Trắc nghiệm Bài 6. Lực ma sát - Vật Lí 8

Đề bài

Câu 1 :

Có mấy loại lực ma sát?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Câu 2 :

Lực nào sau đây không phải là lực ma sát?

  • A

    Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường

  • B

    Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường

  • C

    Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn

  • D

    Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau.

Câu 3 :

Khi xe đang chuyển động, muốn xe đứng lại, người ta dùng phanh xe để:

  • A

    tăng ma sát trượt

  • B

    tăng ma sát lăn

  • C

    tăng ma sát nghỉ

  • D

    tăng quán tính

Câu 4 :

Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là:

  • A

    ma sát trượt

  • B

    ma sát nghỉ

  • C

    ma sát lăn

  • D

    lực quán tính

Câu 5 :

Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt

  • A

    Viên bi lăn trên cát

  • B

    Bánh xe đạp chạy trên đường

  • C

    Trục ổ bi ở xe máy đang hoạt động

  • D

    Khi viết phấn trên bảng

Câu 6 :

Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát lăn

  • A

    Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe

  • B

    Ma sát khi đánh diêm

  • C

    Ma sát tay cầm quả bóng

  • D

    Ma sát giữa bánh xe với mặt đường

Câu 7 :

Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát nghỉ

  • A

    Kéo trượt cái bàn trên sàn nhà

  • B

    Quả dừa rơi từ trên cao xuống

  • C

    Chuyển động của cành cây khi gió thổi

  • D

    Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc

Câu 8 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ma sát

  • A

    Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này trượt trên vật khác

  • B

    Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy

  • C

    Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt

  • D

    Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy

Câu 9 :

Cách nào sau đây làm giảm được ma sát nhiều nhất?

  • A

    Vừa tăng độ nhám vừa tăng diện tích của bề mặt tiếp xúc

  • B

    Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc

  • C

    Tăng độ nhám giữa các bề mặt tiếp xúc

  • D

    Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc

Câu 10 :

Hiếu đưa 1 vật nặng hình trụ lên cao bằng 2 cách, hoặc là lăn vật trên mặt phẳng nghiêng, hoặc kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. Cách nào lực ma sát lớn hơn?

  • A

    Lăn vật

  • B

    Kéo vật

  • C

    Cả 2 cách như nhau

  • D

    Không so sánh được.

Câu 11 :

Trong các cách làm dưới đây, cách nào làm giảm ma sát?

  • A

    Trước khi cử tạ, vận động viên xoa tay và dụng cụ vào phấn thơm

  • B

    Dùng sức nắm chặt bình dầu, bình dầu mới không tuột

  • C

    Khi trượt tuyết, tăng thêm diện tích của ván trượt

  • D

    Bò kéo xe rất tốn sức cần phải bỏ bớt 1 ít hàng hoá trên xe

Câu 12 :

Trong các cách làm dưới đây, cách nào làm tăng lực ma sát?

  • A

    Tăng thêm vòng bi ở ổ trục

  • B

    Rắc cát trên đường ray xe lửa

  • C

    Khi di chuyển vật nặng, bên dưới đặt các con lăn

  • D

    Tra dầu vào xích xe đạp

Câu 13 :

Tại sao trên lốp ôtô, xe máy, xe đạp người ta phải xẻ rãnh?

  • A

    Để trang trí cho bánh xe đẹp hơn

  • B

    Để giảm diện tích tiếp xúc với mặt đất, giúp xe đi nhanh hơn

  • C

    Để làm tăng ma sát giúp xe không bị trơn trượt

  • D

    Để tiết kiệm vật liệu

Câu 14 :

Trong các trường hợp xuất hiện lực dưới đây trường hợp nào là lực ma sát.

  • A

    Lực làm cho nước chảy từ trên cao xuống

  • B

    Lực xuất hiện khi lò xo bị nén

  • C

    Lực xuất hiện làm mòn lốp xe

  • D

    Lực tác dụng làm xe đạp chuyển động

Câu 15 :

Trong các trường hợp sau đây trường hợp  nào không cần tăng ma sát.

  • A

    Phanh xe để xe dừng lại

  • B

    Khi đi trên nền đất trơn.

  • C

    Khi kéo vật trên mặt đất

  • D

    Để ô tô vượt qua chỗ lầy

Câu 16 :

Trong các trường hợp sau trường hợp nào không xuất hiện lực ma sát nghỉ?.

  • A

    Quyển sách đứng yên trên mặt bàn dốc

  • B

    Bao xi măng đang đứng trên dây chuyền chuyển động

  • C

    Kéo vật bằng một lực nhưng vật vẫn không chuyển động

  • D

    Hòn đá đặt trên mặt đất phẳng.

Câu 17 :

Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào ma sát có ích?

  • A

    Ma sát làm mòn lốp xe

  • B

    Ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy.

  • C

    Ma sát sinh ra giữa trục xe và bánh xe

  • D

    Ma sát sinh ra khi vật trượt trên mặt sàn.

