Bài 2. Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản lịch sử - Kết nối tri thức 11

Bài 2. Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài tập 1 1

Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu từ 1 đến 11 dưới đây.

Ở châu Âu và Bắc Mỹ, chủ nghĩa tư bản được xác lập trong các thế kỉ

A. XVI-XIX.

B. XVI-XVII.

C. XVIII - XIX.

D. XV - XVI

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A

Bài tập 1 2

Ý nào đúng khi nói về các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại?

A. Từ thập kỉ 80 của thế kỉ XVIII, khởi đầu từ nước Anh, cách mạng công nghiệp lan rộng ra các nước khác ở châu Âu.

B. Từ thập kỉ 80 của thế kỉ XVIII, khởi đầu từ Hà Lan, cách mạng công nghiệp lan rộng ra châu Âu và thế giới.

C. Từ thập kỉ 60 của thế kỉ XVIII, khởi đầu từ nước Anh, cách mạng công nghiệp lan rộng ra châu Âu và thế giới.

D. Từ thập kỉ 60 của thế kỉ XVIII, khởi đầu từ Hà Lan, cách mạng công nghiệp lan rộng ra châu Âu và Bắc Mỹ.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C

Bài tập 1 3

Ý nào phản ánh đúng thời gian chủ nghĩa tư bản mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên toàn thế giới?

A. Nửa sau thế kỉ XVIII.

B. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

C. Nửa sau thế kỉ XX.

D. Nửa sau thế kỉ XXI.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B

Bài tập 1 4

Ý nào không phản ánh hệ quả của các cuộc cách mạng công nghiệp?

A. Tạo ra những chuyển biến to lớn về kinh tế - xã hội, làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản.

B. Nâng cao năng suất lao động.

C. Khẳng định sự thắng lợi của chế độ phong kiến.

D. Thúc đẩy quá trình tìm kiếm thị trường, xâm lược thuộc địa.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C

Bài tập 1 5

Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc vào thời gian nào?

A. Từ nửa sau thế kỉ XVII.

B. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

C. Từ nửa sau thế kỉ XX.

D. Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B

Bài tập 1 6

Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản kéo theo nhu cầu ngày càng cao về

A. than đá và điện.

B. hương liệu và vàng bạc.

C. nguyên liệu và nhân công.

D. hàng hoá xa xỉ.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C

Bài tập 1 7

Khai thác lược đồ Hình 6 (tr. 15, SGK) và cho biết ý nào phản ánh đúng về hệ thống thuộc địa của đế quốc Anh?

A. “Mặt Trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh”.

B. Châu Á là nơi đế quốc Anh có nhiều thuộc địa nhất.

C. Châu Phi là nơi đế quốc Anh có ít thuộc địa nhất.

D. Anh có nhiều thuộc địa ở khu vực Mỹ La-tinh.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A

Bài tập 1 8

Cuộc Duy tân Minh Trị đã

A. đặt nền móng cho xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Nhật Bản.

B. đưa Nhật Bản mở rộng ảnh hưởng sang châu Âu và châu Phi.

C. đưa Nhật Bản từ một nước phong kiến trở thành một nước tư bản chủ nghĩa.

D. giúp Nhật Bản đạt được nhiều tiến bộ về nghiên cứu hải dương.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: C

Bài tập 1 9

Ý nào không đúng khi nói về kết quả của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911?

A. Lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế.

B. Giúp Trung Quốc tránh được nguy cơ bị xâm lược từ các cường quốc thực dân phương Tây.

C. Đã không thực sự thủ tiêu giai cấp phong kiến.

D. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B

Bài tập 1 10

Ý nào phản ánh đúng về các tổ chức độc quyền ở các nước Anh, Pháp, Mỹ những năm đầu thế kỉ XX?

