Bài 1: Kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân

Thảo luận nhóm về sự khác biệt cơ bản giữa kĩ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân và kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (Trang 31, SGK GDTC 12):

Đề bài: Thảo luận nhóm về sự khác biệt cơ bản giữa kĩ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân và kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân.

Phương pháp giải:

- Đọc kỹ phần 1, 2 (Kiến thức mới). Vị trí tiếp xúc bóng bằng mu ngoài bàn chân và kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân (SGK trang 28)

- Chỉ ra được sự khác biệt cơ bản giữa kĩ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân và kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân.

Lời giải chi tiết:

Kĩ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân

Kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân

Thường được sử dụng khi chuyền bóng ở khoảng cách xa và dứt điểm vào cầu môn.

Thường được sử dụng để chuyền bóng ở cự li gần, trung bình và đá bóng vào cầu môn.

Vị trí tiếp xúc của bàn chân vào bóng là phía trong bàn chân, từ đầu ngón cái đến mắt cá chân.

Vị trí tiếp xúc của bàn chân vào bóng là mặt ngoài bàn chân, từ ngón chân út đến mắt cá ngoài của bàn chân.

Câu 2

Câu 2 (Trang 31, SGK GDTC 12):

Đề bài: Vì sao khó phán đoán đường bay của bóng khi đá bằng mu ngoài bàn chân?

Phương pháp giải:

- Đọc kỹ phần 1, 2 (Kiến thức mới). Vị trí tiếp xúc bóng bằng mu ngoài bàn chân và kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân (SGK trang 28)

- Chỉ ra được lí do vì sao khó phán đoán đường bay của bóng khi đá bằng mu ngoài bàn chân.

Lời giải chi tiết:

- Đá bóng bằng mu ngoài bàn chân là một trong những kỹ thuật rất khó thực hiện trong bóng đá. Nhưng nó lại cho hiệu quả cao, bởi lực đi của bóng mạnh, khó xác định được hướng bóng, gây ra rất nhiều khó khăn cho thủ môn trong việc phán đoán.

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close