Câu 18 :

Người thợ may sau khi đơm cúc áo thường quấn thêm vài vòng chỉ quanh cúc để:

  • A

    tăng ma sát lăn

  • B

    tăng ma sát nghỉ

  • C

    tăng ma sát trượt

  • D

    tăng quán tính

Câu 19 :

Ý nghĩa của vòng bi là:

  • A

    thay ma sát nghỉ bằng ma sát trượt

  • B

    thay ma sát trượt bằng ma sát lăn

  • C

    thay ma sát lăn bằng ma sát trượt

  • D

    thay ma sát nghỉ bằng ma sát lăn

Câu 20 :

Một xe máy chuyển động đều, lực kéo của động cơ là \(500N\). Độ lớn của lực ma sát là:

  • A

    \(500N\)

  • B

    Lớn hơn \(500N\)

  • C

    Nhỏ hơn \(500N\)

  • D

    Chưa thể tính được

Câu 21 :

Một vật có khối lượng \(50{\rm{ }}kg\) chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang khi có lực tác dụng là \(35{\rm{ }}N\). Lực ma sát tác dụng lên vật trong trường hợp này có độ lớn là:

  • A

    \({F_{ms}} = 35N\)

  • B

    \({F_{ms}} = 50N\)

  • C

    \({F_{ms}} > 35N\)

  • D

    \({F_{ms}} < 35N\)

Câu 22 :

Một đoàn tàu khi vào ga, biết lực kéo của đầu máy là \(20000N\). Hỏi độ lớn của lực ma sát khi đó là:

  • A

    \(20000N\)

     

  • B

    Lớn hơn \(20000N\)

     

  • C

    Nhỏ hơn \(20000N\)

     

  • D

    Không thể tính được

Câu 23 :

Lực giữ cho vật đứng yên khi vật chịu tác dụng của lực khác là lực

  • A

    ma sát

  • B

    ma sát lăn

  • C

    ma sát nghỉ

  • D

    ma sát trượt

Câu 24 :

Câu nói về lực ma sát nào sau đây là sai?

  • A

    Lực ma sát thường cản trở chuyển động của vật, làm vật nóng lên và mài mòn vật.

  • B

    Lực ma sát lăn lớn hơn cả ma sát trượt và ma sát nghỉ.

  • C

    Lực ma sát cần thiết cho sự chuyển động của người, của vật, của xe cộ trên mặt đất.

  • D

    Lực ma sát sẽ cân bằng với lực kéo khi vật chuyển động thẳng đều theo phương nằm ngang.

Câu 25 :

Một vật đặt trên mặt bàn nằn ngang. Dùng tay đẩy vật để truyền cho nó một vận tốc. Vật sau đó chuyển động chậm dần vì

  • A

    Quán tính

  • B

    Lực đẩy của tay

  • C

    Lực ma sát

  • D

    Trọng lực

Câu 26 :

Lực nào trong hình vẽ sau đây không phải là lực ma sát?

  • A

    Hình B

  • B

    Hình D

  • C
    Hình A
  • D
    Hình C
Câu 27 : Lực ma sát là lực:
  • A

    Lực tiếp xúc

  • B

    Lực không tiếp xúc

  • C

    Lực đẩy

  • D
    Lực hút
Câu 28 :

Phương và chiều của lực ma sát:

  • A

    cùng phương, cùng chiều với lực tác dụng

  • B

    cùng phương, ngược chiều với lực tác dụng

  • C

    phương vuông góc với lực tác dụng, chiều hướng lên trên

  • D
    phương vuông góc với lực tác dụng, chiều hướng xuống dưới
Câu 29 : Lực ma sát nghỉ là:
  • A

    lực xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt của vật khác

  • B

    lực giữ cho vật đứng yên ngay cả khi nó bị kéo hoặc đẩy

  • C

    lực xuất hiện khi vật lăn trên bề mặt của vật khác

  • D
    cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 30 :

Ổ bi lắp ở trục quay (hình vẽ) có tác dụng gì?

  • A

    Chuyển ma sát nghỉ thành ma sát trượt để giảm ma sát

  • B

    Chuyển ma sát trượt thành ma sát nghỉ để giảm ma sát

  • C

    Chuyển ma sát trượt thành ma sát lăn để giảm ma sát

  • D
    Cả A và B đều đúng
Câu 31 :

Khi ta cầm bút để viết, lực nào giúp chiếc bút không trượt khỏi tay?

  • A

    Lực hút của Trái Đất

  • B

    Lực ma sát nghỉ

  • C

    Lực ma sát trượt

  • D
    Cả 3 lực trên.
Câu 32 :

Khi phanh gấp, lực ma sát xuất hiện ở những chỗ nào và có tác dụng gì đối với chuyển động của xe đạp?

  • A

    giữa má phanh và vành bánh xe; cản trở chuyển động của xe đạp

  • B

    giữa lốp xe và mặt đường; cản trở chuyển động của xe đạp

  • C

    giữa má phanh và vành bánh xe; thúc đẩy chuyển động của xe đạp

  • D
    cả A và B đều đúng
Câu 33 :

Một người ra sức đẩy thùng hàng mà nó vẫn đứng yên. Lực nào cân bằng với lực đẩy của người và có tác dụng gì?

  • A

    Lực ma sát nghỉ; thúc đẩy chuyển động

  • B

    Lực ma sát nghỉ; cản trở chuyển động

  • C

    Lực ma sát trượt; thúc đẩy chuyển động

  • D
    Lực ma sát trượt; cản trở chuyển động
Câu 34 :

Xe ô tô bị sa lầy. Máy vẫn nổ, bánh xe vẫn quay nhưng xe không dịch chuyển được. Tại sao? Phải làm thế nào để xe thoát khỏi vũng bùn?

  • A

    Do lực ma sát nghỉ giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần tăng lực ma sát nghỉ.

  • B

    Do lực ma sát trượt giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần tăng lực ma sát trượt.

  • C

    Do lực ma sát nghỉ giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần giảm lực ma sát nghỉ.

  • D
    Do lực ma sát trượt giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần giảm lực ma sát trượt.
Câu 35 :

Khi đi bộ, chân đạp lên mặt đường về phía sau làm xuất hiện lực ma sát giữa mặt đường và chân. Lực này có phương, chiều như thế nào và có tác dụng gì?

  • A

    phương nằm ngang, chiều hướng về phía sau; có tác dụng làm người chuyển động về phía trước.