A. Chiếm khoảng 1% tổng số xí nghiệp toàn thế giới nhưng chiếm gần một nửa tổng số sản phẩm làm ra.

B. Chiếm khoảng 50% tổng số xí nghiệp toàn thế giới nhưng chiếm 3/4 tổng số sản phẩm làm ra.

C. Chiếm 3/4 tổng số máy hơi nước và động cơ điện nhưng chiếm gần một nửa tổng số sản phẩm làm ra của châu Âu và Bắc Mỹ.

D. Chiếm khoảng 50% tổng số xí nghiệp toàn châu Âu và Bắc Mỹ nhưng chiếm 3/4 tổng số sản phẩm làm ra.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A

Bài tập 1 11

Biểu hiện quan trọng nhất của sự xuất hiện chủ nghĩa đế quốc là

A. xuất hiện giai cấp tư sản và vô sản.

B. sự ra đời của các tổ chức độc quyền.

C. chiến tranh đế quốc nhằm phân chia thuộc địa.

D. mâu thuẫn xã hội gay gắt.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B

Bài tập 2

Lựa chọn nội dung phù hợp điền vào chỗ trống (...) để hoàn thành sơ đồ về sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ.

Lời giải chi tiết:

Lựa chọn nội dung phù hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành sơ đồ về sự xác lập

Bài tập 3

Hãy chọn từ hoặc cụm từ phù hợp để hoàn thiện đoạn thông tin dưới đây.

Thời kì xác lập chủ nghĩa tư bản là thời kì ……..(1) của chủ nghĩa ………. (2). Chủ nghĩa đế quốc được hình thành trong những năm ……….. (3). Trong khoảng ba thập kỉ cuối ……... (4) việc sử dụng những nguồn năng lượng mới và sự tiến bộ về …….... (5) đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ……….... (6) chủ nghĩa. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ………... (7), quá trình………... (8) gay gắt, làm cho những ……..... (9) bị phá sản, dẫn đến sự tập trung ……..... (10).

Lời giải chi tiết:

Thời kì xác lập chủ nghĩa tư bản là thời kì (1) tự do cạnh tranh của chủ nghĩa (2) tư bản. Chủ nghĩa đế quốc được hình thành trong những năm (3) cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Trong khoảng ba thập kỉ cuối (4) thế kỉ XIX việc sử dụng những nguồn năng lượng mới và sự tiến bộ về (5) khoa học - kĩ thuật đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của (6) nền kinh tế tư bảnchủ nghĩa. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của (7) kinh tế, quá trình (8) cạnh tranh gay gắt, làm cho những (9) xí nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản, dẫn đến sự tập trung (10) tư bản và sản xuất, hình thành nên các tổ chức độc quyền.

Bài tập 4

Quan sát Hình 7 kết hợp khai thác thông tin trong SGK (tr. 16), hãy cho biết: Quyền lực của các tổ chức độc quyền được thể hiện như thế nào?

Lời giải chi tiết:

- Mô tả Hình 7 trong SGK: Trong tranh biếm hoạ, con bạch tuộc là biểu tượng minh hoạ cho Công ti Dầu Tiêu chuẩn (Standard Oil - dòng chữ tiếng Anh ghi trên đầu con bạch tuộc) - một công ti độc quyền có ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế Mỹ trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

- Trong bức tranh nổi bật lên:

+ Hình ảnh khổng lồ của con bạch tuộc, biểu trưng cho độc quyền dầu mỏ thì rất lớn trong khi đó hình ảnh toà nhà Quốc hội Mỹ (biểu trưng cho quyền lực của chính quyền Mỹ) thì lại rất nhỏ.

+ Hình ảnh những chiếc vòi của con bạch tuộc đang quấn lấy những người dân. Từ đó cho thấy: Các công ti độc quyền có mức độ thao túng và tầm ảnh hưởng to lớn không chỉ đối với nền kinh tế mà còn cả với đời sống chính trị, xã hội của nước Mỹ nói riêng và các nước tư bản nói chung.

Bài tập 5

Ghép các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho phù hợp về sự hình thành, phát triển của chủ nghĩa đế quốc.

