Bài 3. Em ham học hỏi trang 14, 15, 16, 17 SGK Đạo đức 3 Kết nối tri thức

Cùng nghe bài hát Trang sách em yêu (Nhạc và lời: Lê Vinh Phúc) và trả lời câu hỏi

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Khởi động

Cùng nghe bài hát Trang sách em yêu (Nhạc và lời: Lê Vinh Phúc) và trả lời câu hỏi

Đạo đức lớp 3 trang 14 Khởi động

TRANG SÁCH EM YÊU

Từng trang sách em mở ra biết bao nhiêu điều mới lạ

Cầm trên tay em quyển sách hay em vui mừng đọc mê say

Ngày thơ ấu nghe mẹ em kể em nghe nhiều những chuyện

Ngày hôm nay cầm sách trên tay cho em nhiều điều hay

Này là có dế mèn phiêu lưu kí, đây câu chuyện trí khôn loài người và cô tấm trong cổ tích xưa.

Đưa em vào thần tiên và còn có thần đồng đất việt, truyện bạch tuyết và bảy chú lùn, từng trang sách em mở ra cho em nhiều kiến thức tinh hoa.

Từng trang sách em mở ra cho em nhiều kiến thức tinh hoa.

- Sách đã đem lại cho bạn nhỏ điều gì?

- Chia sẻ về những điều hay mà em đã học được từ những trang sách.

- Cảm xúc của em như thế nào khi học những điều hay đó?


Lời giải chi tiết:

- Sách đã đem lại cho bạn nhỏ rất nhiều điều mới lạ như:

+ Cuộc phiêu lưu của dế mèn trong truyện "Dế mền phiêu lưu kí".

+ Câu chuyện về trí khôn của loài người.

+ Truyện cổ tích "Tấm Cám", "Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn".

+ Truyện "Thần đồng đất Việt".

- Những điều hay mà em đã học được từ những trang sách:

+ Em học được rất nhiều kiến thức mới vô cùng bổ ích.

+ Em học được cách phân biệt đúng, sai, cách đối xử với mọi người xung quanh.

+ Em học được cách chia sẻ, cảm thông, cách tự giải quyết vấn đề khi gặp khó khăn,...

- Cảm xúc của em khi học được những điều đó:

+ Cảm thấy hào hứng, muốn tìm hiểu khi nghe đến tên của những câu chuyện cổ tích, những câu chuyện ngày xưa.

+ Cảm thấy tự hào về kho tàng truyện dân gian phong phú và đa dạng của đất nước.

+ Tự hào và kiêu hãnh khi được sinh ra tại đất nước Việt Nam xinh đẹp với những nét văn hóa độc đáo, đa dạng.

+…

KTTTM 1

Đọc truyện và trả lời câu hỏi:

CẬU BÉ HAM HỌC

     Dưới thời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nông dân nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Lên 6 tuổi, Nguyễn Hiền đi học. Cậu rất thông minh, học đến đâu nhớ đến đó. Sau vì nhà nghèo phải nghỉ học, nhưng ngày nào cậu cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Ban đêm, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng làm đèn để học, dùng lá chuối khô thay giấy để tập viết, để làm bài. Cậu nổi tiếng là văn hay chữ tốt.

    Năm 13 tuổi, Nguyễn Hiền đi thi và đậu Trạng nguyên. Đó là vị Trạng nguyên trẻ nhất (Phỏng theo Trinh Đường, Tiếng Việt 4, tập một, NXB Giaos dục Việt Nam, 2015, trang 104)

- Nêu những biểu hiện ham học hỏi của Nguyễn Hiền.

- Việc ham học hỏi đã giúp Nguyễn Hiền đạt được kết quả gì?

Lời giải chi tiết:

Những biểu hiện ham học hỏi của Nguyễn Hiền là:

+ Vì nhà nghèo phải nghỉ học, nhưng ngày nào cậu cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ.

+ Ban đêm, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng làm đèn để học.

+ Dùng lá chuối khô thay giấy để tập viết, để làm bài.

