Bài 26. Kinh tế Trung Quốc trang 86, 87,88, 89 SBT Địa lí 11 Chân trời sáng tạo

Chính sách hiện đại hoá của Trung Quốc vào cuối thập niên 70 của thế kỉ XX tập trung vào 4 lĩnh vực nào dưới đây?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 1

Chính sách hiện đại hoá của Trung Quốc vào cuối thập niên 70 của thế kỉ XX tập trung vào 4 lĩnh vực nào dưới đây?

A. Công nghiệp, nông nghiệp, khoa học – kĩ thuật và quốc phòng.

B. Công nghiệp, nông nghiệp, du lịch và giao thông vận tải.

C. Nông nghiệp, dịch vụ, thương mại và cơ sở hạ tầng.

D. Nông nghiệp, du lịch, giao thông vận tải và quốc phòng.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A

Câu 1 2

Năm 2020, Trung Quốc có quy mô GDP xếp thứ mấy trên thế giới?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B

Câu 1 3

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của Trung Quốc hiện nay là

A. giảm tỉ trọng các ngành công nghiệp chế biến

B. tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp truyền thống. 

C. tăng tỉ trọng các ngành có hàm lượng khoa học – kĩ thuật.

D. tăng tỉ trọng các ngành khai thác nguyên, nhiên liệu.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C

Câu 1 4

Ý nào dưới đây đúng khi nói về ngành nông nghiệp của Trung Quốc? 

A. Cây công nghiệp giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành trồng trọt.

B. Ngành trồng trọt là ngành chủ yếu trong nông nghiệp của Trung Quốc.

C. Ngành chăn nuôi luôn chiếm tỉ trọng trên 50% cơ cấu ngành nông nghiệp.

D. Nông nghiệp có sản lượng cao nhờ liên tục mở rộng diện tích sản xuất.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B

Câu 1 5

Ngành kinh tế nào dưới đây là động lực quan trọng giúp tăng cường khả năng liên kết giữa các vùng miền và thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội Trung Quốc?

A. Thương mại.

B. Giao thông vận tải.

C. Du lịch.

D. Tài chính - ngân hàng

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B

Câu 2

ng thành tựu nổi bật của nền kinh tế Trung Quốc.

Những thành tựu nổi bật của nền kinh tế Trung Quốc

Lời giải chi tiết:

Những thành tựu nổi bật của nền kinh tế Trung Quốc

Câu 3

Dựa vào bảng 26.2 SGK trang 140, hãy thực hiện các yêu cầu dưới đây.

1. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của Trung Quốc năm 2010 và 2020.

2. Nhận xét sự thay đổi về cơ cấu GDP của Trung Quốc, giai đoạn 2010 – 2020.

Lời giải chi tiết:

♦ Yêu cầu số 1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của Trung Quốc năm 2010 và 2020

Dựa vào bảng 26.2 SGK trang 140, hãy thực hiện các yêu cầu dưới đây

♦ Yêu cầu số 2: Giai đoạn 2010 – 2020, cơ cấu GDP của Trung Quốc có sự biến động: 

- Cơ cấu GDP trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và ngành dịch vụ đều có xu hướng giảm, trong đó ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 9,6% xuống còn 7,7%, ngành dịch vụ giảm từ 46,7% xuống còn 37,8%. Ngược lại, tỉ trọng GDP trong ngành công nghiệp, xây dựng có xu hướng tăng lên, từ 43,7% lên 54,5%. 

- Trong cả 2 năm, cơ cấu GDP trong ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ đều chiếm tỉ trọng đáng kể và cơ cấu GDP trong ngành nông nghiệp luôn chiếm tỉ trọng nhỏ nhất.


Câu 4

Dựa vào hình 26.1 SGK trang 141, hãy thực hiện các yêu cầu dưới đây.

1. So sánh đặc điểm phân bố các trung tâm công nghiệp giữa miền Tây và miền Đông Trung Quốc.

2. Kể tên 5 trung tâm công nghiệp ở Trung Quốc và một số ngành công nghiệp tiêu biểu của 5 trung tâm công nghiệp đó.

Lời giải chi tiết:

♦ Yêu cầu số 1: Các trung tâm công nghiệp chính của Trung Quốc phân bố chủ yếu ở miền Đông, đặc biệt là vùng duyên hải với các trung tâm như Bắc Kinh, Nam Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu. 

