• Câu hỏi mục 1 trang 5

    Xét phép thử T: “Tung một đồng xu cân đối và đồng chất hai lần liên tiếp”. a) Viết không gian mẫu (Omega ) gồm các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của đồng xu b) Kí hiệu (X) là số lần xuất hiện mặt ngửa. Hãy nêu các giá trị của (X) c) Giá trị của (X) có dự đoán trước được không?

    Xem chi tiết
  • Câu hỏi mục 2 trang 6

    Xét phép thử T: “Tung một đồng xu cân đối và đồng chất hai lần liên tiếp.” Xét biến ngẫu nhiên rời rạc X là số lần xuất hiện mặt ngửa. Xét các biến cố: (X = 0):”Số lần xuất hiện mặt ngửa sau hai lần tung bằng 0.” (X = 1):” Số lần xuất hiện mặt ngửa sau hai lần tung bằng 1.” (X = 2):” Số lần xuất hiện mặt ngửa sau hai lần tung bằng 2.” a) Tính (P(X = 0),P(X = 1),P(X = 2)). b) Tìm số thích hợp cho ? trong Bảng 1:

    Xem chi tiết
  • Câu hỏi mục 3 trang 8

    Một hộp đựng 10 quả cầu có cùng kích thước và màu sắc nhưng khác nhau về khối lượng: 5 quả cầu nặng 1kg, 2 quả cầu nặng 2kg, 3 quả cầu nặng 3kg. Chọn ngẫu nhiên một quả cầu từ chiếc hộp. a) Tính khối lượng trung bình của 10 quả cầu trên. b) Gọi (X) (kg) là khối lượng của quả cầu được chọn. Tính xác suất ({p_1} = P(X = 1),{p_2} = P(X = 2),{p_3} = P(X = 3)) và giá trị của biểu thức ({rm{E(X)}} = 1{p_1} + 2{p_2} + 3{p_3}.) c) So sánh khối lượng trung bình của 10 quả cầu và giá trị của E(

    Xem chi tiết
  • Câu hỏi mục 4 trang 10

    Trong Ví dụ 2, đặt ({rm{E(X)}} = mu .) a) Tính giá trị biểu thức: ({rm{V(X)}} = {(0 - mu )^2}.frac{1}{6} + {(1 - mu )^2}.frac{1}{2} + {(2 - mu )^2}.frac{3}{{10}} + {(3 - mu )^2}.frac{1}{{30}}) b) Tính ({rm{sigma (X)}} = sqrt {{rm{V(X)}}} )

    Xem chi tiết
  • Bài 1 trang 11

    Trong các trường hợp sau, trường hợp nào ta nhận được X là biến ngẫu nhiên rời rạc? Nếu X là biến ngẫu nhiên rời rạc, tìm tập giá trị của X. a) Tung một đồng xu cân đối và đồng chất bốn lần. Gọi X là số lần mặt ngửa xuất hiện. b) Gieo một xúc xắc cân đối và đồng chất ba lần. Gọi X là số lần xuất hiện mặt 6 chấm.

    Xem lời giải
  • Bài 2 trang 11

    Một cuộc điều tra được tiến hành ở một trường trung học phổ thông như sau: Chọn ngẫu nhiên một bạn học sinh trong trường và hỏi gia đình bạn đó có bao nhiêu người. Gọi X là số người trong gia đình bạn đó. Hỏi X có phải biến ngẫu nhiên rời rạc không? Vì sao?

    Xem lời giải
  • Bài 3 trang 11

    Chọn ngẫu nhiên một gia đình trong số các gia đình có hai con. Gọi X là số con gái trong gia đình đó. Hãy lập bảng phân bố xác suất của X, biết rằng xác suất sinh con gái là 0,5 và hai lần sinh là độc lập.

    Xem lời giải
  • Bài 4 trang 11

    Chọn ngẫu nhiên một ngày thứ Bảy trong các ngày thứ Bảy của năm 2022 mà một cửa hàng kinh doanh ô tô có mở cửa bán hàng. Gọi X là số ô tô mà cửa hàng bán ra trong ngày thứ Bảy đó. Biết rằng bảng phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc X là: Tính xác suất để trong ngày thứ Bảy đó cửa hàng bán được: a) Đúng hai chiếc ô tô; b) Không quá 4 chiếc ô tô; c) Nhiều hơn 4 chiếc ô tô;

    Xem lời giải
  • Bài 5 trang 12

    Học sinh khối 12 của một trường trung học phổ thông được chia thành các nhóm học tập. Chọn ngẫu nhiên một nhóm trong số các nhóm học tập đó. Gọi X là số học sinh trong nhóm được chọn ra. Biết rằng bảng phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc X là: Tính kì vọng, phương sai và độ lệch chuẩn của X.

    Xem lời giải
  • Bài 6 trang 12

    Trong lô hàng 10 chiếc máy tính mới nhập về có 3 chiếc bị lỗi, 7 chiếc đạt chuẩn. Chọn ngẫu nhiên đồng thời 4 chiếc máy tính trong lô hàng đó. Gọi X là số máy tính bị lỗi trong 4 chiếc được chọn ra. a) Lập bảng phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc X. b) Khi chọn ra 4 chiếc máy tính thì tình huống mấy chiếc bị lỗi có khả năng xảy ra cao nhất? c) Tính xác suất để trong 4 chiếc máy tính được chọn ra có ít nhất 1 chiếc bị lỗi. d) Tính kì vọng, phương sai và độ lệch chuẩn của X.

    Xem lời giải