  • B

    phương nằm ngang, chiều hướng về phía trước; có tác dụng làm người chuyển động về phía trước.

  • C

    phương nằm ngang, chiều hướng về phía sau; có tác dụng làm cản trở chuyển động.

  • D
    phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống; có tác dụng làm thúc đẩy chuyển động.
Câu 36 : Một vật đang nằm yên trên mặt phẳng nằm ngang. Khi tác dụng lên vật một lực có phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ 2 N thì vật vẫn nằm yên. Lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật khi đó có:
  • A

    phương nằm ngang, hướng từ phải sang trái, cường độ 2N.

  • B

    phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ 2N.

  • C

    phương nằm ngang, hướng từ phải sang trái, cường độ lớn hơn 2N.

  • D
    phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ lớn hơn 2N.
Câu 37 :

Lực ma sát trong trường hợp nào sau đây có tác dụng thúc đẩy chuyển động?

  • A

    Lực ma sát khi ô tô phanh gấp

  • B

    Lực ma sát giữa tay và các vật khi cầm, nắm

  • C

    Lực ma sát giữa phấn và bảng khi viết bảng

  • D
    Lực ma sát giữa lốp xe và mặt đường khi xe đứng yên trên dốc.
Câu 38 :

Bạn An đưa một vật nặng hình trụ lên cao bằng hai cách:

+ Cách 1: lăn vật trên mặt phẳng nghiêng

+ Cách 2: kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng

Hỏi cách nào lực ma sát lớn hơn?

  • A

    Cách 1

  • B

    Cách 2

  • C

    Cả 2 cách đều như nhau

  • D
    Không thể so sánh được.
Câu 39 :

Trường hợp nào sau đây, ma sát là có hại?

  • A

    Đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã

  • B

    Xe ô tô bị lầy trong cát

  • C

    Giày đi mãi, đế bị mòn

  • D
    Bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị
Câu 40 :

Tại sao khi phanh gấp, lốp xe ô tô để lại một vệt đen dài trên đường nhựa?

  • A

    Do ma sát giữa lốp xe mà mặt đường lớn

  • B

    Do cao su nóng lên

  • C

    Do ma sát giữa lốp xe và mặt đường lớn làm cho cao su nóng lên, mềm ra và dính vào mặt đường

  • D
    Do lực hút của mặt đường.
Câu 41 :

Hãy cho biết ý nghĩa của biển báo chỉ dẫn tốc độ giới hạn chạy trên đường cao tốc mô tả trong hình vẽ.

  • A

    Đường cao tốc, tốc độ tối thiểu 70km/h. Tốc độ tối đa 120km/h. Tốc độ tối thiểu khi trời mưa 100km/h.

  • B

    Đường cao tốc, tốc độ tối thiểu 70km/h. Tốc độ tối đa 120km/h. Tốc độ tối đa khi trời mưa 100km/h.

  • C

    Đường cao tốc, tốc độ tối thiểu 120km/h. Tốc độ tối đa 70km/h. Tốc độ tối đa khi trời mưa 100km/h.

  • D
    Đường cao tốc, tốc độ tối thiểu 70km/h. Tốc độ tối đa 100km/h. Tốc độ tối đa khi trời mưa 120km/h.
Câu 42 :

Phát biểu nào sau đây nói về lực ma sát là đúng?

  • A

    Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật

  • B

    Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy

  • C

    Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy

  • D

    Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên bề mặt vật kia

Câu 43 :

Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi

  • A

    quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng

  • B

    ô tô đang chuyển động, đột ngột hãm phanh

  • C

    quả bóng bàn đặt trên mặt bàn nằm ngang nhẵn bóng

  • D

    xe đạp đang xuống dốc

Câu 44 :

Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dùng tay búng vào vật để nó chuyển động. Vật sau đó chuyển động chậm dần vì có:

  • A

    trọng lực

  • B

    lực hấp dẫn

  • C

    lực búng của tay

  • D

    lực ma sát

Câu 45 :

Đặt vật trên một mặt bàn nằm ngang, móc lực kế vào vật và kéo sao cho lực kế song song với mặt bàn và vật trượt nhanh dần. Số chỉ của lực kế khi đó:

  • A

    bằng độ lớn lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật

  • B

    bằng độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật

  • C

    lớn hơn độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật

  • D

    nhỏ hơn độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật

Câu 46 :

Độ lớn của lực ma sát phụ thuộc vào:

  • A

    Tốc độ chuyển động của vật

  • B

    Độ lớn của lực kéo hoặc lực đẩy

  • C

    Tính chất của bề mặt tiếp xúc giữa các vật

  • D

    Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 47 :

Trong dây truyền sản xuất của nhiều nhà máy, các sản phẩm như: bao xi măng, các linh kiện,… di chuyển cùng với băng truyền nhờ lực ma sát nào?

  • A

    Lực ma sát trượt

  • B

    Lực ma sát nghỉ

  • C

    Lực ma sát lăn

  • D

    Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 48 :

Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát nghỉ?

  • A

    Xe ô tô đỗ trên đường dốc

  • B

    Ma sát giữa dây đàn với tay hay dụng cụ đánh đàn.

  • C

    Ma sát giữa các chi tiết máy trượt lên nhau.

  • D

    Cả B và C đều đúng.

Câu 49 :

Một thùng hàng đang được đẩy di chuyển trên mặt sàn nằm ngang. Các lực tác dụng lên thùng hàng là:

  • A

    Lực ma sát

  • B

    Lực hấp dẫn

  • C

    Lực đẩy

  • D

    Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 50 :

 Cách nào sau đây làm giảm được lực ma sát?

  • A
     Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.
  • B
     Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc.
  • C
     Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc.
  • D
     Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.
Câu 51 :

 Lực ma sát trượt xuất hiện trong trường hợp nào sau đây?