♦ Yêu cầu số 2: 5 trung tâm công nghiệp của Trung Quốc và một số ngành công nghiệp tiêu biểu:

- Bắc Kinh: điện tử - tin học, cơ khí, hóa chất, hóa dầu, dệt – may, nhiệt điện

- Nam Kinh: sản xuất ô tô, dệt – may, hóa chất, hóa dầu, luyện kim đen, nhiệt điện

- Hàng Châu: dệt – may, luyện kim đen, luyện kim màu, hóa chất, sản xuất ô tô

- Quảng Châu: cơ khí, hóa chất, hóa dầu, điện tử - tin học, dệt – may

- Trùng Khánh: nhiệt điện, điện tử - tin học, hóa chất, sản xuất ô tô, dệt – may, luyện kim màu, chế tạo máy bay

Câu 5

Tính tốc độ tăng trưởng của các sản phẩm nông nghiệp Trung Quốc.

1. Tính tốc độ tăng trưởng của các sản phẩm nông nghiệp Trung Quốc, giai đoạn 2005 – 2020 (lấy năm 2005 bằng 100%) và điền kết quả vào chỗ trống (....) trong bảng dưới đây. (Đơn vị: %).

Tính tốc độ tăng trưởng của các sản phẩm nông nghiệp Trung Quốc

2. Nhận xét tình hình sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp của Trung Quốc, giai đoạn 2005 – 2020.

Lời giải chi tiết:

♦ Yêu cầu số 1:

Sản phẩm

2005

2010

2020

Lạc

100

109,7 

125,9

Lúa gạo

100

108,3

117,3

Lúa mì

100

118,3

137,9

Thịt bò

100

111,8

117,6

Thịt lợn

100

110,9

90,3

♦ Yêu cầu số 2: Nhận xét:

Trong giai đoạn 2005 – 2020, tình hình sản xuất lạc, lúa gạo, lúa mì, thịt bò đều có xu hướng tăng, trong đó lúa mì là sản phẩm có tốc độ tăng trưởng cao nhất, 137,9% so với năm 2005, tăng 31,5 triệu tấn. Trong khi đó, tình hình sản xuất thịt lợn có nhiều biến động, giai đoạn 2005 – 2010, tốc độ tăng trưởng của thịt lợn có xu hướng tăng (110,9% so với 2005) và sản lượng tăng thêm 5,1 triệu tấn. Tuy nhiên, đến 2020, sản lượng thịt lợn giảm xuống còn 42,1 triệu tấn với tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 90,3% so với năm 2005.

Câu 6

Dựa vào hình 26.2 SGK trang 143, hãy thực hiện các yêu cầu dưới đây.

1. So sánh đặc điểm phân bố một số sản phẩm nông nghiệp giữa miền Tây và miền Đông Trung Quốc.

2. Kể tên và cho biết đặc điểm phân bố của 5 sản phẩm nông nghiệp Trung Quốc.

Lời giải chi tiết:

♦ Yêu cầu số 1: Trong ngành trồng trọt, các loại cây lương thực như lúa gạo, lúa mỳ, ngô… chủ yếu được trồng nhiều ở miền Đông Trung Quốc. Trong chăn nuôi, lợn, bò, gia cầm chủ yếu được nuôi ở miền Đông, miền Tây chủ yếu là nuôi cừu. 

♦ Yêu cầu số 2: Đặc điểm phân bố của 5 sản phẩm nông nghiệp Trung Quốc:

- Lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Hoa Trung và Hoa Nam

- Lúa mỳ được trồng nhiều ở đồng bằng Hoa Bắc và Đông Bắc

- Chè được trồng nhiều ở đồng bằng Hoa Nam

- Cừu chủ yếu được nuôi ở khu vực phía Tây

- Lợn chủ yếu được nuôi ở đồng bằng Hoa Nam và Hoa Trung

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close