Bài 12. Văn minh Đại Việt SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thứcEm hiểu thế nào về khái niệm văn minh Đại Việt? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
? mục 1 Trả lời câu hỏi mục 1 trang 109 SGK Lịch sử 10 1. Em hiểu thế nào về khái niệm văn minh Đại Việt? Phương pháp giải: Đọc lại nội dung ý a, mục 1 trang 109 Lời giải chi tiết: Văn minh Đại Việt là những sáng tạo vật chất và tinh thần tiêu biểu của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX. ? mục 1 Câu 2 2. Hãy phân tích cơ sở hình thành văn minh Đại Việt. Theo em, cơ sở nào là quan trọng nhất? Vì sao? Phương pháp giải: B1: Đọc lại nội dung ý b, mục 1 trang 109. B2: Đưa ra các cơ sở để hình thành văn minh Đại Việt. B3: Đánh giá cơ sở quan trọng nhất. Lời giải chi tiết: Văn minh Đại Việt hình thành qua: + Quá trình sinh sống, lao động và thích ứng với điều kiện tự nhiên và cuộc đấu tranh trong hơn 1000 năm Bắc thuộc để giành độc lập và bảo tồn văn hóa dân tộc. + Quá trình chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc tạo điều kiện cho nền văn minh Đại Việt phát triển rực rỡ. + Văn minh Đại Việt tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài về tư tưởng, chính trị, giáo dục... - Theo em, cơ sở quan trọng nhất để hình thành văn vinh Đại Việt là trải qua quá trình sinh sống và lao động và đấu tranh bảo vệ nền độc lập. Vì trải qua hơn 2000 năm lịch sử, ngay từ khi Bắc thuộc, người dân Đại Việt dần thích ứng với điều kiện xã hội, môi trường sau đó đã sáng tạo nên những tinh hoa văn hóa mang đậm nét Đại Việt. ? mục 2 Trả lời câu hỏi mục 2 trang 110 SGK Lịch sử 10 Hãy nêu khái quát tiến trình phát triển văn minh Đại Việt qua các triều đại thông qua trục thời gian. Phương pháp giải: B1: Đọc lại mục 2, SGK tr109. B2: Khái quát tiến trình thông qua trục thời gian. Lời giải chi tiết: Tiến trình văn minh Đại Việt qua các triều đại thông qua trục thời gian: ? mục 3.a Trả lời câu hỏi mục 3.a trang 111 SGK Lịch sử 10 Hãy nêu thành tựu tiêu biểu về chính trị của văn minh Đại Việt. Phương pháp: B1: Tìm hiểu nền chính trị của văn minh Đại Việt. B2: Nêu các thành tựu tiêu biểu. Lời giải chi tiết: Thành tựu tiêu biểu về chính trị của văn minh Đại Việt: - Mô hình quân chủ Trung ương tập quyền đạt đến đỉnh cao vào thời Lê sơ. + Trung ương: quyền lực tập chung chủ yếu vào tay nhà vua, giúp việc cho vua có quan lại và đại thần. + Địa phương: Chia thành các đạo, bên dưới đạo là phủ, huyện, xã. - Nhìn chung, mô hình bộ máy nhà nước Đại Việt đều phát triển theo hình thức trên, tuy nhiên tùy vào từng thời kỳ sẽ có ít nhiều thay đổi. - Một số cuộc cải cách về mặt chính trị trong giai đoạn Đại Việt: cải cách Hồ Quý Ly (thế kỷ XV), cải cách Lê Thánh Tông (1462), cải cách Minh Mạng (1831-1832). ? mục 3.b Câu 1 Trả lời câu hỏi mục 3.b trang 114 SGK Lịch sử 10 1. Hãy nêu một số thành tựu tiêu biểu về kinh tế của văn minh Đại Việt. Phương pháp giải: Đọc lại kiến thức mục 3.b tr 111, Sách Lịch sử 10 - KNTT. Lời giải chi tiết:
? mục 3.b Câu 2 2. Kể tên một số làng nghề thủ công có từ thời kì này mà còn tồn tại đến ngày nay. Phương pháp giải: Tìm hiểu thông tin qua internet. Lời giải chi tiết: Một số làng nghề thủ công còn tồn tại đến ngày nay như: làng lụa Vạn Phúc (Hà Nội), Gốm (Bát Tràng), tranh sơn dầu (Đông Hồ). ? mục 3.c Trả lời câu hỏi mục 3.c trang 115 SGK Lịch sử 10 Hãy cho biết một số nét nổi bật trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của văn minh Đại Việt. Phương pháp giải: Đọc lại nội dung mục 3.c tr 114, Sách Lịch sử 10 - KNTT. Lời giải chi tiết: - Tín ngưỡng: + Trong triều đình: từ thời Lý đã hình thành tín ngưỡng thờ thần Đồng Cổ. + Trong dân gian: tục lệ thờ Thành hoàng làng, tín ngưỡng thờ Đạo Mẫu… - Tôn giáo: Chủ yếu ảnh hưởng bởi 3 tôn giáo lớn là Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Đến năm 1533 Công giáo mới xuất hiện và gây ảnh hưởng tới người dân. ? mục 3.d Câu 1 Trả lời câu hỏi mục 3.d trang 117 SGK Lịch sử 10 1. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, nền giáo dục, khoa cử của Đại Việt có điểm gì nổi bật? Phương pháp: Đọc lại nội dung mục 3.d tr 116, Sách Lịch sử 10 - KNTT kết hợp tìm hiểu qua Internet. Lời giải chi tiết: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, nền giáo dục, khoa cử của Đại Việt có điểm nổi bật: - Sau khi đất nước ổn định, từ thời Lý trở đi đã có nhiều chính sách khuyến khích giáo dục. - Các kì thi được tổ chức đều đặn hơn, đây là nguồn chính để tuyển chọn quan lại, đỉnh cao trong giáo dục Đại Việt phải nhắc đến nhà Lê sơ - tổ chức được 26 khoa thi, lấy 1000 tiến sĩ và 20 trạng nguyên. ? mục 3.d Câu 2 2. Theo em, vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục, khoa cử? Phương pháp giải: B1: Đọc lại nội dung mục 3.d tr 116, Sách Lịch sử 10 - KNTT B2: Tham khảo câu trả lời 1 mục 3.d B3: Đưa ra nhận định của bản thân. Lời giải chi tiết: - Các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục, khoa cử vì: + Để đất nước phát triển đầu tiên bộ máy chính trị phải ổn định, những người trong giai cấp thống trị phải là người tài giỏi, phải có năng lực. + Những người đỗ đạt làm quan có thể là những người ở tầng lớp thấp trong xã hội, hiểu được cuộc sống của nhân dân => đưa ra nhiều giải pháp phù hợp với tình hình thực tế. + Những người tài giỏi sẽ đưa ra mưu lược, đối sách ngoại giao trước sự lăm le xâm lược của các nước láng giềng + Vì vậy các khoa thi được mở ra nhằm tuyển chọn nhân tài trong cả nước, không quan tâm nguồn gốc xuất thân, tạo ra tính công bằng trong mỗi cuộc thi, từ đó giúp vua trị quốc. ? mục 3.e Trả lời câu hỏi mục 3.e trang 117 SGK Lịch sử 10 Hãy trình bày những thành tựu tiêu biểu về chữ viết và văn học của văn minh Đại Việt. Phương pháp: Đọc lại nội dung mục 3.e tr 117, Sách Lịch sử 10 - KNTT Lời giải chi tiết: Thành tựu tiêu biểu về chữ viết và văn học của văn minh Đại Việt: - Về chữ viết: + Chữ Hán được du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc và được sử dụng rộng rãi. + Thế kỉ VIII người ta sáng tạo ra chữ Nôm + Đầu thế kỉ XVI, phát triển và hoàn thiện của chữ Quốc ngữ. - Về văn học: gồm 2 bộ phận: văn học dân gian và văn học viết. + Văn học dân gian: phản ánh đời sống xã hội, đúc kết các kinh nghiệm sống, được lưu truyền và bổ sung qua các thế hệ, gồm các thể loại như: truyền thuyết, sử thi, cổ tích, ngụ ngôn, ca dao... + Văn học viết: thể hiện tình yêu đất nước, niềm tin tôn