Ghép các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho phù hợp về sự hình thành phát triển

Lời giải chi tiết:

Ghép các thông tin theo thứ tự sau:

1 - e

1 - e

1 - e

4 - a

4 - a

4 - a

Bài tập 6

Quan sát các hình dưới đây và tìm hiểu thêm thông tin từ sách, báo, internet, hãy viết một đoạn văn (khoảng 300 chữ) để làm rõ tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

Lời giải chi tiết:

- Tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại được biểu hiện cụ thể trên các lĩnh vực như: kinh tế, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lí, khả năng tự điều chỉnh để tồn tại và phát triển,... Có thể khái quát như sau:

+ Chủ nghĩa tư bản ngày nay có sức sản xuất phát triển cao chưa từng có trong lịch sử hình thành và phát triển của nó. Chủ nghĩa tư bản có ưu thế trong việc sử dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để phát triển kinh tế. Các nước tư bản phát triển luôn đi đầu trong các lĩnh vực công nghiệp mới, tạo nên cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với internet kết nối vạn vật, rô-bốt cao cấp, công nghệ in 3D, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, công nghệ nano, khoa học về vật liệu tiên tiến,... Các nước tư bản phát triển (G7) trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, khoa học - công nghệ của thế giới, có quy mô nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng cao nhất thế giới.

+ Chủ nghĩa tư bản có bề dày kinh nghiệm và phương pháp quản lí, có cơ sở pháp chế kiện toàn và cơ chế vận hành xã hội tương đối hoàn chỉnh.

+ Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế đã và sẽ tạo ra cho các nước tư bản những nguồn lực bên ngoài quan trọng để phát triển kinh tế. Với việc tổ chức và điều hành các công cụ kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế, các nước tư bản phát triển ngày càng chi phối nhiều mặt của quá trình toàn cầu hoá, đồng thời biết khai thác lợi thế này một cách hiệu quả.

- Chủ nghĩa tư bản hiện đại đang phải đối mặt với nhiều thách thức:

+ Thứ nhất, chủ nghĩa tư bản đang phải đối mặt và khó có thể giải quyết được những cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính mang tính toàn cầu.

+ Thứ hai, chủ nghĩa tư bản đã và đang phải đối mặt và không thể giải quyết được những vấn đề chính trị, xã hội nan giải.

+ Thứ ba, chủ nghĩa tư bản không có khả năng giải quyết triệt để mâu thuẫn xã hội ngày càng gia tăng. Sự chênh lệch giàu nghèo làm sâu sắc thêm tình trạng bất bình đẳng trong xã hội.

Bài tập 7

Sử dụng thông tin trong SGK và tham khảo thông tin trên sách, báo, internet, hãy viết một đoạn văn (khoảng 300 chữ) để làm rõ nhận định: “Chủ nghĩa tư bản không phải là con đường phù hợp với sự phát triển của Việt Nam, có thể đem lại hạnh phúc cho toàn thể nhân dân Việt Nam hiện nay và mai sau".

Lời giải chi tiết:

- Chủ nghĩa tư bản là một chế độ người bóc lột người, chứa đầy rẫy sự bất công, bất bình đẳng về thu nhập. Mọi lợi nhuận đều thuộc về một nhóm nhỏ người nắm quyền sở hữu tư liệu sản xuất, còn đại đa số nhân dân lao động đều bị bóc lột. Không những vậy, song hành với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư sản các nước tư bản còn đẩy mạnh xâm lược thuộc địa (thời cận đại) hoặc tìm cách bóc lột được che đậy tinh vi hơn khi họ đầu tư tư bản sang các nước chậm phát triển và đang phát triển để tìm kiếm lợi nhuận ngày càng lớn.

- Kể từ khi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường đúng đắn cho cách mạng Việt Nam (những năm 20 của thế kỉ XX) - đi theo con đường cách mạng vô sản dưới ánh sáng của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân, cách mạng Việt Nam đã giành được nhiều thắng lợi - giành lại độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, đưa cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đến những năm đầu thế kỉ XXI, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chưa bao giờ Việt Nam lại có cơ đồ, vị thế và uy tín cao trong cộng đồng quốc tế như vậy.

=> Vì thế, chủ nghĩa tư bản không phải là sự lựa chọn là con đường phát triển của Việt Nam. Chỉ có đi theo con đường của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, xây dựng chủ nghĩa xã hội mới đem lại nhiều nhất hạnh phúc cho nhân dân, đảm bảo và bảo vệ quyền lợi của đa số nhân dân lao động, xóa bỏ được chế độ người bóc lột người với những hạn chế của nó.

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close