Bài 12. Văn minh Văn Lang- Âu Lạc SGK Lịch sử 10 Cánh Diềuhãy nêu cơ sở điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
? mục 1.1 Trả lời câu hỏi mục 1.1 trang 84 SGK Lịch Sử 10 Đọc thông tin và quan sát Lược đồ 12, hãy nêu cơ sở điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc. Phương pháp giải: Bước 1: Đọc lại kiến thức mục 1.1 Bài 12 SGK. Bước 2: Xác định cơ sở điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc. Lời giải chi tiết: Cơ sở điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Văn Lang-Âu Lạc: - Hình thành chủ yếu trên phạm vi lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả (vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay). - Hệ thống sông bồi đắp phù sa hình thành các vùng đồng bằng màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi để cư dân sớm định cư sinh sống. - Chịu ảnh hưởng của nhiệt đới gió mùa. Đặc điểm nóng, ẩm, mưa nhiều theo mùa là yếu tố thuận lợi để cư dân trồng trọt, chăn nuôi. ? mục 1.2 Trả lời câu hỏi mục 1.2 trang 84 SGK Lịch Sử 10 Đọc thông tin và quan sát các hình 12.2, 12.3, hãy nêu cơ sở xã hội hình thành nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc.
Phương pháp giải: Bước 1: Đọc lại kiến thức mục 1.2 Bài 12 SGK. Bước 2: Xác định cơ sở xã hội hình thành nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc. Lời giải chi tiết: Cơ sở xã hội hình thành nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc: - Nền kinh tế nông nghiệp chuyển từ cuốc sang cày góp phần tăng hiệu quả sản xuất - Xuất hiện sự phân hóa giữa các tầng lớp xã hội: quý tộc, nông dân và nô tỳ. - Quý tộc là tầng lớp có thế lực, nông dân là tầng lớp chiếm đại đa số và sản xuất chính, nô tỳ là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội. - Quá trình giao lưu và trao đổi sản vật đã hình thành mối liên kết giữa các cộng đồng cư dân Việt cổ ? mục 2.1 Trả lời câu hỏi mục 2.1 trang 85 SGK Lịch Sử 10 Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình 12.4, 12.5, hãy nêu thành tựu tiêu biểu về đời sống vật chất của cư dân nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc. Phương pháp giải: Bước 1: Đọc lại kiến thức mục 2.1 Bài 12 SGK. Bước 2: Xác định thành tựu tiêu biểu về đời sống vật chất của cư dân nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc. Lời giải chi tiết:
Thành tựu tiêu biểu về đời sống vật chất của cư dân nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc: - Nguồn lương thực: gạo nếp, gạo tẻ, các loại rau, củ, quả, gia súc, gia cầm (lợn, gà, vịt,…) và các loại thủy sản (cá, tôm, cua,…). - Trang phục: nam đóng khố, nữ mặc áo váy và đều đi chân đất. Lễ hội thì có thêm đồ trang sức như vòng, nhẫn, khuyên tai, mũ gắn lông vũ,… - Nhà ở phổ biến là kiểu nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa. - Phương thức di chuyển chủ yếu trên sông là dùng thuyền, bè. ? mục 2.2 Trả lời câu hỏi mục 2.2 trang 86 SGK Lịch Sử 10 Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 12.1, hãy nêu thành tựu tiêu biểu về đời sống tinh thần của cư dân nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc.
Phương pháp giải: Bước 1: Đọc lại kiến thức mục 2.2 Bài 12 SGK. Bước 2: Xác định thành tựu tiêu biểu về đời sống tinh thần của cư dân nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc. Lời giải chi tiết:
Thành tựu tiêu biểu về đời sống tinh thần của cư dân nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc:
- Trình độ thẩm mỹ và tư duy thể hiện qua nghệ thuật điêu khắc, kỹ thuật luyện kim, kỹ thuật làm đồ gốm.
- Âm nhạc, ca múa có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của cư dân với các loại nhạc cụ như trống đồng, chiêng, cồng, chuông…, các hoạt động hát múa, giao duyên nam nữ.
