2; 3)\backslash (1; 5)\); Phương pháp giải: Tập hợp C=A\B gồm các phần tử thuộc A nhưng không thuộc B. Lời giải chi tiết: \((-2; 3)\backslash (1; 5) = (-2; 1]\); Chú ý: Cách biểu diễn trên trục số: \((-2; 3)\backslash (1; 5)\) là tập hợp các x chỉ thuộc (-2;3) nhưng không thuộc (1;5). Do đó vẽ hình như sau: - Vẽ khoảng (-2;3) (các điểm không thuộc khoảng này gạch hết vì x phải thuộc (-2;3)) - Vẽ khoảng (1;5) và gạch toàn bộ khoảng này đi (vì x không thuộc khoảng này) - Tại điểm -2 là ngoặc tròn, điểm 1 thuộc khoảng (-2;3) và không thuôc khoảng (1;5) nên vẫn lấy được. Do đó để ngoặc vuông. LG b \((-2; 3)\backslash [1; 5)\); Phương pháp giải: Tập hợp C=A\B gồm các phần tử thuộc A nhưng không thuộc B. Lời giải chi tiết: \((-2; 3)\backslash [1; 5) = (-2; 1)\); Chú ý: Cách vẽ hình tương tự câu a, chỉ chú ý thêm điểm 1 thuộc nửa khoảng [1;5) nên không thỏa mãn, do đó để ngoặc tròn. LG c \(\mathbb R\backslash (2; +∞)\); Phương pháp giải: Tập hợp C=A\B gồm các phần tử thuộc A nhưng không thuộc B. Lời giải chi tiết: \(\mathbb R\backslash (2; +∞) = (- ∞; 2]\) Chú ý: Cách vẽ hình như sau: - Vẽ trục số và không gạch phần nào hết vì biểu diễn tập số thực R. - Vẽ khoảng (2; +∞) và gạch toàn bộ khoảng này đi vì x không thuộc khoảng này. - Điểm 2 lấy được vì \(2\in R\) và 2 không thuộc (2; +∞) nên ở điểm 2 dùng ngoặc vuông. LG d \(\mathbb R\backslash (-∞; 3]\). Phương pháp giải: Tập hợp C=A\B gồm các phần tử thuộc A nhưng không thuộc B. Lời giải chi tiết: \(\mathbb R\backslash (-∞; 3] = (3; +∞)\). Chú ý: Cách vẽ hình: - Vẽ trục số và không gạch phần nào hết vì biểu diễn tập số thực R. - Vẽ nửa khoảng (-∞;3] và gạch toàn bộ phần này đi vì x không thuộc phần này. - Điểm 3 không lấy được vì 3 thuộc (-∞;3] nên không thỏa mãn. Do đó ở điểm 3 dùng ngoặc tròn. HocTot.Nam.Name.Vn
|