giáo, được sáng tác bằng chữ Hán, Nôm gồm các thể loại: thơ, phú, hịch... ? mục 3.g Câu 1 Trả lời câu hỏi mục 3.g trang 118 SGK Lịch sử 10 1. Nêu nhận xét về nghệ thuật của Đại Việt thời kì trung đại. Phương pháp: B1: Đọc lại nội dung mục 3.g tr 118, Sách Lịch sử 10 - KNTT B2: Tham khảo các tài liệu internet, sách, báo về nghệ thuật Đại Việt thời trung đại B3: Nhận xét về nghệ thuật Đại Việt thời trung đại. Lời giải chi tiết: Nghệ thuật Đại Việt thời trung đại có khá nhiều điểm nổi bật trên tất cả các lĩnh vực: Kiến trúc – điêu khắc, tranh dân gian, nghệ thuật biểu diễn. Nghệ thuật thời này phát triển đối với cả tầng lớp thống trị và trong dân gian, tạo ra những giá trị to lớn về vật chất và tinh thần cho mọi tầng lớp trong xã hội. ? mục 3.g Câu 2 2. Nếu những thành tựu tiêu biểu về nghệ thuật của văn minh Đại Việt. Thành tựu nào khiến em ấn tượng nhất? Vì sao? Phương pháp: B1: Đọc lại nội dung mục 3.g tr 118, Sách Lịch sử 10 - KNTT B2: Liệt kê những thành tựu tiêu biểu nhất. B3: Giải thích tại sao lại ấn tượng về thành tựu mà em chọn. Lời giải chi tiết: Các thành tựu tiêu biểu:
Thành tựu khiến em ấn tượng nhất là kiến trúc, điêu khắc. Vì kiến trúc và điêu khắc xuất hiện từ rất sớm, khi nhà nước thành lập kiến trúc đã xuất hiện vì vậy mỗi công trình kiến trúc và điêu khắc như “linh hồn” của triều đại đó. ? mục 3.h Trả lời câu hỏi mục 3.h trang 121 SGK Lịch sử 10 Hãy nêu một số thành tựu cơ bản của văn minh Đại Việt về khoa học kĩ thuật. Hãy lựa chọn và giới thiệu về thành tựu tiêu biểu nhất. Phương pháp giải: B1: Đọc lại nội dung mục 3.h tr 121, Sách Lịch sử 10 - KNTT B2: Tìm hiểu thêm các thành tựu về khoa học kĩ thuật qua internet, sách. B3: Lựa chọn và giới thiệu thành tựu tiêu biểu nhất. Lời giải chi tiết: Một số thành tựu tiêu biểu:
Thành tựu tiêu biểu mà em thích nhất là:
? mục 4 Câu 1 Trả lời câu hỏi mục 4 trang 122 SGK Lịch sử 10 1. Em hãy nêu nhận xét về một số ưu điểm và hạn chế của văn minh Đại Việt. Phương pháp giải: Tham khảo các tài liệu sách, báo, internet. Lời giải chi tiết:
? mục 4 Câu 2 2. Em hãy phân tích ý nghĩa của văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam. Phương pháp giải: Tham khảo các tài liệu qua sách, báo, internet. Lời giải chi tiết: Ý nghĩa của văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam: - Khẳng định quá trình lịch sử xây dựng và bảo vệ tổ quốc của người dân Đại Việt. - Nền văn minh mang đậm bản sắc dân tộc trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các văn minh bên ngoài. - Là nền tảng để chúng ta thành công trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, vượt qua các khó khăn, thử thách. - Chứng minh sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực trong lịch sử, tạo nên niềm tin, sức mạnh cho chúng ta trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm sau này. Luyện tập Câu 1 Trả lời câu hỏi mục Luyện tập trang 122 SGK Lịch sử 10 1. Lập bảng thống kê những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đại Việt theo gợi ý dưới đây:
Phương pháp giải: B1: Xem lại mục 3 trang 110, Sách Lịch sử 10 - KNTT B2: Thống kê các thành tựu tiêu biểu. Lời giải chi tiết:
Luyện tập Câu 2 2. Chứng minh những thành tựu văn minh Đại Việt là sự kế thừa, phát triển các thành tựu của nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng từ bên ngoài. Phương pháp giải: B1:Xem lại mục 3 trang 110, Sách Lịch sử 10 - KNTT B2: Tìm hiểu qua Internet, sách, báo… về những ảnh hưởng từ bên ngoài đến Đại Việt B3: Chứng minh. Lời giải chi tiết: - Văn minh Đại Việt là sự kế thừa, phát triển: - Văn minh Đại Việt được kế thừa và phát triển dựa trên văn minh Văn Lang - Âu Lạc. - Từ nền nông nghiệp lạc hậu, sơ khai là trồng lúa nước, người dân Đại Việt đã phát triển, lai tạo ra những giống lúa năng xuất hơn, ngon hơn, trồng các loại rau củ quả và du nhập các loại giống từ các miền. - Đồ trang sức được duy trì và nâng cao hơn, từ đó xuất hiện các nghề thủ công, làng nghề thủ công. - Tinh thần đoàn kết, chống giặc ngoại xâm được duy trì và phát triển vào các thời kỳ. - Văn minh Đại Việt tiếp thu có chọn lọc:Văn minh Đại Việt tiếp thu nhiều các thành tựu từ phương Đông và phương Tây: - Khi Bắc thuộc, nước ta chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa phương Bắc nhưng ta chỉ tiếp thu có chọn lọc những văn minh như chữ viết, tư tưởng… - Sang đến giai đoạn Đại Việt, bộ máy thống trị đã tiếp thu mô hình cai trị đất nước của Trung Quốc, chỉnh sửa và áp dụng vào Đại Việt… - Tiếp thu chữ Hán, sáng tạo ra chữ Nôm và tiếp thu chữ Quốc ngữ…. - Tiếp thu văn minh của phương Tây nhưng chọn lọc những văn minh phù hợp với Đại Việt…. Luyện tập Câu 3 3. Có ý kiến cho rằng: Văn minh Đại Việt là sự kế thừa, phát triển rất phong phú, đa dạng và mang tính dân tộc sâu sắc. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? Phương pháp giải: Đọc lại nội dung mục 3, trang 110, Sách Lịch sử 10 - KNTT Lời giải chi tiết: Em đồng tình với ý kiến trên. Vì: - Văn minh Đại Việt kế thừa những thành tựu từ văn minh Văn Lang - Âu Lạc, sau đó làm phong phú và đa dạng văn minh hiện tại qua các thành tựu trên các lĩnh vực - Văn minh Đại Việt mang tính dân tộc sâu sắc khi tiếp nhận Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo từ bên ngoài nhưng hòa lẫn với tư tưởng, tình cảm, tín ngưỡng, truyền thống của mình để tạo nên lối sống và cách ứng xử riêng. Vận dụng Câu 1 Trả lời câu hỏi mục Vận dụng trang 122 SGK Lịch sử 10 1. Theo em, mỗi cá nhân cần làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của những thành tựu văn minh Đại Việt thời đại ngày nay? Phương pháp: B1: Tham khảo qua internet, sách… về những thành tựu của văn minh Đại Việt. B2: Đưa ra ý kiến cá nhân. Lời giải chi tiết: Để bảo tồn và phát huy những thành tựu của văn minh Đại Việt chúng ta cần: + nắm rõ tiến trình lịch sử của dân tộc và những thành tựu mà tổ tiên ta đã để lại. + Đưa ra các biện pháp bảo tồn những thành tựu của văn minh Đại Việt. + Tuyên truyền về văn minh Đại Việt đến người dân và khuyến khích mọi người bảo tồn, phát huy văn minh Đại Việt… Vận dụng Câu 2 2. Lựa chọn thành tựu thuộc một lĩnh vực của văn minh Đại Việt, thực hiện theo nhóm (tổ) cùng sưu tầm tư liệu và xây dựng một vài thuyết trình (bài viết, sơ đồ hoặc đoạn phim ngắn) rồi trình bày trước lớp. Phương pháp giải: Học sinh chọn thành tựu và trình bày. Lời giải chi tiết: Video phục dựng 3D về Thăng Long- Đại Việt
|