- Việc ham học hỏi đã giúp Nguyễn Hiền đạt được kết quả là: Năm 13 tuổi, Nguyễn Hiền đi thi và đậu Trạng nguyên. Đó là vị Trạng nguyên trẻ nhất nước Nam ta.

KTTTM 2

Quan sát tranh và cho biết bạn nào ham học hỏi. Kể thêm các biểu hiện ham học hỏi.

Đạo đức lớp 3 trang 14, 15, 16 Kiến tạo tri thức mới

- Kể thêm các biểu hiện khác của sự ham học hỏi:

Lời giải chi tiết:

- Các bạn ở tranh 2, tranh 3 và tranh 4 đều rất ham học hỏi vì:

+ Tranh 2: Bạn gái đến thư viện để đọc sách, tìm hiểu thêm kiến thức ngoài sách giáo khoa, tìm hiểu về truyền thống lịch sử hình thành của đất nước và các kiến thức khoa học xã hội.

+ Tranh 3: Bạn nam tò mò hỏi bố về những điều mà mình chưa hiểu để được giải đáp giúp cho vốn kiến thức trở nên phong phú và đa dạng hơn.

+ Tranh 4: Các bạn giúp đỡ, giảng bài cho nhau để có thêm nhiều kiến thức bổ ích cùng nhau tìm tòi ra những kiến thức mới để nâng cao tàm hiểu biết của bản thân.

- Các biểu hiện khác của sự ham học hỏi:

+ Dù trời mưa hay nắng vẫn chăm chỉ đến trường không nghỉ một ngày nào.

+ Tích cực tham gia các hoạt động mà thầy cô tổ chức: tham quan viện bảo tàng, tham quan di tích chiến tranh,...

+ Mượn vở của bạn để chép bù bài khi nghỉ học, hỏi bạn hoặc thầy cô để được giảng giải thêm.

+……

KTTTM 3

Quan sát tranh và cho biết lợi ích của việc ham học hỏi. Kể thêm lợi ích của việc ham học hỏi.

Đạo đức lớp 3 trang 14, 15, 16 Kiến tạo tri thức mới

Lời giải chi tiết:

- Lợi ích của việc ham học hỏi được thể hiện trong tranh:

+ Tranh 1: Được bạn bè trong lớp ngưỡng mộ và học tập theo.

+ Tranh 2: Được thầy cô giáo khen ngợi.

- Một số lợi ích khác của việc ham học hỏi:

+ Là yếu tố để duy trì và phát triển tính sáng tạo.

+ Giúp chúng ta theo kịp với sự phát triển thời đại, không ngừng cập nhật cái mới.

+ Tạo được ấn tượng tốt trong mắt người khác, xây dựng mối quan hệ với mọi người xung quanh.

Luyện tập 1

Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào sau đây? Vì sao?

Đạo đức lớp 3 trang 16, 17 Luyện tập

Lời giải chi tiết:

- Em đồng tình với việc làm trong tranh: 2, 3, 4.

+ Tranh 2: Bạn nhỏ chủ động hỏi cô giáo để có thể hiểu và nắm vững bài toán chứng tỏ bạn là một người rất ham học hỏi muốn tích lũy thêm nhiều kiến thức giúp cho bản thân có thể phát triển thêm nhiều mặt tốt hơn.

+ Tranh 3: Bạn nhỏ hỏi mẹ khi tò mò về cây lúa để được giải thích giúp cho vốn kiến thức trở nên phong phú, biết thêm nhiều điều mới lạ.

+ Tranh 4: Hai bạn cùng nhau tìm hiểu về các loài cây cho thấy các bạn luôn hào hứng và muốn hiểu thêm nhiều điều mới mẻ, không ngừng trau dồi kiến thức cho bản thân mình.

- Em không đồng tình với việc làm trong tranh 1 vì:

 Bạn chỉ mải xem phim hoạt hình mà không tự giác, cũng không chủ động đi tìm hiểu những kiến thức mới, điểu đó sẽ khiến bạn trở nên thiếu hiếu biết vốn kiến thức hạn hẹp.

