Bài 17. Ấn Độ - SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạoTrình bày những nét chính về tình hình kinh tế Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX. Tình hình kinh tế đó đã gây ra hậu quả trực tiếp như thế nào cho nhân dân Ấn Độ. Nêu những nét chính về tình hình chính trị, xã hội của Ấn Độ cuối thế kỉ XIX. Vẽ sơ đồ tư duy các nội dung chính về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
? mục 1 1 Trả lời câu hỏi mục 1 trang 68 SGK Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX. Tình hình kinh tế đó đã gây ra hậu quả trực tiếp như thế nào cho nhân dân Ấn Độ? Phương pháp giải: Đọc lại nội dung mục 1 trang 68 SGK Lời giải chi tiết: * Nét chính về tình hình kinh tế Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX. - Thực dân Anh mở rộng công cuộc khai thác Ấn Độ với quy mô rộng lớn. - Nhiều đồn điền được lập ra chỉ trồng trà, cà phê, bông, vải, thuốc phiện.. - Anh ra sức vơ vét các nguồn nguyên liệu và bóc lột công nhân rẻ mạt để thu lợi nhuận. => Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất nền công nghiệp Anh cung cấp ngày càng nhiều lương thực, nguyên liệu cho chính quốc. * Hậu quả - Những chính sách phát triển kinh tế đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt lương thực - Nạn đói xảy ra suốt nửa sau thế kỉ XIX - Kinh tế giảm sút, nghèo nàn. ? mục 2 1 Trả lời câu hỏi mục 2 trang 68 SGK 1. Nêu những nét chính về tình hình chính trị, xã hội của Ấn Độ cuối thế kỉ XIX. 2. Em có nhận xét gì về phương pháp và mục tiêu đấu tranh của Đảng Quốc Đại? Phương pháp giải: Đọc lại nội dung mục 2 trang 69 SGK Lời giải chi tiết: 1. Những nét chính về tình hình chính trị, xã hội của Ấn Độ cuối thế kỉ XIX. - Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ. - Thực dân Anh đã thực hiện chính sách chia để trị - Anh mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ, hợp pháp hóa chế độ đẳng cấp, biến quý tộc phong kiến bản xứ thành tay sai. - Anh còn tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội để dễ bề cai trị. => Bùng lên làn sóng đấu tranh của nhân dân Ấn Độ dưới nhiều hình thức khác nhau. + 10/05/1857: khởi nghĩa Xi-pay bùng nổ và lan rộng khắp miền Bắc và miền Trung Ấn Độ. + 1875 - 1885: nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân Ấn Độ liên tục diễn ra. + 1885: Giai cấp tư sản Ấn Độ thành lập Đảng Quốc dan Đại hội (Đảng Quốc đại) - Đầu thế kỉ XX, các cuộc đấu tranh vẫn tiếp tục diễn ra, điển hình là cuộc nổi dậy của công nhân Bom-bay năm 1908. 2. Nhận xét về phương pháp và mục tiêu đấu tranh của Đảng Quốc Đại. - Đảng Quốc Đại được thành lập cuối năm 1885. Đây là chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ. - Mục tiêu đấu tranh: giành quyền tự trị, phát triển nền kinh tế dân tộc - Phương pháp đấu tranh: + giai đoạn đầu đấu tranh ôn hòa + giai đoạn sau có sự phân hóa làm 2 phái: ôn hòa và cấp tiến (phương pháp đấu tranh bạo lực) Luyện tập 1 Trả lời câu hỏi luyện tập trang 69 SGK Vẽ sơ đồ tư duy các nội dung chính về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX. Phương pháp giải: Đọc lại nội dung mục 1, 2 trang 68, 69 SGK Lời giải chi tiết: Vận dụng 1 Trả lời câu hỏi vận dụng trang 69 SGK Sưu tầm một số hình ảnh về đời sống của người Ấn Độ dưới ách cai trị của thực dân Anh vào nửa cuối thế kỉ XIX. Hãy viết một đoạn văn ngắn để nêu câu cảm nhận của em về vấn đề này. Lời giải chi tiết: Chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ là chính sách cai trị trực tiếp Ấn Độ và bảo vệ quyền lợi kinh tế, chính trị của tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ, biến Ấn Độ thành nguồn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp tại Anh. Về xã hội, Anh sử dụng những chính sách hà khắc, khơi sâu mâu thuẫn chủng tộc, đẳng cấp. Hậu quả là làm cho nền kinh tế giảm sút, kiệt quệ, thiếu hụt lương thực, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Từ đó dẫn đến nhiều cuộc khởi nghĩa chống lại ách thống trị của thực dân Anh.
|