  • A
     Ma sát giữa má phanh với vành xe.
  • B
     Ma sát giữa cốc nước đặt trên bàn với mặt bàn.
  • C
     Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe đang chuyển động.
  • D
     Ma sát giữa các viên bi với ổ trục xe đạp, xe máy.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Có mấy loại lực ma sát?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Có 3 loại lực ma sát là:

+ Ma sát trượt

+ Ma sát lăn

+ Ma sát nghỉ

Câu 2 :

Lực nào sau đây không phải là lực ma sát?

  • A

    Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường

  • B

    Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường

  • C

    Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn

  • D

    Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

A - Lực ma sát trượt

B - Lực ma sát lăn

C - không phải lực ma sát

D - lực ma sát

Câu 3 :

Khi xe đang chuyển động, muốn xe đứng lại, người ta dùng phanh xe để:

  • A

    tăng ma sát trượt

  • B

    tăng ma sát lăn

  • C

    tăng ma sát nghỉ

  • D

    tăng quán tính

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.

+ Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.

+ Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật chịu tác dụng của vật khác.

=> Khi xe đang chuyển động, muốn xe đứng lại, người ta dùng phanh xe để tăng ma sát trượt giữa má phanh và bánh xe làm xe dừng lại

Câu 4 :

Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là:

  • A

    ma sát trượt

  • B

    ma sát nghỉ

  • C

    ma sát lăn

  • D

    lực quán tính

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Lực ma sát trượt sinh lực ma sát lăn ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.

+ Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.

+ Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật chịu tác dụng của vật khác.

=> Lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là lực ma sát lăn.

Câu 5 :

Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt

  • A

    Viên bi lăn trên cát

  • B

    Bánh xe đạp chạy trên đường

  • C

    Trục ổ bi ở xe máy đang hoạt động

  • D

    Khi viết phấn trên bảng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.

+ Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.

+ Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật chịu tác dụng của vật khác.

=> Các phương án:

A - ma sát lăn

B - ma sát lăn

C - ma sát lăn

D - ma sát trượt

Câu 6 :

Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát lăn

  • A

    Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe

  • B

    Ma sát khi đánh diêm

  • C

    Ma sát tay cầm quả bóng

  • D

    Ma sát giữa bánh xe với mặt đường

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.

+ Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.

+ Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật chịu tác dụng của vật khác.

=> Các phương án:

A - Ma sát trượt

B - Ma sát trượt

C - Ma sát nghỉ

D - Ma sát lăn

Câu 7 :

Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát nghỉ

  • A

    Kéo trượt cái bàn trên sàn nhà

  • B

    Quả dừa rơi từ trên cao xuống

  • C

    Chuyển động của cành cây khi gió thổi

  • D

    Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.

+ Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.

+ Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật chịu tác dụng của vật khác.

=> Trường hợp: Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc xuất hiện lực ma sát nghỉ

Câu 8 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ma sát

  • A

    Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này trượt trên vật khác

  • B

    Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy

  • C

    Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt

  • D

    Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

A - sai vì: Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này lăn trên vật khác

B - sai vì: Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy

C - đúng

D - sai vì: Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy

Câu 9 :

Cách nào sau đây làm giảm được ma sát nhiều nhất?

  • A

    Vừa tăng độ nhám vừa tăng diện tích của bề mặt tiếp xúc

  • B

    Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc

  • C

    Tăng độ nhám giữa các bề mặt tiếp xúc

  • D

    Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ta có: 

- Các cách để giảm ma sát:

+ Tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc

+ Bôi trơn bằng dầu mỡ
- Các cách để làm tăng ma sát:

+ Tăng áp lực

+ Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc

=> Cách để làm giảm ma sát được nhiều nhất là: tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc.

Câu 10 :

Hiếu đưa 1 vật nặng hình trụ lên cao bằng 2 cách, hoặc là lăn vật trên mặt phẳng nghiêng, hoặc kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. Cách nào lực ma sát lớn hơn?

  • A

    Lăn vật

  • B

    Kéo vật

  • C

    Cả 2 cách như nhau

  • D

    Không so sánh được.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ta có: Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt

+ Lăn vật => lực ma sát lăn

+ Kéo vật => ma sát trượt

=> Cách kéo vật lực ma sát lớn hơn

Câu 11 :

Trong các cách làm dưới đây, cách nào làm giảm ma sát?

  • A

    Trước khi cử tạ, vận động viên xoa tay và dụng cụ vào phấn thơm

  • B

    Dùng sức nắm chặt bình dầu, bình dầu mới không tuột

  • C

    Khi trượt tuyết, tăng thêm diện tích của ván trượt

  • D

    Bò kéo xe rất tốn sức cần phải bỏ bớt 1 ít hàng hoá trên xe

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

A, B, C - làm tăng ma sát

D - giảm ma sát

Câu 12 :

Trong các cách làm dưới đây, cách nào làm tăng lực ma sát?

  • A

    Tăng thêm vòng bi ở ổ trục

  • B

    Rắc cát trên đường ray xe lửa

  • C

    Khi di chuyển vật nặng, bên dưới đặt các con lăn

  • D

    Tra dầu vào xích xe đạp

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

A, C, D - làm giảm ma sát

B - làm tăng ma sát

Câu 13 :

Tại sao trên lốp ôtô, xe máy, xe đạp người ta phải xẻ rãnh?

  • A

    Để trang trí cho bánh xe đẹp hơn

  • B

    Để giảm diện tích tiếp xúc với mặt đất, giúp xe đi nhanh hơn

  • C

    Để làm tăng ma sát giúp xe không bị trơn trượt

  • D

    Để tiết kiệm vật liệu

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trên lốp ô tô, xe máy và xe đạp nguời ta phải xẻ rãnh để làm tăng ma sát giúp xe không bị trơn trượt

Câu 14 :

Trong các trường hợp xuất hiện lực dưới đây trường hợp nào là lực ma sát.

