Văn chương với cuộc đời.Quả thực văn chương luôn gắn bó với cuộc sống. Bắt nguồn từ cuộc sống, trước hết, văn chương là tấm gương phản chiếu cuộc sống. Đọc văn chương kim cổ đông tây, ta như được quay trở về với quá khứ của nhân loại từ thời hoang dại đến thế kỉ văn minh.
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã từng nhận xét về văn chương như sau: Văn chương sẽ là hình dung của cuộc sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống (Ý nghĩa văn chương). Quả thực văn chương luôn gắn bó với cuộc sống. Bắt nguồn từ cuộc sống, trước hết, văn chương là tấm gương phản chiếu cuộc sống. Đọc văn chương kim cổ đông tây, ta như được quay trở về với quá khứ của nhân loại từ thời hoang dại đến thế kỉ văn minh. Chỉ riêng văn học Việt Nam đã là những thước phim hoành tráng về cuộc sống mấy nghìn năm của dân tộc. Từ thuở các các vua Hùng dựng nước Văn Lang, công cuộc đấu tranh gian khổ để chinh phục thiên nhiên đã in dấu đậm nét trong thần thoại Sơn Tinh, Thủy Tinh rồi công cuộc khai phá đất đai, mở mang bờ cõi đã đi vào những thần thoại như Thần Trụ Trời, Đi săn mặt đất... Cùng với công cuộc chinh phục thiên nhiên là công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. Hình ảnh người anh hùng làng Gióng đánh tan giặc Ân trong thần thoại Thánh Gióng là những kì tích của cha ông. Cứ thế, các thời đại nối tiếp nhau qua đi, thời đại nào mà chẳng in dấu trong văn chương. Sông núi nước Nam là bản tuyên ngôn độc lập khẳng định vị thế và chủ quyền của dân tộc Đại Việt trong buổi đầu xây dựng quốc gia phong kiến độc lập. Hịch tướng sĩ là hồi kèn xung trận vang vọng núi sông trong cuộc quyết chiến với một tên đế quốc hùng mạnh bậc nhất của thế kỉ XIII, để bảo toàn giang sơn xã tắc. Bình Ngô đại cáo là khúc khải hoàn tráng lệ, hào hùng ngợi ca cả một dân tộc anh hùng trong chiến thắng lẫy lừng đánh tan ngoại xâm ở thế kỉ XV... Trong những năm của thế kỉ XX, hai cuộc kháng chiến lớn của dân tộc đã hiện diện sinh động trong thơ Tố Hữu, Lê Anh Xuân, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm..., trong văn Kim Lân, Nguyên Ngọc, Anh Đức, Phan Tứ, Nguyễn Minh Châu. Ta hãy thử sống lại những giây phút gian khổ của chiến sĩ Điện Biên- những người đã làm nên một chiến thắng “chấn động địa cầu” tháng 5 năm 1954: Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt Máu trộn bùn non Gan không núng Chí không mòn! Những đồng chí thân chôn làm giá súng Đầu bịt lỗ châu mai Băng mình qua núi thép gai ào ào vũ bão Những đồng chí chèn lưng cứu pháo Nát thân nhắm mắt còn ôm (Tố Hữu) Hay cái giây phút hào hùng đánh Mĩ những năm 60- 70: Anh ngã xuống trên đường băng Tân Sơn Nhất Nhưng anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng (Lê Anh Xuân) Bên cạnh những trang hào hùng của cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, còn có những bức tranh chân thực về những cuộc sống bình dị đời thường. Một cảnh lao động đầy thơ mộng: Hỡi cô tát nước bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi (Ca dao) Một tâm trạng xao xuyến bồi hồi của một cậu học trò lần đầu tiên đến trường: Con đường này tôi đã quen đi lại nhiều lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học. (Thanh Tịnh) Những rung động tinh tế của con người trước thiên nhiên: Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai (Nguyễn Trãi) Văn chương không chỉ là tấm gương phản chiếu đời sống, văn chương còn là ước mơ của con người về cuộc đời. Truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là ước mơ chiến thắng lũ lụt. Cổ tích Sự tích chú Cuội cung trăng là ước mơ có thứ thuốc thần tiên để cải tử hoàn sinh. Thạch Sanh, Sọ Dừa, Tấm Cám và một loạt các truyện cổ tích khác là ước mơ về cái đẹp, cái thiện, về sự chiến thắng của cái thiện chống cái ác. Em bé thông minh là ước mơ về tài trí của con người. . Kể cả những ước mơ nho nhỏ, những ước nguyện từ sâu thẳm bên trong tâm hồn con người cũng được văn chương nói hộ. Ta hãy lắng nghe tiếng lòng và khát khao hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội xưa: Chàng ơi phụ thiếp làm chi Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng (Ca dao) Những ước vọng ấy có khi chỉ được bộc lộ bằng một lời than ngắn, có lúc lại là một câu chuyện dài đầy xúc động. Cuộc chia tay của những con búp bê là một ví dụ. Truyện là những trang văn thấm đầy nước mắt đau thương của hai đứa trẻ phải chia lìa vì sự tan vỡ của gia đình, ước mong thổn thức của hai đứa trẻ hay chính khát vọng mãnh liệt của nhà văn về quyền sống của trẻ em? Một khát vọng đầy tinh thần nhân bản có thể lay động tâm thức hàng triệu người. Và đây, nỗi sầu da diết, mênh mang sâu thẳm của người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm khúc lại làm bùng cháy lên trong ta niềm mong mỏi thiết tha về một thế giới không có chiến tranh để không còn nỗi sầu chia li oái oăm, nghịch chướng, chỉ có nụ cười và ánh mắt hạnh phúc của con người. Khát khao ấy đã từng là khát vọng cao đẹp của vị thân vương quý tộc nhà Trần trên đường phò giá: Thái bình nên gắng sức Non nước ấy ngàn thu (Trần Quang Khải) Và cũng là niềm vui tràn ngập trong tâm hồn hoàng đế Trần Nhân Tông trước cảnh thái bình của nhân dân: Mục đồng sáo vẳng trâu về hết Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng Làm sao có thề kể hết những ước mơ đẹp về cuộc đời được gửi gắm vào trong những trang thơ văn. Văn chương là như thế đấy. Nó chính là cuộc đời. Nó đẹp như cuộc đời và đẹp hơn cả cuộc đời. Cuối cùng, xin được lấy lời của Hoài Thanh làm lời kết cho bài viết này: Nếu trong pho lịch sử loài người xoá các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xoá hết những dấu vết còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến mức nào. HocTot.Nam.Name.Vn
|