Luyện tập 2

Đưa ra lời khuyên cho các bạn trong tình huống sau:

- Tình huống 1: Khi ở bảo tàng, Cốm mải nói chuyện riêng trong khi các bạn đang chăm chú nghe thuyết minh.

- Tình huống 2: Bin đòi mẹ mua đồ chơi siêu nhân rồi mới chịu đọc sách.

- Tình huống 3: Tin dành nhiều giờ để lên mạng tìm hiểu thông tin về một nhân vật ảo trong trò chơi điện tử.

Lời giải chi tiết:

- Tình huống 1:

Khuyên Cốm không nên nói chuyện riêng để tránh ảnh hưởng đến các bạn khác và chú ý lắng nghe thuyết minh để mở mang tầm hiểu biết.

- Tình huống 2:

Khuyên Bin không nên đòi mẹ như vậy vì: Bin sẽ trở thành một đứa trẻ hư, đồ chơi chỉ giúp Bin vui vẻ nhất thời, không thể giúp Bin học hỏi tiếp thu thêm kiến thức như việc đọc sách.

- Tình huống 3:

Khuyên Bin không nên lãng phí thời gian vào những việc vô bổ như vậy. Thay vì tìm một nhân vật ảo trong trò chơi điện tử Tin có thể tìm hiểu những kiến thức liên quan đến việc học tập hoặc tìm hiểu thông tin về những vị anh hùng của Đất nước ta.

Luyện tập 3

Xử lý tình huống.

Đạo đức lớp 3 trang 16, 17 Luyện tập

Lời giải chi tiết:

- Tình huống 1: Nếu là em, em sẽ từ chối lời mời đi chơi của bạn để tiếp tục đọc sách và khuyên bạn cùng ngồi để nâng cao kiến thức, mở mang tầm hiểu biết của bản thân.

- Tình huống 2: Khuyên A Pó không nên nghỉ học chỉ vì lí do thời tiết, nói với bạn rằng nếu nghỉ buổi học này, bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều điều hay và thú vị.

Vận dụng 1

Chia sẻ những việc em đã làm để thể hiện sự ham học hỏi.

Lời giải chi tiết:

+ Nhờ bạn bè, thầy cô giảng lại những chỗ mà mình chưa hiểu trong bài.

+ Sau giờ học đến thư viện để đọc sách 30 phút.

+ Hỏi bố mẹ, người thân, bạn bè xung quanh khi muốn được giải đáp một điều gì đó mới mẻ.

Vận dụng 2

Làm sổ tay đọc sách, trong đó ghi lại những cuốn sách em đã đọc, những cuốn sách em muốn đọc trong một tháng và chia sẻ với bạn.

Lời giải chi tiết:

Những cuốn sách em đã đọc:

+ Cá hồi.

+ Oscar và bà áo hồng

+ Robinson Crusoe..

+ Nhóc Nicolas.

- Những cuốn sách em muốn đọc trong một tháng:

+ Khu vườn mùa hạ.

+ Những tấm lòng cao cả.

Vận dụng 3

Quan sát và đặt các câu hỏi "Vì sao? Như thế nào? Làm cách nào?" Để khám phá về cuộc sống xung quanh em, sau đó cùng bạn tìm câu trả lời?

Lời giải chi tiết:

- Vì sao chim cánh cụt có thể sống ở Nam Cực?

Trả lời: Vì chúng có bộ lông và lớp mỡ dày, giúp chống chọi được với cái lạnh.

- Giấy được tạo ra như thế nào?

 Trả lời: Giấy được tạo ra từ gỗ của các loài cây như linh sam, cây dương,... Trải qua quá trình ngâm trong nước và hoá chất, chúng ta sẽ thu được bột giấy. Sau đó tiếp tục thực hiện các công đoạn như làm trắng, ép, xử lí và làm khô để có được giấy thành phẩm.

- Làm cách nào để có thể hiểu được bài?

Trả lời: Trên lớp ta phải chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài, về nhà phải làm bài tập liên quan đến phần kiến thức đã học.

 

Đạo đức lớp 3 trang 17 Vận dụng

close