- Tín ngưỡng, sùng bái các lực lượng tự nhiên thể hiện qua các nghi thức thờ thần tự nhiên , thờ cúng tổ tiên, thờ các vị anh hùng, cầu mong mùa màng bội thu.
- Trong các dịp lễ hội, cư dân thường tổ chức đua thuyền, đấu vật.
- Phong tục tập quán có những nét rất đặc sắc như tục nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình,… ? mục 2.3 Trả lời câu hỏi mục 2.3 trang 87 SGK Lịch Sử 10 Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các sơ đồ 12.1, 12.2, Hình 12.6, hãy nêu những thành tựu tiêu biểu về tổ chức xã hội, nhà nước của nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc. Phương pháp giải: Bước 1: Đọc lại kiến thức mục 2.3 Bài 12 SGK. Bước 2: Xác định thành tựu tiêu biểu về tổ chức xã hội, nhà nước của cư dân nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc. Lời giải chi tiết: Thành tựu tiêu biểu về tổ chức xã hội, nhà nước của cư dân nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc: - Người Việt quần tụ trong xóm làng (chiềng, chạ, mường, bản,…) gồm nhiều gia đình hoặc dòng họ, - Cư dân cùng nhau trị thủy, khai hoang và làm nông nghiệp - Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỷ VII TCN, kinh đô đặt tại Phong Châu (Phú Thọ), tổ chức nhà nước còn đơn giản. - Nhà nước Âu Lạc ra đời vào năm 208 TCN, kế thừa bộ máy hành chính nhà nước có từ thời Hùng Vương. - Các đơn vị hành chính không có nhiều thay đổi so với thời kỳ Văn Lang. Luyện tập Câu 1 Trả lời câu hỏi luyện tập mục 1 trang 87 SGK Lịch Sử 10 1. Hãy kể tên một số di chỉ, hiện vật khảo cổ tiêu biểu minh chứng cho sự tồn tại của nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc. Phương pháp giải: Bước 1: Đọc lại kiến thức mục bài 12 SGK. Bước 2: Xác định những di chỉ, hiện vật khảo cổ tiêu biểu của nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc. Lời giải chi tiết: Thạp đồng Đào Thịnh ( Văn hóa Đông Sơn) Trống đồng Đông Sơn
Lẫy nỏ Đông Sơn Luyện tập câu 2 2. Hãy nêu những biểu hiện về sự kế thừa và phát triển của nhà nước Âu Lạc so với nước Văn Lang. Phương pháp giải: Bước 1: Đọc lại kiến thức mục bài 12 SGK. Bước 2: Xác định biểu hiện về sự kế thừa và phát triển của nhà nước Âu Lạc so với nước Văn Lang. Lời giải chi tiết: Biểu hiện về sự kế thừa và phát triển của nhà nước Âu Lạc so với nước Văn Lang: - Mở rộng lãnh thổ trên cơ sở hòa hợp và thống nhất giữa người Tây Âu và Lạc Việt. - Cư dân biết sử dụng nỏ, có thể bắn nhiều mũi tên một lần. - Xây dựng thành Cổ Loa, vừa là kinh đô vừa là căn cứ quân sự. Vận dụng Trả lời câu hỏi vận dụng mục 1 trang 87 SGK Lịch Sử 10 Sưu tầm tư liệu để giới thiệu với thầy cô và bạn học về lễ hội Đền Hùng. Phương pháp giải: Bước 1: Đọc lại kiến thức mục bài 12 SGK. Bước 2: Xác định những đặc điểm cơ bản của lễ hội Đền Hùng. Bước 3: Tra cứu tài liệu và rút ra kết luận. Lời giải chi tiết: Lễ hội Đền Hùng được tổ chức vào mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, đây là ngày lễ để người dân có dịp tưởng nhớ công lao dựng nước và giữ nước của các Vua Hùng. Thể hiện sự phát triển cao có tính chất trừu tượng hóa ý thức về cội nguồn, bắt rễ sâu xa từ tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên ông bà trong gia đình, gia tộc và làng xã. Năm 2012, UNESCO đã ghi danh “ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Lễ hội Đền Hùng 100 năm trước
Lễ hội Đền Hùng ngày nay
|