  • A

    Lực làm cho nước chảy từ trên cao xuống

  • B

    Lực xuất hiện khi lò xo bị nén

  • C

    Lực xuất hiện làm mòn lốp xe

  • D

    Lực tác dụng làm xe đạp chuyển động

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Vận dụng điều kiện xuất hiện của các loại lực ma sát.

=> Lực xuất hiện làm mòn lốp xe là do lực ma sát.

Câu 15 :

Trong các trường hợp sau đây trường hợp  nào không cần tăng ma sát.

  • A

    Phanh xe để xe dừng lại

  • B

    Khi đi trên nền đất trơn.

  • C

    Khi kéo vật trên mặt đất

  • D

    Để ô tô vượt qua chỗ lầy

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

A, B, D - là các trường hợp ma sát có lợi => cần tăng

C - trường hợp ma sát không có lợi => không cần tăng ma sát

Câu 16 :

Trong các trường hợp sau trường hợp nào không xuất hiện lực ma sát nghỉ?.

  • A

    Quyển sách đứng yên trên mặt bàn dốc

  • B

    Bao xi măng đang đứng trên dây chuyền chuyển động

  • C

    Kéo vật bằng một lực nhưng vật vẫn không chuyển động

  • D

    Hòn đá đặt trên mặt đất phẳng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Vận dụng điều kiện xuất hiện của các loại lực ma sát.

Ta có:

A, B, C - xuất hiện lực ma sát nghỉ

D - là trạng thái cân bằng của trọng lực và phản lực

Câu 17 :

Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào ma sát có ích?

  • A

    Ma sát làm mòn lốp xe

  • B

    Ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy.

  • C

    Ma sát sinh ra giữa trục xe và bánh xe

  • D

    Ma sát sinh ra khi vật trượt trên mặt sàn.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trường hợp ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy là trường hợp ma sát có ích.

Câu 18 :

Người thợ may sau khi đơm cúc áo thường quấn thêm vài vòng chỉ quanh cúc để:

  • A

    tăng ma sát lăn

  • B

    tăng ma sát nghỉ

  • C

    tăng ma sát trượt

  • D

    tăng quán tính

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Người thợ may sau khi đơm cúc áo thường quấn thêm vài vòng chỉ quanh cúc để tăng ma sát nghỉ.

Câu 19 :

Ý nghĩa của vòng bi là:

  • A

    thay ma sát nghỉ bằng ma sát trượt

  • B

    thay ma sát trượt bằng ma sát lăn

  • C

    thay ma sát lăn bằng ma sát trượt

  • D

    thay ma sát nghỉ bằng ma sát lăn

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Việc sử dụng vòng bi có ý nghĩa để giảm ma sát hay cách khác là thay ma sát trượt bằng ma sát lăn.

Câu 20 :

Một xe máy chuyển động đều, lực kéo của động cơ là \(500N\). Độ lớn của lực ma sát là:

  • A

    \(500N\)

  • B

    Lớn hơn \(500N\)

  • C

    Nhỏ hơn \(500N\)

  • D

    Chưa thể tính được

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Sử dụng định nghĩa về chuyển động đều

+ Xác định các lực cân bằng

Lời giải chi tiết :

Ta có

+ Xe máy chuyển động đều => các lực tác dụng lên xe cân bằng nhau

+ Theo phương chuyển động, xe chịu tác dụng của lực kéo của động cơ và lực ma sát

Vì các lực cân bằng với nhau => \({F_{m{\rm{s}}}} = {F_{keo}} = 500N\) 

Câu 21 :

Một vật có khối lượng \(50{\rm{ }}kg\) chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang khi có lực tác dụng là \(35{\rm{ }}N\). Lực ma sát tác dụng lên vật trong trường hợp này có độ lớn là:

  • A

    \({F_{ms}} = 35N\)

  • B

    \({F_{ms}} = 50N\)

  • C

    \({F_{ms}} > 35N\)

  • D

    \({F_{ms}} < 35N\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Sử dụng định nghĩa về chuyển động đều

+ Xác định các lực cân bằng

Lời giải chi tiết :

Ta có: các lực tác dụng lên vật:

+ Vật chuyển động đều => Các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau

+ Theo phương chuyển động, ta có \({F_k} = {F_{m{\rm{s}}}} = 35N\)

Câu 22 :

Một đoàn tàu khi vào ga, biết lực kéo của đầu máy là \(20000N\). Hỏi độ lớn của lực ma sát khi đó là:

  • A

    \(20000N\)

     

  • B

    Lớn hơn \(20000N\)

     

  • C

    Nhỏ hơn \(20000N\)

     

  • D

    Không thể tính được

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ta có, đoàn tàu đang vào ga => chuyển động của tàu chậm dần

Lực kéo của đầu máy là \(F = 20000N\)

=> Để đoàn tàu từ từ dừng lại thì \({F_{m{\rm{s}}}} > F = 20000N\)

Câu 23 :

Lực giữ cho vật đứng yên khi vật chịu tác dụng của lực khác là lực

  • A

    ma sát

  • B

    ma sát lăn

  • C

    ma sát nghỉ

  • D

    ma sát trượt

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.

+ Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.

+ Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật chịu tác dụng của vật khác.

Câu 24 :

Câu nói về lực ma sát nào sau đây là sai?

  • A

    Lực ma sát thường cản trở chuyển động của vật, làm vật nóng lên và mài mòn vật.

  • B

    Lực ma sát lăn lớn hơn cả ma sát trượt và ma sát nghỉ.

  • C

    Lực ma sát cần thiết cho sự chuyển động của người, của vật, của xe cộ trên mặt đất.

