Bài 12. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975 - Cánh diều 12Đầu thế kỉ XX, một số nhà yêu nước Việt Nam đã có những hoạt động đối ngoại bước đầu nhằm mục tiêu Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời câu hỏi 1 trang 50 Bài 1 SBT Lịch Sử 12 Cánh diều Đầu thế kỉ XX, một số nhà yêu nước Việt Nam đã có những hoạt động đối ngoại bước đầu nhằm mục tiêu A. thống nhất đất nước. B. giải phóng giai cấp. C. đi lên chủ nghĩa xã hội. D. giải phóng dân tộc. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: D Câu 2 Trả lời câu hỏi 2 trang 50 Bài 1 SBT Lịch Sử 12 Cánh diều Trong giai đoạn 1905 1909, hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu là A. tổ chức phong trào Duy tân. B. khởi xướng phong trào Đông Kinh nghĩa thục. C. tổ chức phong trào Dông du. D. khởi xướng cuộc vận động chống thuế ở Trung Kì. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: C Câu 3 Trả lời câu hỏi 3 trang 50 Bài 1 SBT Lịch Sử 12 Cánh diều Trong giai đoạn 1909 - 1925, Phan Bội Châu đã thành lập và triển khai các hoạt động của tổ chức nào sau đây? A. Việt Nam Quang phục Hội. B. Đông Nam Á Đồng minh Hội. C. Điền - Quảng - Việt Liên minh. D. Điền - Quế - Việt Liên minh. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: A Câu 4 Trả lời câu hỏi 4 trang 50 Bài 1 SBT Lịch Sử 12 Cánh diều Nội dung nào sau đây là hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh năm 1906 A. Sang Nhật Bản rồi về nước, đề nghị chính quyền Pháp cải cách chế độ cai trị ở Việt Nam. B. Sang Trung Quốc rồi về nước, khởi xướng phong trào Đông du. C. Sang phương Tây rồi sang Nhật Bản, tổ chức hoạt động Đông du. D. Sang Nhật Bản rồi sang Trung Quốc, gửi thư về nước yêu cầu cải cách. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: A Câu 5 Trả lời câu hỏi 5 trang 51 Bài 1 SBT Lịch Sử 12 Cánh diều Trong giai đoạn 1911 - 1925, hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh chủ yếu diễn ra ở A. Nhật Bản. B. Pháp. C. Liên Xô. D. Thái Lan. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: B Câu 6 Trả lời câu hỏi 6 trang 51 Bài 1 SBT Lịch Sử 12 Cánh diều Một trong những hình thức hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh trong giai đoạn 1911 - 1925 là A. viết báo, biểu tình. B. viết sách, tổ chức mít tỉnh. C. đấu tranh nghị trường. D. viết báo, diễn thuyết. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: D Câu 7 Trả lời câu hỏi 7 trang 51 Bài 1 SBT Lịch Sử 12 Cánh diều Nội dung nào sau đây là hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn 1918 - 1920 A. Tham gia sáng lập và lãnh đạo Đảng Vô sản Pháp. B. Gia nhập Đảng Cộng sản Pháp, bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba. C. Gia nhập Dảng Xã hội Pháp, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. D. Gia nhập Quốc tế thứ nhất, sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: C Câu 8 Trả lời câu hỏi 8 trang 51 Bài 1 SBT Lịch Sử 12 Cánh diều Trong giai đoạn 1921 - 1930, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia sáng lập tổ chức nào sau đây A. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. B. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Đông Nam Á. C. Hội Liên hiệp các nước thuộc địa và phụ thuộc. D. Hội Liên hiệp các nước thuộc địa Pháp. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: A Câu 9 Trả lời câu hỏi 9 trang 51 Bài 1 SBT Lịch Sử 12 Cánh diều Một trong những hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương trong giai đoạn 1930 - 1940 là duy trì liên lạc với các tổ chức nào sau đây? A. Quốc tế Vô sản, các đảng công nhân và phong trào cách mạng châu Á. B. Quốc tế Cộng sản, các đảng cộng sản ở các nước. C. Các đảng phái chính trị và phong trào công nhân trên thế giới. D. Các đảng phái vô sản và phong trào yêu nước trên thế giới. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: B Câu 10 Trả lời câu hỏi 10 trang 52 Bài 1 SBT Lịch Sử 12 Cánh diều Trước ngày 6-3-1946, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã thực hiện chính sách ngoại giao nào sau đây? A. Mềm mỏng với quân đội Trung Hoa Dân Quốc. B. Mềm mỏng với quân đội Pháp. C. Kiên quyết chống quân đội Trung Hoa Dân Quốc. D. Nỗ lực thiết lập quan hệ với chính quyền Trung Quốc và Nhật Bản. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: A Câu 11 Trả lời câu hỏi 11 trang 52 Bài 1 SBT Lịch Sử 12 Cánh diều Năm 1946, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã kí với Pháp A. Hiệp định đình chiến và Hoà ước Pháp - Việt. B. Hiệp định Sơ bộ và bản Tạm ước Việt - Pháp. C. Hiệp định Giơ-ne-vơ và Hoà ước Việt - Pháp. D. Hiệp định Sơ bộ và Hoà ước Việt - Pháp. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: B Câu 12 Trả lời câu hỏi 12 trang 52 Bài 1 SBT Lịch Sử 12 Cánh diều Năm 1950, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoa da thiết lập quan hệ ngoại giao với hai quốc gia nào sau đây? A. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a. B. Lào, Triều Tiên. C. Pháp, Liên Xô. D. Trung Quốc, Liên Xô. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: D Câu 13 Trả lời câu hỏi 13 trang 52 Bài 1 SBT Lịch Sử 12 Cánh diều Năm 1951 đã diễn ra hội nghị nào sau đây? A. Hội nghị thành lập Liên minh nhân dân Việt - Miên -Lào. B. Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương. C. Hội nghị thành lập Hội Liên hiệp Việt - Miên - Lào. D. Hội nghị thành lập Liên minh chiến đấu Việt - Lào. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: A Câu 14 Trả lời câu hỏi 14 trang 52 Bài 1 SBT Lịch Sử 12 Cánh diều Hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong thời ki 1954 – 1975 tập trung phục vụ sự nghiệp nào sau đây? A. Xây dựng chủ nghĩa xã hội. B. Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. C. Xây dựng và bảo vệ miền Bắc. D. Bảo vệ chủ nghĩa xã hội trên cả nước. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: B Câu 15 Trả lời câu hỏi 15 trang 53 Bài 1 SBT Lịch Sử 12 Cánh diều Năm 1973, Việt Nam thiết lập, mở rộng quan hệ ngoại giao với những quốc gia nào sau đây?Năm 1973, Việt Nam thiết lập, mở rộng quan hệ ngoại giao với những quốc gia nào sau đây? A. Pháp, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a. B. Cu-ba, Ni-giê-ri-a, Hà Lan. C. Hà Lan, Pháp, Cu-ba. D. Cu-ba, Ca-mơ-run, Pháp. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: A Câu 16 Trả lời câu hỏi 16 trang 53 Bài 1 SBT Lịch Sử 12 Cánh diều Một trong những biểu hiện của hoạt động đối ngoại nhân dân trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) là A. thành lập các cơ quan ngoại giao tại nước ngoài. B. tiếp nhập viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa. C. thành lập U ban Việt Nam đoàn kết với nhân dân Mỹ. D. đưa ngoại giao nhân dân trở thành một mặt trận bên cạnh chính trị và quân sự. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: C Câu 17 Trả lời câu hỏi 17 trang 53 Bài 1 SBT Lịch Sử 12 Cánh diều Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn dúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D. “Tàn sát người dân chịu sưu dịch, trấn áp nho sĩ, phả các trường học và các hội buôn được thành lập theo đúng lời chỉ dẫn của Chính phủ, đó là những biện pháp mà Nhà nước Đông Dương đã thực hiện sau các cuộc biểu tình khẩn nài của dân Nam chống lại sưu cao dịch nặng đã đẩy họ vào cảnh nghèo khổ và chết đói .... ". (Phan Châu Trinh, Điều trần gửi Hội nhân quyền (Pa-ri, 1912): Những cuộc biểu tình năm 1908 của dân Trung Kì, trích trong: Phan Châu Trinh, Toàn tập, Tập 2, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng, 2005, tr.161) A. Chính