Bài 1. Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam - SBT Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạoEm hiểu thế nào là tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Bài tập 1 Em hiểu thế nào là tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam? Lời giải chi tiết: - Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam là sự trân trọng, tự hào, giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc Việt Nam được thể hiện thông qua lời nói, hành động, thái độ, cảm xúc và được biểu hiện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Bài tập 2 Em hãy kể tên một số truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam. Cho biết những truyền thống đó mang lại giá trị gì Lời giải chi tiết: - Một số truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam là: yêu nước, nhân ái, đoàn kết, tôn sư trọng đạo…. - Những truyền thống đó là nền tảng tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc, là cội nguồn sức mạnh để dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách, là tiền đề quan trọng để mỗi cá nhân sống tốt và có ích hơn cho cộng đồng, xã hội. Bài tập 3 Em hãy nêu một vài biểu hiện đúng và chưa đúng của việc tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam Lời giải chi tiết: - Biểu hiện đúng của việc tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam: + Giữ gìn trân trọng các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam. + Tích cực tìm hiểu về văn hóa và các truyền thống tốt đẹp của dân tộc như: Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết nhân nghĩa,Tự hào với bạn bè quốc tế về lịch sử dân tộc hào hùng của dân tộc. - Biểu hiện chưa đúng của việc tự hào về truyền thống dân tộc: + Dễ dàng bị các thế lực thù địch lôi kéo, dụ dỗ, xuyên tạc lịch sử Việt Nam. + Tự ti, ngại ngùng vì Việt Nam là nước đang phát triển, có thái độ không tôn trọng tới truyền thống văn hóa và lịch sử Việt Nam. Bài tập 4 Theo em, cần phải làm gì để thể hiện niềm tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam? Lời giải chi tiết: Theo em, học sinh cần: - Tích cực học tập, rèn luyện về đạo đức, nhân cách góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp, văn minh. - Kính trọng người lớn tuổi, cựu chiến binh ở địa phương. - Tìm đọc tài liệu nói về truyền thống và phong tục, tập quán của dân tộc. - Đánh giá cao, kính phục các nghệ nhân của các nghề truyền thống. Tích cực tham gia những hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn - Tích cực tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm để tự hào về truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc. - Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương. - Tham gia và hỗ trợ hoạt động tổ chức các lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hóa ở địa phương, quê hương mình. - Tích cực xem phim, kịch, nghe nhạc của Việt Nam. - Sưu tầm những món ăn, trang phục dân tộc độc đáo. - Tìm hiểu, giới thiệu với mọi người về các lễ hội truyền thống của dân tộc. Bài tập 5 Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về bài thơ Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam, tương truyền của Lý Thường Kiệt). NAM QUỐC SƠN HÀ (Sông núi nước Nam) Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đằng hành khan thủ bại hư. Dịch thơ Sông núi nước Nam vua Nam ở Vằng vặc sách trời chia xứ sở Giặc dữ cớ sao phạm đến đây Chúng mày nhất định phải tan vỡ. (Lê Thước - Nam Trân dịch, Thơ văn Lý - Trần, tập 1, NXB Khoa học Xã hội, 1977) Lời giải chi tiết: - Bài thơ là niềm tự hào về tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm của dân tộc ta, khẳng định vị thế và chủ quyền đất nước. Đây còn là lời cảnh báo cho quân xâm lược muốn đô hộ xâm chiếm nước ta, chúng sẽ phải trả giá và nhận thất bại. Qua đó cho thấy được truyền thống đoàn kết, ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc, sự kiên cường mạnh mẽ của toàn thể dân tộc Việt Nam nhất định sẽ đánh thắng quân xâm lược giữ yên lãnh thổ, ngoài ra bài thơ còn cho thấy sự xưng vua xưng đế của nước Nam cũng cho thấy nước ta là một quốc gia sánh ngang với các nước phương Bắc, không thể bị khuất phục trước mọi sự xâm lược của kẻ thù. Bài tập 6 Câu 1 Nội dung nào dưới đây không phải là truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam? A. Yêu nước, thương nòi. B. Đoàn kết, nhân nghĩa. C. Hiếu học, tôn sư trọng đạo. D. Tổ chức cưới hỏi linh đình. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: D Bài tập 6 Câu 2 Nội dung nào dưới đây thể hiện giá trị của các truyền thống dân tộc Việt Nam? A. Mang đến những giá trị to lớn về văn hoá, lịch sử, xã hội và kinh tế; là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước. B. Giúp cho cá nhân luôn sẵn sàng học hỏi để có thể hoà nhập và phát triển, trở thành một công dân toàn cầu. C. Giúp rèn luyện các kĩ năng, tiết kiệm thời gian và hướng đến việc đạt được hiệu quả cao trong công việc. D. Giúp con người có cách ứng xử đúng đắn, phù hợp; góp phần thúc đẩy xã hội ổn định, công bằng, phát triển. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: D Bài tập 6 Câu 3 Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam? A. Chê bai, xem thường những truyền thống lâu đời của dân tộc. B. Tổ chức ma chay phức tạp, dài ngày. C. Giữ gìn, phát huy các giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc. D. Từ chối tham gia các hoạt động nhằm phát huy các truyền thống của dân tộc. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: C Bài tập 6 Câu 4 Nội dung nào dưới đây không phù hợp với việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam? A. Trân trọng, hãnh diện về truyền thống của dân tộc mình. B. Giữ gìn, phát huy các giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc. C. Quảng bá hình ảnh, truyền thống, văn hoá của dân tộc ra thế giới. D. Cổ xuý cho các hủ tục của quê hương. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: D Bài tập 6 Câu 5 Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam? A. Không quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. B. Trân trọng các giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc. C. Giữ gìn và phát huy các hủ tục của dân tộc. D. Xoá bỏ hoàn toàn truyền thống của dân tộc. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: B Bài tập 6 Câu 6 Để thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam, học sinh cần thực hiện việc làm nào dưới đây? A. Chán nản vì đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu. B. Đề cao truyền thống của dân tộc mình, không tôn trọng truyền thống của dân tộc khác. C. Tích cực tìm hiểu về các truyền thống của dân tộc Việt Nam. D. Thực hiện những hành vi làm xấu hình ảnh của dân tộc. Lời giải chi tiết: Đáp án đúng là: C Bài tập 7 Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”. (Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, NXB Sự thật, 1986) Câu hỏi: - Theo em, Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nhắn nhủ điều gì đến mọi người qua đoạn trích trên? - Là chủ nhân tương lai của đất nước, em cần phải làm gì để có thể thực hiện lời nhắn nhủ trên của Bác Hồ? Lời giải chi tiết: - Chủ tịch Hồ Chí Minh - Vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc Việt Nam, Người luôn muốn nhắn nhủ tới toàn thể dân tộc về lòng yêu nước, ý chí kiên cường mạnh mẽ của dân tộc đặc biệt là thế hệ trẻ để họ luôn tiếp nối, thấu hiểu tinh thần yêu quê hương đất nước và căm thù giặc của nhân dân ta từ đó quyết tâm giữ gìn phát huy dâng cao hơn nữa truyền thống yêu nước của dân tộc, cả nước hòa cùng một nhịp chung tay bảo vệ đất nước. - Là chủ nhân tương lai của đất nước, em cần tích cực rèn luyện về đạo đức , chăm chỉ học tập đạt nhiều thành tích đáng tự hào. Học sinh cần phân biệt được những hành vi đúng đắn và những hành vi tiêu cực trong việc giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp, có những hành động cụ thể về việc giữ gìn các truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước, ủng hộ các hành động đẹp nhằm phát huy niềm tự hào về truyền thống dân tộc , biết lên án phê phán những hành vi xấu và những hành động làm ảnh hưởng tới các giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước. Bài tập 8 Có ý kiến cho rằng:“Thật đáng tự hào vì Việt Nam là một dân tộc có lịch sử hàng nghìn năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu hàng nghìn năm văn hiến ấy chỉ là một chương trong sách của môn học Lịch sử mà không được thể hiện trong cách hành xử đời thường”. Câu hỏi: Là một người Việt Nam trẻ tuổi, em có suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên? Lời giải chi tiết: - Ý kiến trên có tác dụng nhắc nhở, cảnh tỉnh mỗi người Việt Nam cần biết tôn trọng bề dày lịch sử của dân tộc mình đồng thời nhìn lại chính mình, để biết trân trọng quá khứ của cha ông , cần có ý thức gìn giữ và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp trong hiện tại. - Tuy nhiên, trong cuộc sống cũng cần phải có những hành động cụ thể đúng đắn, thể hiện các giá trị văn hóa truyền thống của quê hương, sẽ là phiến diện nếu không ghi nhận những tấm gương nỗ lực để bảo vệ và phát huy truyền thống đó trong đời sống. Từ đó, rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân. Bài tập 9 Em hãy xây dựng từ ba đến năm quy tắc ứng xử trong sinh hoạt và học tập nhằm phát huy các truyền thống tốt đẹp Lời giải chi tiết: - Ứng xử trong chào hỏi, xưng hô, giới thiệu với thầy cô giáo, nhân viên trong nhà trường khách đến thăm, các vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đảm bảo kính trọng, lịch sự, ngắn gọn, rõ ràng và lễ phép. - Chân thành, thẳng thắn, cởi mở, ôn tồn, không cãi vã , chê bai, dè bỉu, xúc phạm, huơ chân, múa tay, nói tục, chửi bậy, chửi thề, khạc nhổ, thiếu tôn trọng với người có công với cách mạng, người thân xung quanh và toàn thể cộng đồng Bài tập 10 Em hãy tìm hiểu và giới thiệu với bạn bè quốc tế về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam Gợi ý: Hình thức thể hiện thông qua các sản phẩm như: video clip, tranh vẽ hoặc một bài thuyết trình,.. Lời giải chi tiết: Tranh vẽ về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam
|