  • D

    Lực ma sát sẽ cân bằng với lực kéo khi vật chuyển động thẳng đều theo phương nằm ngang.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

B sai vì ma sát lăn nhỏ hơn ma sát trượt.

Câu 25 :

Một vật đặt trên mặt bàn nằn ngang. Dùng tay đẩy vật để truyền cho nó một vận tốc. Vật sau đó chuyển động chậm dần vì

  • A

    Quán tính

  • B

    Lực đẩy của tay

  • C

    Lực ma sát

  • D

    Trọng lực

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Vật chuyển động chậm dần vì có ma sát.

Câu 26 :

Lực nào trong hình vẽ sau đây không phải là lực ma sát?

  • A

    Hình B

  • B

    Hình D

  • C
    Hình A
  • D
    Hình C

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật.

Suy ra hình B, C, D là lực ma sát.

Hình A không phải là lực ma sát vì lực này xuất hiện khi có vật đặt lên.

Câu 27 : Lực ma sát là lực:
  • A

    Lực tiếp xúc

  • B

    Lực không tiếp xúc

  • C

    Lực đẩy

  • D
    Lực hút

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng lý thuyết về lực ma sát.

Lời giải chi tiết :

Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật.

Câu 28 :

Phương và chiều của lực ma sát:

  • A

    cùng phương, cùng chiều với lực tác dụng

  • B

    cùng phương, ngược chiều với lực tác dụng

  • C

    phương vuông góc với lực tác dụng, chiều hướng lên trên

  • D
    phương vuông góc với lực tác dụng, chiều hướng xuống dưới

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng lý thuyết về lực ma sát.

Lời giải chi tiết :

Lực ma sát cùng phương, ngược chiều với lực tác dụng lên vật.

Câu 29 : Lực ma sát nghỉ là:
  • A

    lực xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt của vật khác

  • B

    lực giữ cho vật đứng yên ngay cả khi nó bị kéo hoặc đẩy

  • C

    lực xuất hiện khi vật lăn trên bề mặt của vật khác

  • D
    cả 3 đáp án trên đều đúng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng lý thuyết về lực ma sát nghỉ.

Lời giải chi tiết :

Lực ma sát nghỉ là lực giữ cho vật đứng yên ngay cả khi nó bị kéo hoặc đẩy

Câu 30 :

Ổ bi lắp ở trục quay (hình vẽ) có tác dụng gì?

  • A

    Chuyển ma sát nghỉ thành ma sát trượt để giảm ma sát

  • B

    Chuyển ma sát trượt thành ma sát nghỉ để giảm ma sát

  • C

    Chuyển ma sát trượt thành ma sát lăn để giảm ma sát

  • D
    Cả A và B đều đúng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ổ bi có tác dụng chuyển đổi ma sát trượt thành ma sát lăn, làm giảm lực cản (lực ma sát) lên các vật chuyển động, đảm bảo cho các thiết bị, linh kiện, máy móc,... được vận hành một cách dễ dàng.

Câu 31 :

Khi ta cầm bút để viết, lực nào giúp chiếc bút không trượt khỏi tay?

  • A

    Lực hút của Trái Đất

  • B

    Lực ma sát nghỉ

  • C

    Lực ma sát trượt

  • D
    Cả 3 lực trên.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Lực giúp chiếc bút không trượt khỏi tay là lực ma sát nghỉ. Lực này giúp cho chiếc bút không trượt khỏi tay khi có tác dụng của các lực khác như: trọng lực,…

Câu 32 :

Khi phanh gấp, lực ma sát xuất hiện ở những chỗ nào và có tác dụng gì đối với chuyển động của xe đạp?

  • A

    giữa má phanh và vành bánh xe; cản trở chuyển động của xe đạp

  • B

    giữa lốp xe và mặt đường; cản trở chuyển động của xe đạp

  • C

    giữa má phanh và vành bánh xe; thúc đẩy chuyển động của xe đạp

  • D
    cả A và B đều đúng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khi phanh gấp, lực ma sát xuất hiện: giữa má phanh và vành bánh xe; giữa lốp xe và mặt đường.

+ Lưc ma sát giữa má phanh và vành bánh xe giữ cho bánh xe quay chậm và dừng quay

+ Lực ma sát giữa lốp xe và mặt đường làm cho xe dừng lại.

=> Cản trở chuyển động của xe đạp.

Câu 33 :

Một người ra sức đẩy thùng hàng mà nó vẫn đứng yên. Lực nào cân bằng với lực đẩy của người và có tác dụng gì?

  • A

    Lực ma sát nghỉ; thúc đẩy chuyển động

  • B

    Lực ma sát nghỉ; cản trở chuyển động

  • C

    Lực ma sát trượt; thúc đẩy chuyển động

  • D
    Lực ma sát trượt; cản trở chuyển động

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Một người ra sức đẩy, thùng hàng vẫn đứng yên => Xuất hiện lực ma sát nghỉ cân bằng với lực đẩy của người => Cản trở chuyển động của thùng hàng.

Câu 34 :

Xe ô tô bị sa lầy. Máy vẫn nổ, bánh xe vẫn quay nhưng xe không dịch chuyển được. Tại sao? Phải làm thế nào để xe thoát khỏi vũng bùn?

  • A

    Do lực ma sát nghỉ giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần tăng lực ma sát nghỉ.

  • B

    Do lực ma sát trượt giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần tăng lực ma sát trượt.

  • C

    Do lực ma sát nghỉ giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần giảm lực ma sát nghỉ.

