Bài 10. Em quý trọng đồng tiền - SGK Đạo đức 4 Chân trời sáng tạoTham gia trò chơi Đi chợ và trả lời câu hỏi. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 4 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Khởi động Trả lời câu hỏi trang 49 SGK Đạo đức 4 – Chân trời sáng tạo Tham gia trò chơi Đi chợ và trả lời câu hỏi. Qua trò chơi trên, theo em, tiền dùng để làm gì? Phương pháp giải: Tham gia trò chơi và chỉ ra tác dụng của tiền. Lời giải chi tiết: Tiền dùng để: - Mua bán, trao đổi hàng hóa. - Biếu, tặng người khác. KTTTM 1 Trả lời câu hỏi trang 50 SGK Đạo đức 4 – Chân trời sáng tạo Quan sát tranh và cho biết vai trò của tiền
Kể thêm vai trò khác của tiền. Phương pháp giải: - Quan sát các bức tranh và chỉ ra vai trò của tiền. - Kể thêm vai trò khác của tiền. Lời giải chi tiết: - Các nhân vật trong tranh đang sử dụng tiền để: Tranh 1: hai mẹ con dùng tiền để đi chợ mua rau Tranh 2: cậu bé đi mua vé vào Thảo cầm viên. Tranh 3: cô bé dùng tiền đi khám bệnh Tranh 4: cậu bé dùng tiền để quyên góp, ủng hộ những người gặp hoàn cảnh khó khăn. - Vai trò khác của tiền: + Mua sách vở, quần áo. + Mua thức ăn, vật dụng sinh hoạt hàng ngày. KTTTM 2 Trả lời câu hỏi trang 50, 51 SGK Đạo đức 4 – Chân trời sáng tạo Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi
QUÝ TRỌNG ĐỒNG TIẾN Ngày xưa, có một người nông dân rất siêng năng. Tuy vậy, ông rất buồn vì cậu con trai lười biếng. Một hôm, ông bảo con: Người mẹ sợ con vất vả nên đưa cho cậu một đồng tiền vàng và dặn: - Hãy nói với cha đây là tiền tự tay con kiếm được! Khi nhận đồng tiền từ con, người cha liền gạt phăng đi và nghiêm giọng: - Đây không phải là tiền do con làm ra. Đứa con trai vẫn bình thản, không nói gì và lẳng lặng đi ra. Hôm sau, người mẹ nói với con rằng nên tự tìm một việc gì đó để làm kiếm tiền. Cậu vâng lời mẹ dặn. Sau một tuần vất vả làm thuê, cậu cũng kiếm được một đồng tiền vàng mang về. Hai tay cậu cầm đồng tiền đưa cho cha. Người cha lại gạt phăng, đồng tiền bị rơi xuống đất. Thấy vậy, người con trai tỏ ra lo lắng, vội vàng tìm và nhật đóng tiền lên một cách trân trọng. Lúc này, người cha cầm tay con trai nói: Giờ thì cha đã tin rằng đồng tiền này là do tự tay con kiếm được. Có làm lụng vất vả thì mới biết quý trọng đóng tiền. (Phỏng theo truyện cổ tích Chăm, Kể chuyện 5, NXB Giáo dục, 1984) - Người con đã làm gì trong hai lần người cha gạt đồng tiền xuống đất? Vì sao cậu lại có hành động khác nhau như vậy? - Theo em, vì sao phải quý trọng đồng tiền? Phương pháp giải: - Đọc câu chuyện và chỉ ra hành động của người con trong hai lần người cha gạt đồng tiền xuống đất. Nêu sự khác biệt của hành động trong hai lần đó. - Đưa ra lý do để giải thích vì sao em phải quý trọng đồng tiền Lời giải chi tiết: - Hành động của người con trong hai lần người cha gạt đồng tiền xuống đất là: + Lần 1, người con bình thản, không nói gì và lẳng lặng đi ra khi bị người cha gạt