quyền Pháp ở Đông Dương đã thi hành những chính sách không phù hợp sau cuộc biểu tình của nhân dân Trung Kì. B. Chính quyền Pháp ở Đông Dương đã có dấu hiệu đi ngược lại với chính sách của Chính phủ Pháp. C. Chính phủ Pháp đã chỉ đạo đàn áp các cuộc biểu tình của người dân Việt Nam. D. Chính phủ Pháp đã chỉ đạo phá các trường học và hội buôn ở Đông Dương. Lời giải chi tiết: - Các nhận định đúng: A, B - Các nhận định sai: C, D Câu 18 Trả lời câu hỏi 18 trang 54 Bài 1 SBT Lịch Sử 12 Cánh diều Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D “Sau Cách mạng tháng Tám 1945, chưa có quốc gia nào trên thế giới công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 được ki kết giữa Chính phủ ta với đại diện Chính phủ Pháp ở Việt Nam mởi là sự “thừa nhận trên thực tế", sự cỏ mặt của đại diện các phải bộ Đồng minh trong lễ ki tại Hà Nội cũng mang ý nghĩa đó. Nhưng đến Hội nghị Giơ-ne-vơ, với bản tham dự của năm cường quốc, bản tuyên bố cuổi cùng đã ghi nhận nền độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia". (Vũ Dương Ninh, Lịch sử quan hệ đổi ngoại Việt Nam 1940 - 2010, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2015, tr.143 - 144) A. Với Hiệp định Giơ-ne-vơ, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã được công nhận bởi các nước trên thế giới. B. Từ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, các nước lớn không còn can thiệp vào Việt Nam. C. Từ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, các nước Đồng minh đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. D. Với Hiệp định Giơ-ne-vơ, vị thế quốc tế của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã được nâng cao. Lời giải chi tiết: - Các nhận định đúng: A, B, C - Các nhận định sai: D Câu 19 Trả lời câu hỏi 19 trang 54 Bài 1 SBT Lịch Sử 12 Cánh diều Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D. “Về ngoại giao, kiên trì chủ trương ngoại giao với các nước theo nguyên tắc “bình đẳng và tương trợ". Phải đặc biệt chủ ý những điều này: một là thuật ngoại giao là làm cho nước mình it kẻ thù và nhiều bạn đồng minh hơn hết; hai là muốn ngoại giao được thắng lợi là phải biểu dương thực lực”. (Đảng Cộng sản Đông Dương, Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc, ngày 25-11-1945) A. Chỉ thị nhấn mạnh chủ trương cần bình đẳng với kẻ thù. B. Chỉ thị khẳng định ngoại giao thắng lợi dẫn đến lực lượng và sức mạnh được bộc lộ và tăng cường. C. Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thực hiện phương châm ngoại giao “thêm bạn bớt thù". D. Chỉ thị xác định việc biểu dương thực lực có vai trò quyết định thắng lợi trong đấu tranh ngoại giao. Lời giải chi tiết: - Các nhận định đúng: C, D - Các nhận định sai: A, B Câu 20 Trả lời câu hỏi 20 trang 55 Bài 1 SBT Lịch Sử 12 Cánh diều Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D Mỹ đã huy động tới 6 triệu lượt binh sĩ (riêng lính Mỹ chiếm khoảng 3 triệu), chiếm 68 % bộ binh, 60 % lính thuỷ đánh bộ, 32 % không quân chiến thuật, 50 % không quân chiến lược, 40 % hải quân chỉ để phục vụ cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Riêng năm 1968, mỗi ngày chi phí cho chiến tranh ở Việt Nam lên đến khoảng 100 triệu USD. Chi phí cho chiến tranh ở Việt Nam gấp 2,5 lần tiền Mỹ viện trợ cho tất cả các nước kém phát triển trong 25 năm, ngốn 70 % tiền chuẩn chi cho quốc phòng Mỹ từ năm 1967 đến năm 1972. A. Chiến tranh ở Việt Nam đã khiến Mỹ thiệt hại nặng nề chưa từng có. B. Chiến tranh ở Việt Nam là một cuộc chiến tranh gây tốn kém đối với Mỹ. C. Chiến tranh ở Việt Nam đã tiêu tốn hầu hết khoản chỉ cho quân sự của Mỹ. D. Chiến tranh ở Việt Nam huy động một lực lượng lớn quân đội Mỹ ở hầu hết các quân binh chúng. Lời giải chi tiết: - Các nhận định đúng: B, D - Các nhận định sai: A, C
|