  • D
    Do lực ma sát trượt giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần giảm lực ma sát trượt.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

- Xe ô tô bị sa lầy. Máy vẫn nổ, bánh xe vẫn quay nhưng xe không dịch chuyển được là do lực ma sát nghỉ giữa lốp xe và mặt đường rất nhỏ, chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi.

- Để xe có thể thoát khỏi vũng bùn thì phải tăng lực ma sát nghỉ bằng cách đổ cát, đá, gạch vụn,…vào.

Câu 35 :

Khi đi bộ, chân đạp lên mặt đường về phía sau làm xuất hiện lực ma sát giữa mặt đường và chân. Lực này có phương, chiều như thế nào và có tác dụng gì?

  • A

    phương nằm ngang, chiều hướng về phía sau; có tác dụng làm người chuyển động về phía trước.

  • B

    phương nằm ngang, chiều hướng về phía trước; có tác dụng làm người chuyển động về phía trước.

  • C

    phương nằm ngang, chiều hướng về phía sau; có tác dụng làm cản trở chuyển động.

  • D
    phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống; có tác dụng làm thúc đẩy chuyển động.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khi đi bộ, chân đạp lên mặt đường về phía sau làm xuất hiện lực ma sát giữa mặt đường và chân. Lực này có phương nằm ngang, chiều hướng về phía trước.

=> Có tác dụng làm người chuyển động về phía trước.

Câu 36 : Một vật đang nằm yên trên mặt phẳng nằm ngang. Khi tác dụng lên vật một lực có phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ 2 N thì vật vẫn nằm yên. Lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật khi đó có:
  • A

    phương nằm ngang, hướng từ phải sang trái, cường độ 2N.

  • B

    phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ 2N.

  • C

    phương nằm ngang, hướng từ phải sang trái, cường độ lớn hơn 2N.

  • D
    phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ lớn hơn 2N.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Lực ma sát cùng phương, ngược chiều với lực tác dụng lên vật.

- Sử dụng lý thuyết về lực ma sát nghỉ.

Lời giải chi tiết :

- Do lực ma sát cùng phương, ngược chiều với lực tác dụng lên vật nên lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật khi đó có phương nằm ngang, chiều hướng từ phải sang trái.

- Tác dụng lực 2 N mà vật vẫn nằm yên, chứng tỏ lực ma sát nghỉ phải có độ lớn lớn hơn 2 N.

Câu 37 :

Lực ma sát trong trường hợp nào sau đây có tác dụng thúc đẩy chuyển động?

  • A

    Lực ma sát khi ô tô phanh gấp

  • B

    Lực ma sát giữa tay và các vật khi cầm, nắm

  • C

    Lực ma sát giữa phấn và bảng khi viết bảng

  • D
    Lực ma sát giữa lốp xe và mặt đường khi xe đứng yên trên dốc.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Khi ô tô phanh gấp, lực ma sát làm xe dừng lại => cản trở chuyển động.

- Khi tay cầm nắm các vật, lực ma sát giữ cho các vật không bị rơi => cản trở chuyển động

- Xe đứng yên trên dốc nhờ có lực ma sát giữ không cho xe chuyển động => cản trở chuyển động

- Khi viết bảng, ma sát trượt giữa  đầu viên phấn và bảng giúp chúng ta viết được chữ => thúc đẩy chuyển động.

Câu 38 :

Bạn An đưa một vật nặng hình trụ lên cao bằng hai cách:

+ Cách 1: lăn vật trên mặt phẳng nghiêng

+ Cách 2: kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng

Hỏi cách nào lực ma sát lớn hơn?

  • A

    Cách 1

  • B

    Cách 2

  • C

    Cả 2 cách đều như nhau

  • D
    Không thể so sánh được.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Vật nặng hình trụ khi lăn trên mặt phẳng nghiêng sẽ đỡ mất sức hơn so với khi kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. Do đó, lực ma sát khi kéo vật trượt sẽ lớn hơn lực ma sát khi lăn vật.

Câu 39 :

Trường hợp nào sau đây, ma sát là có hại?

  • A

    Đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã

  • B

    Xe ô tô bị lầy trong cát

  • C

    Giày đi mãi, đế bị mòn

  • D
    Bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phân tích tác dụng của lực ma sát đối với chuyển động trong từng trường hợp.

Lời giải chi tiết :

- Đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã là do ma sát nghỉ quá nhỏ => cần có ma sát để giữ không bị ngã => có ích.

- Xe ô tô bị lầy trong cát: cần có ma sát để thúc đẩy chuyển động => có ích.

- Giày đi mãi, đế bị mòn => có hại.

- Bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị => giúp kéo đàn dễ dàng hơn => có ích.

Câu 40 :

Tại sao khi phanh gấp, lốp xe ô tô để lại một vệt đen dài trên đường nhựa?

  • A

    Do ma sát giữa lốp xe mà mặt đường lớn

  • B

    Do cao su nóng lên

  • C

    Do ma sát giữa lốp xe và mặt đường lớn làm cho cao su nóng lên, mềm ra và dính vào mặt đường

  • D
    Do lực hút của mặt đường.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khi phanh gấp, lốp xe ô tô để lại một vệt đen dài trên đường nhựa là do ma sát giữa lốp xe và mặt đường lớn làm cho cao su nóng lên, mềm ra và dính vào mặt đường.

Câu 41 :

Hãy cho biết ý nghĩa của biển báo chỉ dẫn tốc độ giới hạn chạy trên đường cao tốc mô tả trong hình vẽ.

  • A

    Đường cao tốc, tốc độ tối thiểu 70km/h. Tốc độ tối đa 120km/h. Tốc độ tối thiểu khi trời mưa 100km/h.

  • B

    Đường cao tốc, tốc độ tối thiểu 70km/h. Tốc độ tối đa 120km/h. Tốc độ tối đa khi trời mưa 100km/h.