đồng tiền xuống đất. + Lần 2 thì người con lo lắng, vội vàng tìm và nhặt đồng tiền lên một cách trân trọng. Người con hành động khác nhau như vậy là vì lần 1 không phải tiền của cậu làm ra, lần 2 mới là tiền cậu làm ra nên cậu mới trân quý đồng tiền của mình. - Em phải quý trọng đồng tiền vì công sức bỏ ra để lao động rất vất vả và khổ cực. Kiếm được một đồng tiền là cả một quá trình lao động cực nhọc nên chúng ta càng phải trân quý giá trị của đồng tiền. KTTTM 3 Trả lời câu hỏi trang 51, 52 SGK Đạo đức 4– Chân trời sáng tạo Quan sát tranh, cho biết cách bảo quản và tiết kiệm tiền
Kể thêm các cách bảo quản và tiết kiệm tiền Phương pháp giải: - Quan sát tranh và chỉ ra cách bảo quản và tiết kiệm tiền. - Kể thêm các cách bảo quản và tiết kiệm tiền Lời giải chi tiết: - Cách bảo quản và tiết kiệm tiền: Bức tranh 1: xếp tiền lại gọn gàng và nhờ mẹ giữ hộ Bức tranh 2: cho tiền vào heo tiết kiệm Bức tranh 3: tận dụng chai nhựa để làm đồ dùng học tập Bức tranh 4: tặng sách cũ cho các em nhỏ - Các cách khác để bảo quản, tiết kiệm tiền: + Mỗi khi nhận được lì xì tết, em sẽ bỏ lợn tiết kiệm. + Em sẽ tận dụng những trang giấy trắng của cuốn vở năm ngoái không dùng đến nữa để làm giấy nháp Luyện tập 1 Trả lời câu hỏi trang 52 SGK Đạo đức 4 – Chân trời sáng tạo Nhận xét các ý kiến sau: Phương pháp giải: Đọc các ý kiến và đưa ra nhận xét về các ý kiến đó. Lời giải chi tiết: 1. Không đồng ý vì tiết kiệm tiền là một cách để dự trữ, đề phòng khi có những trường hợp cần thiết phải dùng đến. 2. Không đồng ý vì nếu không biết tiết kiệm tiền thì bất kể giàu hay nghèo sẽ rất thụ động trong cuộc sống. 3. Không đồng ý vì chúng ta cần phải biết bảo quản và tiết kiệm tiền của cả gia đình, trường học nữa. 4. Không đồng ý vì nếu chúng ta không biết bảo quản thì lần sau họ sẽ không cho mình nữa. 5. Đồng ý vì đó là một hành động đẹp, giúp san sẻ khó khăn với người khác. 6. Đồng ý vì để kiếm được đồng tiền rất vất vả, cực nhọc nên chúng ta cần phải biết bảo quản chúng thật kĩ càng. Đó chính là trân trọng sức lao động và thành quả do mình làm ra. Luyện tập 2 Trả lời câu hỏi trang 52, 53 SGK Đạo đức 4– Chân trời sáng tạo Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào sau đây? Vì sao?
Phương pháp giải: Quan sát các tình huống và đưa ra quan điểm về các tình huống đó, giải thích. Lời giải chi tiết:
Luyện tập 3 Trả lời câu hỏi trang 53 SGK Đạo đức 4– Chân trời sáng tạo Đưa ra lời khuyên trong các tình huống sau: Tình huống 1: Trong một buổi liên hoan của lớp, Tin thấy Bin lấy nhiều món nhưng không ăn hết và muốn bỏ thức ăn thừa. Câu hỏi: Nếu là Tin, em sẽ khuyên Bin điều gì? Tình huống 2: Cốm đang cùng Na gấp thuyền thì hết giấy thủ công. Cốm liền lấy một cuốn truyện tranh và nói với Na: "Mình xé vài trang để gấp thuyền tiếp nhé!" Câu hỏi: Nếu là Na, em sẽ khuyên Cốm điều gì? Tình huống 3: Xe đạp của Bin bị hỏng bánh. Bố sửa lại nhưng Bin không đồng ý mà