Bài 18. Văn minh Đại Việt SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạoTrình bày khái niệm văn minh Đại Việt Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
? mục I.1 Trả lời câu hỏi mục I.1 trang 106 SGK Lịch sử 10 Trình bày khái niệm văn minh Đại Việt Phương pháp giải: B1: Đọc mục I-1 trang 106 SGK. B2: Xác định được tên Đại Việt tồn tại từ khi nào. nền văn minh đó kế thừa và phát triển ra sao. Lời giải chi tiết: - Văn minh Đại Việt là nền văn minh rực rỡ, tồn tại và phát triển chủ yếu trong thời độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt, kéo dài 1000 năm. - Văn minh Đại Việt kế thừa văn minh Văn Lang – Âu Lạc, trải qua hơn 1000 năm đấu tranh chống Bắc thuộc, được phát huy và phát triển trong hoàn cảnh đất nước độc lập, tự chủ thời Đại Việt. ?mục I.2 Trả lời câu hỏi mục I.2 trang 107 SGK Lịch sử 10 Nêu cơ sở hình thành nền văn minh Đại Việt Phương pháp giải: B1: Đọc mục I-2 trang 106 SGK. B2: nêu được có sở hình thành trên các mặt: chính trị, tư tưởng, kinh tế, lãnh thổ… Lời giải chi tiết: - Văn minh Đại Việt được hình thành: + Kế thừa những thành tựu chủ yếu của văn minh Văn Lang – Âu Lạc, truyền thống lao động và đấu tranh hơn nghìn năm chống Bắc thuộc để bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc. + Xây dựng và phát triển quốc gia Đại Việt từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX với sự trưởng thành của dân tộc trên tất cả các lĩnh vực. + Cương vực lãnh thổ từng bước được mở rộng và hoàn chỉnh. Nền độc lập dân tộc được bảo vệ vững chắc qua nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. + Ý thức dân tộc ngày càng mạnh mẽ tạo điều kiện cho tiếp thu, tiếp biến nhiều giá trị văn minh từ bên ngoài (Ấn Độ, Trung Quốc). ? mục I.3 Trả lời câu hỏi mục I.3 trang 108 SGK Lịch sử 10 Nêu nội dung cơ bản của quá trình phát triển văn minh Đại Việt Phương pháp giải: B1: Đọc mục I-3 trang 107 SGK. B2: Xác định các mốc thời gian và nội dung của giai đoạn sơ kì, giai đoạn phát triển, giai đoạn muộn. Lời giải chi tiết:
? mục II.1 Câu 1 Trả lời câu hỏi mục II.1 trang 109 SGK Lịch sử 10 1. Thông qua Hình 18.5, em hãy nêu ý nghĩa của Lễ Tịch điền
Phương pháp giải: Quan sát hình 18.5 qua đó thấy được đây là một trong những lễ hội nổi bật của Đại Việt từ xa xưa. Thông qua hành động: vua trực tiếp xuống ruộng cày. Lời giải chi tiết: - Lễ Tịch Điền là lễ nhà vua đích thân cày ruộng nhằm khuyến khích dân chúng chăm lo việc cày cấy, phát triển nông nghiệp. Vua Minh Mạng từng xuống Dụ coi việc này “thực là chính sự quan trọng của đấng vương giả”. - Thể hiện quan hệ gần gũi, hoà đồng giữa vua và dân. ? mục II.1 Câu 2 2. Quan sát hình 18.6 và đọc thông tin, em có nhận xét gì về sự phát triển thương nghiệp Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX. Kể tên các đô thị lớn thời kì này còn tồn tại đến ngày nay? Phương pháp giải: B1: Quan sát hình 18.6 ta thấy được sự tấp nập của thương cảng Hội An thế kỉ XVIII B2: Đọc mục II-1 trang 108, 109 SGK. B3: Các từ khóa: phồn thịnh, đô thị, tiền, chợ, kinh đô, trung tâm. Lời giải chi tiết: - Thương nghiệp Đại Việt trong thời kì này có sự phát triển mạnh mẽ, nhiều đô thị, cảng thị được xây dựng và nhanh chóng thu hút đông đảo thương nhân. - Nhà nước đã cho đúc tiền kim loại để giao thương, Thăng Long là trung tâm mua bán sầm uất. - Việc buôn bán với thương nhân nước ngoài được đẩy mạnh, thương nhân Trung Quốc, thương nhân các nước Đông Nam Á và cả thương nhân phương Tây đã đến Đại Việt để giao thương. ? mục II.2 Câu 1 Trả lời câu hỏi mục II.2 trang 110 SGK Lịch sử 10 1. Nét nổi bật về chính trị của quốc gia Đại Việt là gì? Phương pháp giải: B1: Đọc mục I-2 trang 108 SGK. B2: Xác định được: + Thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. + Luật