  • C

    Đường cao tốc, tốc độ tối thiểu 120km/h. Tốc độ tối đa 70km/h. Tốc độ tối đa khi trời mưa 100km/h.

  • D
    Đường cao tốc, tốc độ tối thiểu 70km/h. Tốc độ tối đa 100km/h. Tốc độ tối đa khi trời mưa 120km/h.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức thực tiễn cuộc sống.

Lời giải chi tiết :

Ý nghĩa của biển báo:

Đường cao tốc, tốc độ tối thiểu 70km/h. Tốc độ tối đa 120km/h. Tốc độ tối đa khi trời mưa 100km/h.

Câu 42 :

Phát biểu nào sau đây nói về lực ma sát là đúng?

  • A

    Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật

  • B

    Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy

  • C

    Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy

  • D

    Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên bề mặt vật kia

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

A sai vì lực ma sát ngược hướng với hướng chuyển động của vật.

B và C sai vì lực ma sát không phụ thuộc vào tốc độ chuyển động của vật, nó phụ thuộc vào tính chất của bề mặt tiếp xúc giữa các vật,

D đúng. Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.

Câu 43 :

Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi

  • A

    quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng

  • B

    ô tô đang chuyển động, đột ngột hãm phanh

  • C

    quả bóng bàn đặt trên mặt bàn nằm ngang nhẵn bóng

  • D

    xe đạp đang xuống dốc

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng.

Câu 44 :

Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dùng tay búng vào vật để nó chuyển động. Vật sau đó chuyển động chậm dần vì có:

  • A

    trọng lực

  • B

    lực hấp dẫn

  • C

    lực búng của tay

  • D

    lực ma sát

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dùng tay búng vào vật để nó chuyển động. Vật sau đó chuyển động chậm dần vì có lực ma sát cản trở chuyển động của nó.

Câu 45 :

Đặt vật trên một mặt bàn nằm ngang, móc lực kế vào vật và kéo sao cho lực kế song song với mặt bàn và vật trượt nhanh dần. Số chỉ của lực kế khi đó:

  • A

    bằng độ lớn lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật

  • B

    bằng độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật

  • C

    lớn hơn độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật

  • D

    nhỏ hơn độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Vật trượt nhanh dần => xuất hiện lực ma sát trượt tác dụng lên vật.

Số chỉ của lực kế khi đó lớn hơn độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật.

Câu 46 :

Độ lớn của lực ma sát phụ thuộc vào:

  • A

    Tốc độ chuyển động của vật

  • B

    Độ lớn của lực kéo hoặc lực đẩy

  • C

    Tính chất của bề mặt tiếp xúc giữa các vật

  • D

    Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Độ lớn của lực ma sát phụ thuộc vào tính chất của bề mặt tiếp xúc giữa các vật. Mặt tiếp xúc càng gồ ghề thì lực ma sát càng lớn.

Câu 47 :

Trong dây truyền sản xuất của nhiều nhà máy, các sản phẩm như: bao xi măng, các linh kiện,… di chuyển cùng với băng truyền nhờ lực ma sát nào?

  • A

    Lực ma sát trượt

  • B

    Lực ma sát nghỉ

  • C

    Lực ma sát lăn

  • D

    Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trong dây truyền sản xuất của nhiều nhà máy, các sản phẩm như: bao xi măng, các linh kiện,… di chuyển cùng với băng truyền nhờ lực ma sát nghỉ. Lực ma sát nghỉ giữ cho các sản phẩm nằm im trên băng truyền mà không bị văng ra ngoài.

Câu 48 :

Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát nghỉ?

  • A

    Xe ô tô đỗ trên đường dốc

  • B

    Ma sát giữa dây đàn với tay hay dụng cụ đánh đàn.

  • C

    Ma sát giữa các chi tiết máy trượt lên nhau.

  • D

    Cả B và C đều đúng.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Xe ô tô đỗ trên đường dốc nhờ có lực ma sát nghỉ mà nó đứng yên.

Câu 49 :

Một thùng hàng đang được đẩy di chuyển trên mặt sàn nằm ngang. Các lực tác dụng lên thùng hàng là:

  • A

    Lực ma sát

  • B

    Lực hấp dẫn

  • C

    Lực đẩy

  • D

    Cả 3 đáp án trên đều đúng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các lực tác dụng lên thùng hàng là:

+ Lực ma sát giữa thùng hàng với mặt đất

+ Lực đẩy của người lên thùng hàng

+ Lực hấp dẫn

Câu 50 :

 Cách nào sau đây làm giảm được lực ma sát?

  • A
     Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.
  • B
     Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc.
  • C
     Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc.
  • D
     Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Cách làm tăng ma sát: tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.

Cách làm giảm ma sát: tăng độ nhẵn mặt tiếp xúc.

Lời giải chi tiết :

Để giảm lực ma sát ta tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc.

Câu 51 :

 Lực ma sát trượt xuất hiện trong trường hợp nào sau đây?

  • A
     Ma sát giữa má phanh với vành xe.
  • B
     Ma sát giữa cốc nước đặt trên bàn với mặt bàn.
  • C
     Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe đang chuyển động.
  • D
     Ma sát giữa các viên bi với ổ trục xe đạp, xe máy.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên vật khác.

Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên vật khác.

Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi bị tác dụng của lực khác.

Lời giải chi tiết :

Ma sát giữa má phanh với vành xe là ma sát trượt. → A đúng

Ma sát giữa cốc nước đặt trên bàn với mặt bàn là ma sát nghỉ. → B sai

Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe đang chuyển động là ma sát lăn. → C sai

Ma sát giữa các biên bi với ổ trục xe đạp, xe máy là ma sát lăn. → D sai

close