muốn mua xe mới. Câu hỏi: Nếu là bạn của Bin, em sẽ khuyên Bin điều gì? Phương pháp giải: Đọc các tình huống và đưa ra lời khuyên cho các bạn trong các tình huống đó. Lời giải chi tiết: - Tình huống 1: Nếu là Tin, em sẽ nhắc nhở Bin là bạn chỉ nên lấy vừa đủ để ăn thôi, không nên lấy quá nhiều. Làm như vậy sẽ rất lãng phí, có thể người khác sẽ không có đồ để ăn. - Tình huống 2: Nếu là Na, em sẽ khuyên Cốm không được làm như vậy vì đó là hành vi phá hoại sách vở. Mình có thể đi mua thêm giấy hoặc gấp sau cũng được. - Tình huống 3: Nếu là bạn của Bin, em sẽ nhắc nhở bạn nếu như xe đó sửa vẫn còn sử dụng được không nhất thiết phải mua xe khác. Chúng mình nên tiết kiệm để sử dụng cho những thứ khác cần thiết hơn Luyện tập 4 Trả lời câu hỏi trang 54 SGK Đạo đức 4– Chân trời sáng tạo Xử lý tình huống Tình huống 1: Na đang dùng hộp bút màu mẹ tặng, Vào dịp sinh nhật, Na được bạn tặng thêm một hộp bút màu mới rất đẹp. Câu hỏi: Nếu là Na, em sẽ làm gì? Tình huống 2: Sau Tết, Bin có một khoản tiền mừng tuổi. Bin định dùng số tiến này mua dụng cụ học tập. Tuy nhiên, khi đến siêu thị, thấy có nhiều đồ chơi hấp dẫn, Bin lại muốn đem hết số tiền đang có mua đồ chơi. Câu hỏi: Nếu là Bin, em sẽ làm gì? Phương pháp giải: Đọc các tình huống và đưa ra hành động phù hợp cho các bạn trong các tình huống đó. Lời giải chi tiết: Tình huống 1: Nếu là Na, em sẽ cất một hộp màu đi khi nào dùng hết hộp màu kia thì sẽ dùng hộp màu còn lại. Tình huống 2: Nếu là Bin, em sẽ chỉ mua một thứ đồ chơi mà mình thích nhất và số tiền còn lại em sẽ mua đồ dùng học tập Vận dụng 1 Trả lời câu hỏi trang 54 SGK Đạo đức 4 – Chân trời sáng tạo Chia sẻ với các bạn về những việc em đã và sẽ làm để bảo quản, tiết kiệm tiền Phương pháp giải: Chia sẻ những việc em đã và sẽ làm để bảo quản, tiết kiệm tiền Lời giải chi tiết: Những việc em đã và sẽ làm để bảo quản, tiết kiệm tiền: - Nuôi heo đất để đựng tiền lì xì. - Không đòi mẹ mua quần áo mới khi em đang có nhiều quần áo. - Không đòi mẹ mua đồ chơi mới cho mình. - Tiết kiệm trang giấy trắng của quyển sách cũ để làm giấy nháp. Vận dụng 2 Trả lời câu hỏi trang 54 SGK Đạo đức 4 – Chân trời sáng tạo Lập và thực hiện kế hoạch tiết kiệm tiền phù hợp với điều kiện của bản thân Phương pháp giải: Suy nghĩ và thực hiện kế hoạch tiết kiệm tiền phù hợp với điều kiện của bản thân Lời giải chi tiết: KẾ HOẠCH TIẾT KIỆM TIỀN
Vận dụng 3 Trả lời câu hỏi trang 54 SGK Đạo đức 4 – Chân trời sáng tạo Nhắc nhở các bạn cùng thực hiện việc bảo quản và tiết kiệm tiền. Phương pháp giải: Nhắc nhở các bạn cùng thực hiện việc bảo quản và tiết kiệm tiền. Lời giải chi tiết: Nhắc nhở các bạn cùng thực hiện việc bảo quản và tiết kiệm tiền. + Chỉ ra sự lao động vất vả đó để có thể trân trọng và tiết kiệm tiền. + Nuôi heo đất để bỏ tiền tiết kiệm vào đó. + Chỉ mua những thứ cần thiết, không đòi hỏi mua linh tinh. + Tiết kiệm điện, nước, đồ ăn, đồ dùng học tập…
|