pháp. Lời giải chi tiết: - Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền với vai trò tối cao của nhà vua. - Thể chế nhà nước quân chủ Đại Việt từng bước phát triển từ thế kỉ XI, hoàn thiện và đạt đến đỉnh cao vào thế kỉ XV. - Nhà nước phong kiến Đại Việt đã lãnh đạo thành công nhiều cuộc kháng chiến chống xâm lược. - Luật pháp: từ thời Tiền Lê định luật lệ. Nhà Lý có bộ luật Hình thư. Nhà Trần có Hoàng triều đại điển và bộ Hình luật. Thời Lê Sơ có ban hành Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức). Nhà Nguyễn ban hành Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long). ? mục II.3 Trả lời câu hỏi mục II.3 trang 111 SGK Lịch sử 10 Nêu những thành tựu cơ bản về tư tưởng, tôn giáo của văn minh Đại Việt Phương pháp giải: B1: Đọc mục II-3 trang 110, 111 SGK. B2: Dựa vào các luận điểm: tư tưởng yêu nước thương dân, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và tổ tiên, Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo. Lời giải chi tiết: - Tư tưởng yêu nước thương dân phát triển theo hai xu hướng: dân tộc và thân dân. + Dân tộc – đề cao trung quân ái quốc, đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. + Thân dân – gần dân, yêu dân: vua quan cùng nhân dân quan tâm đến mùa màng, sản xuất, chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc. - Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và tổ tiên: tín ngưỡng này tạo nên tinh thần cởi mở, hòa đông tôn giáo của người Việt. + Người Việt sẵn sàng tiếp thu ảnh hưởng các tôn giáo từ Ấn Độ, Trung Hoa, kể cả phương Tây trên cơ sở hòa nhập với tín ngưỡng cổ truyền, tạo nên một nếp sống văn hóa rất nhân văn. - Phật giáo: + Phật giáo phát triển mạnh trong buổi đầu độc lập và trở thành quốc giáo thời Lý – Trần. + Từ thế kỉ XV, Phật giáo mất vai trò quốc giáo, song vẫn có sự phát triển mạnh mẽ, đồng hành cùng dân tộc trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. - Đạo giáo phổ biến trong nhân gian và có vị trí nhất định trong xã hội. - Nho giáo: + Vẫn tiếp tục phát triển cùng với đó là giáo dục, thi cử Nho học phát triển mạnh mẽ. + Thế kỉ XV, Nho giáo giữ địa vị độc tôn, là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị để xây dựng nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. + Nho giáo góp phần trong việc đào tạo đội ngũ trí thức, tìm kiếm những người hiền tài cho đất nước. - Thiên Chúa giáo du nhập vào Việt Nam từ thế kỉ XVI đã từng bước tạo nên những nét văn hóa mới trong các cộng đồng cư dân. ? mục II.2 Câu 2 2. Quan sát sơ đồ ở Hình 18.7, em có nhận xét gì về bộ máy nhà nước thời Lê sơ? Phương pháp giải: Quan sát hình 18.7 ta thấy được tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ rất hoàn chỉnh và chặt chẽ, từ cấp trung ương đến địa phương. Lời giải chi tiết: - Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ được coi là hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với các đời vua trước. - Vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành tối cao. - Triều đình có đầy đủ các bộ, tự, các khoa và các cơ quan chuyên môn. Hệ thống thanh tra giám sát giám sát được tăng cường từ triều đình đến địa phương. - Các đơn vị hành chính và bộ máy chính quyền cấp xã được tổ chức chặt chẽ. ? mục II.2 Câu 3 3. Luật pháp ra đời tác động như thế nào đến sự phát triển của xã hội Phương pháp giải: HS có thể phân tích theo ý sau “Pháp luật ra đời nhằm để quy chuẩn những quan hệ xã hội, quan hệ giữa con người với con người….” Lời giải chi tiết: - Pháp luật ra đời nhìn chung là một tổ hợp những nguyên tắc và quy định ứng xử giữa con người với con người, xã hội , dân tộc, quốc gia. - Bộ quy tắc này có khung, bậc rõ ràng và có những quy định về việc trừng phạt những người vi phạm. - Trong xã hội phong kiến Việt Nam nó còn là cơ sở để đảm bảo trật tự, ổn định xã hội, khẳng định quyền lực tối cao của nhà vua, bảo vệ những quy tắc đạo lí trong xã hội phong kiến.. - Pháp luật là vô cùng cần thiết đối với sự phát triển của quốc gia, vì nếu không có pháp luật trật tự xã hội sẽ bị đảo lộn hoàn toàn. ? mục II.4 Trả lời câu hỏi mục II.4 trang 113 SGK Lịch sử 10 Theo em, việc sử dụng chữ Nôm trong sáng tác văn chương nói lên điều gì? Phương pháp giải: B1: Đọc mục II-4 trang 112 SGK. B2: HS có thể phân tích theo gợi ý sau: Vai trò của chữ Nôm đối với việc khẳng định ý thức độc lập, tự chủ của dân tộc, đánh dấu bước phát triển của văn học dân tộc,… Lời giải chi tiết: - Chữ Nôm đánh dấu bước phát triển của nền văn hóa dân tộc, ý thức tự cường và khẳng định vai trò, địa vị của tiếng Việt. - Chữ Nôm ra đời đã đáp ứng được phần nào nhu cầu phát triển của nền văn hóa dân tộc, giai đoạn nước Đại Việt vững bước trong kỷ nguyên độc lập, tự chủ và thống nhất. - Xuất hiện những thể loại văn học mới, như: ca trù, diễn ca, truyện thơ lục bát, song thất lục bát và truyện thơ luật Đường, đây là những thể loại sử dụng ngôn ngữ thi ca dân tộc. ? mục II.5 Trả lời câu hỏi mục II.5 trang 114 SGK Lịch sử 10 Hãy nêu những thành tựu khoa học của văn minh Đại Việt Phương pháp giải: B1: Đọc mục II-5 trang 112, 113 SGK. B2: Dựa vào thành tựu trên các lĩnh vực: Sử học, địa lí học, toán học, khoa học quân sự, y học. Lời giải chi tiết:
? mục II.6 Trả lời câu hỏi mục II.6 trang 115 SGK Lịch sử Nêu những thành tựu chủ yếu về nghệ thuật của văn minh Đại Việt Phương pháp giải: B1: Đọc mục II-6 trang 114, 115 SGK. B2: Nêu thành tựu trên các lĩnh vực: Âm nhạc, kiến trúc và điêu khắc. Lời giải chi tiết: - Âm nhạc: + Phát triển với nhiều thể loại: múa rối nước, ca đối đáp, hát ví giặm,… + Từ thời Lê, âm nhạc cung đình có vai trò quan trọng, gắn liền với quốc thể. + Nhiều lễ hội được tổ chức hằng năm: Lễ Tịch điền, Hồi thề Minh Thệ,…đã trở thành truyền thống chung của các cộng đồng dân tộc Việt Nam. - Kiến trúc và điêu khắc: + Kiến trúc phát triển mạnh dưới thời Lý – Trần. + Từ thời Lê sơ, cung điện, lâu đài, thành quách và chùa tháp được xây dựng với quy mô lớn, kiến trúc bề thế và vững chãi. + Điêu khắc trên đá, trên gốm rất độc đáo, mang đậm đà bản sắc dân tộc và có sự tiếp thu nghệ thuật điêu khắc của Trung Quốc và Chăm-pa. + Điêu khắc gỗ phát triển mạnh mẽ. Nghệ thuật tạc tượng thế kỉ XVIII đạt đến trình độ điêu luyện. ? mục III.1 Trả lời câu hỏi mục III.1 trang 116 SGK Lịch sử 10 Nêu ưu điểm và hạn chế của văn minh Đại Việt Phương pháp giải: B1: Đọc mục III-1 trang 115, 116 SGK. B2: Các từ khóa: bản sắc dân tộc, đô thị, mờ nhạt, dai dẳng, khép kín, tính thụ động. Lời giải chi tiết: - Ưu điểm: + Văn minh Đại Việt là nền văn minh nông nghiệp lúa nước mang đậm đà bản sắc dân tộc. + Tinh thần chủ đạo của văn minh Đại Việt là tinh thần yêu nước, nhân ái, hòa hợp với tự nhiên, hòa hợp giữa người với người, giữa làng với nước. + Thủ công nghiệp và thương nghiệp được khuyến khích. Nho giáo ngày càng được đề cao, góp phần là cho xã hội ổn định. - Nhược điểm: + Yếu tố đô thị nhìn chung cũng mờ nhạt. + Trong một số thời kì, thương nghiệp không được đề cao. + Sự tồn tại dai dẳng của công xã nông thông và gắn liền với nó là những lệ làng tạo nên tính thụ động, khép kín, thiếu tính đột phá,… + Người Việt có ít phát minh khoa học – kĩ thuật. + Có sự bảo thủ, chậm cải cách trước những biến đổi về xã hội, kinh tế. ? mục III.2 Trả lời câu hỏi mục III.2 trang 116 SGK Lịch sử 10 Văn minh Đại Việt đã kế thừa những gì từ văn minh Văn Lang – Âu Lạc Phương pháp giải: Xem lại mục I-2 trang 106 SGK và câu trả lời cho câu hỏi ở mục I-2 Lời giải chi tiết: Trên cơ sở kế thừa những thành tựu chủ yếu của văn minh Văn Lang - Âu Lạc, truyền thống lao động và đấu tranh hơn nghìn năm chống Bắc thuộc để bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc, văn minh Đại Việt từng bước hình thành. Luyện tập Câu 1 Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 116 SGK Lịch sử 10 1. Nêu những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đại Việt và cho biết, đối với em thành tựu nào ấn tượng nhất. Vì sao? Phương pháp giải: Xem lại các câu trả lời cho câu hỏi trong mục II SGK. Lời giải chi tiết:
Thành tựu mà em ấn tượng nhất đó chính là sự ra đời của chữ Nôm, vì: - Chữ Nôm đánh dấu bước phát triển của nền văn hóa dân tộc, ý thức tự cường và khẳng định vai trò, địa vị của tiếng Việt. - Chữ Nôm ra đời đã đáp ứng được phần nào nhu cầu phát triển của nền văn hóa dân tộc, giai đoạn nước Đại Việt vững bước trong kỷ nguyên độc lập, tự chủ và thống nhất. - Xuất hiện những thể loại văn học mới, như: ca trù, diễn ca, truyện thơ lục bát, song thất lục bát và truyện thơ luật Đường, đây là những thể loại sử dụng ngôn ngữ thi ca dân tộc. Luyện tập Câu 2 2. Trong các thành tựu nổi bật của văn minh Đại Việt, thành tựu nào còn phát huy giá trị trong đời sống hiện nay? Cho ví dụ minh họa. Phương pháp giải: HS tìm hiểu các giá trị truyền thống như tinh thần dân tộc, tín ngưỡng và tôn giáo, các di sản kiến trúc của Đại Việt còn tồn tại đến ngày nay. Lời giải chi tiết: - Những công trình kiến trúc thời kì Đại Việt vẫn còn tồn tại đến ngày nay như Kinh thành Huế, Hoàng thành Thăng Long, Chùa Một Cột,…là minh chứng cho một thời kì hoàng kim trong lịch sử và ngày nay trở thành những địa điểm thu hút rất nhiều lượt khách du lịch tham quan. - Tư tưởng yêu nước thương dân phát triển theo hai xu hướng: dân tộc và thân dân vẫn tiếp tục phát triển. Đảng và chính phủ ta đã vận dụng tư tưởng yêu nước thương dân để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Một số tôn giáo như đạo Phật, Thiên Chúa giáo vẫn tiếp tục phát triển đến ngày nay với nhiều nhà chùa, nhà thờ được xây dựng lôi cuốn được nhiều tín đồ. Vận dụng Trả lời câu hỏi mục Vận dụng trang 116 SGK Lịch sử 10 Hãy tìm hiểu và giới thiệu sự phát triển của làng gốm Bát Tràng và làng nghề gốm của người Chăm ở Việt Nam. Phương pháp giải: Tham khảo và tìm kiếm thông tin từ sách báo tham khảo và internet, sau đó xây dựng bài giới thiệu. Lời giải chi tiết: Gợi ý giải Làng gốm Bát Tràng - Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời Lý, nằm ở tả ngạn sông Hồng, nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội (…) - Sau hơn 500 năm tồn tại và phát triển, Làng gốm Bát Tràng ngày nay trở thành trung tâm sản xuất gốm sứ có quy mô chuyên nghiệp, với nhiều công ty lớn lớn được thành lập bên cạnh những đơn vị sản xuất nhỏ theo hộ gia đình. Dẫu vậy, ngôi làng vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống đáng quý và giá trị nghệ thuật được đặt vào từng sản phẩm (…) Làng nghề gốm của người Chăm ở Việt Nam – làng gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận) - Làng gốm Bàu Trúc Ninh Thuận thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Ngôi làng này là một trong số những ngôi làng cổ bậc nhất ở Ninh Thuận, cũng là ngôi làng nổi tiếng với các sản phẩm gốm thủ công và kỹ thuật nung gốm độc đáo. Gốm Bàu Trúc được ngợi ca là sản phẩm thủ công mang nét đặc trưng không lẫn với gốm nơi khác của tỉnh Ninh Thuận (…) - Với những giá trị đặc sắc, nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm Bàu Trúc là dấu ấn của lịch sử, của văn hóa - xã hội, được cộng đồng người Chăm làng Bàu Trúc thừa nhận, bảo tồn và lưu giữ qua nhiều thế hệ, góp phần cho bức tranh văn hóa Chăm thêm đa dạng và lung linh sắc màu (…)
|