Trắc nghiệm bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) - Tìm hiểu chung Văn 11

Đề bài

Câu 1 :

Đâu không phải là bài thơ của Nguyễn Khuyến?

  • A

    Thu điếu

  • B

    Thu ẩm

  • C

    Sang thu

  • D

    Thu vịnh

Câu 2 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Câu cá mùa thu nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 3 :

Bài thơ Thu điếu được Nguyễn Khuyến sáng tác trong thời gian nào?

  • A

    Khi tác giả đang làm quan.

  • B

    Khi tác giả về ở ẩn tại quê nhà.

  • C

    Khi tác giả đi câu cá.

  • D

    Khi tác giả đi thắng cảnh.

Câu 4 :

Bài thơ Thu điếu được viết bằng chữ gì?

  • A

    Chữ Hán

  • B

    Chữ Nôm

  • C

    Chữ Quốc ngữ

  • D

    Chữ viết khác

Câu 5 :

Thu điếu được viết theo thể thơ nào?

  • A

    Thất ngôn tứ tuyệt

  • B

    Thất ngôn bát cú

  • C

    Thất ngôn trường thiên

  • D

    Thất ngôn

Câu 6 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Sắp xếp lại vị trí của các câu thơ sau:

Tựa gối buông cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Sóng biếc theo làn hơi gọn tí,

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quang co khách vắng teo.

Câu 7 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Nối cột A với cột B sao cho thích hợp:

Hai câu đề

Hai câu thực

Hai câu luận

Hai câu kết

Những chuyển động nhẹ nhàng của mùa thu.

Tâm trạng của nhà thơ.

Bầu trời và không gian làng quê.

Quang cảnh mùa thu.

Câu 8 :

Cảnh mùa thu được Nguyễn Khuyến miêu tả trong bài Thu điếu là vùng nào?

  • A

    Đồng bằng Trung Bộ

  • B

    Đồng bằng Bắc Bộ

  • C

    Đồng bằng Nam Bộ

  • D

    Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 9 :

Đáp án không phải giá trị nội dung của bài Thu điếu?

  • A

    Thu điếu bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước của Nguyễn Khuyến.

  • B

    Thu điếu viết về cảnh sắc mùa thu ở Đồng bằng Bắc Bộ.

  • C

    Bài thơ bộc lộ tâm trạng thế thời và tài thơ Nôm của tác giả.

  • D

    Bài thơ châm biếm, đả kích bọn thực dân xâm lược.

Câu 10 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Đáp án không phải là nghệ thuật độc đáo được sử dụng trong bài thơ Thu điếu?

Gieo vần tử vận.

Nghệ thuật hoán dụ.

Nghệ thuật lấy động tả tĩnh.

Nghệ thuật đối.

Nghệ thuật nói quá.

Câu 11 :

Nhà thơ Xuân Diệu đánh giá về Nguyễn Khuyến như thế nào?

  • A

    Nguyễn Khuyến nổi bật nhất trong văn học Việt Nam là Thơ Nôm. Mà trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến nức danh nhất là ba bài thơ mùa thu: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm.

  • B

    Nguyễn Khuyến là người viết về mùa thu hay nhất trong văn học Việt Nam, trong đó có ba bài thơ thu: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm là những áng thơ bất hủ.

  • C

    Nhà thơ lúc nào cũng kín đáo, tinh tế, không ồn ào mà sâu sắc thâm trầm. Những câu thơ của Nguyễn Khuyên không bốc lên ở bề mặt mà có sức lắng đọng ở chiều sâu.

  • D

    Xưa nay, người ta thường cho Nguyễn Khuyến chủ yếu là một nhà thơ trào phúng lấy cái cười để đả kích cái xã hội nhố nhăng đương thời. Thật ra trào phúng là một phương diện trong nghệ thuật của ông, còn bao trùm toàn bộ tác phẩm là một lòng yêu nước thiết tha, phát xuất từ một tâm hồn nồng nàn tình cảm.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đâu không phải là bài thơ của Nguyễn Khuyến?

  • A

    Thu điếu

  • B

    Thu ẩm

  • C

    Sang thu

  • D

    Thu vịnh

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại tiểu dẫn

Lời giải chi tiết :

Sang thu – Hữu Thỉnh

Câu 2 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Câu cá mùa thu nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Câu cá mùa thu nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, bao gồm : Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh.

Câu 3 :

Bài thơ Thu điếu được Nguyễn Khuyến sáng tác trong thời gian nào?

  • A

    Khi tác giả đang làm quan.

  • B

    Khi tác giả về ở ẩn tại quê nhà.

  • C

    Khi tác giả đi câu cá.

  • D

    Khi tác giả đi thắng cảnh.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bài thơ Thu điếu  được viết trong thời gian Nguyễn Khuyến về ở ẩn tại quê nhà.

Câu 4 :

Bài thơ Thu điếu được viết bằng chữ gì?

  • A

    Chữ Hán

  • B

    Chữ Nôm

  • C

    Chữ Quốc ngữ

  • D

    Chữ viết khác

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thu điếu là một trong ba bài thơ Nôm viết về mùa thu hay nhất của Nguyễn Khuyến.

Câu 5 :

Thu điếu được viết theo thể thơ nào?

  • A

    Thất ngôn tứ tuyệt

  • B

    Thất ngôn bát cú

  • C

    Thất ngôn trường thiên

  • D

    Thất ngôn

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thể thơ của bài Thu điếu là thất ngôn bát cú.

Câu 6 : Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Sắp xếp lại vị trí của các câu thơ sau:

Tựa gối buông cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Sóng biếc theo làn hơi gọn tí,

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quang co khách vắng teo.

Đáp án

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Sóng biếc theo làn hơi gọn tí,

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quang co khách vắng teo.

Tựa gối buông cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Lời giải chi tiết :

         Thu điếu

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Tựa gối buông cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Câu 7 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Nối cột A với cột B sao cho thích hợp:

Hai câu đề

Hai câu thực

Hai câu luận

Hai câu kết

Những chuyển động nhẹ nhàng của mùa thu.

Tâm trạng của nhà thơ.

Bầu trời và không gian làng quê.

Quang cảnh mùa thu.

Đáp án

Hai câu đề

Quang cảnh mùa thu.

Hai câu thực

Những chuyển động nhẹ nhàng của mùa thu.

Hai câu luận

Bầu trời và không gian làng quê.

Hai câu kết

Tâm trạng của nhà thơ.

Lời giải chi tiết :

Bố cục:

- Hai câu đề: Quang cảnh mùa thu

- Hai câu thực: Những chuyển động nhẹ nhành của mùa thu

- Hai câu luận: Bầu trời và không gian làng quê

- Hai câu kết: Tâm trạng của nhà thơ

Câu 8 :

Cảnh mùa thu được Nguyễn Khuyến miêu tả trong bài Thu điếu là vùng nào?

  • A

    Đồng bằng Trung Bộ

  • B

    Đồng bằng Bắc Bộ

  • C

    Đồng bằng Nam Bộ

  • D

    Đồng bằng sông Cửu Long

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thu điếu viết về cảnh sắc mùa thu ở Đồng bằng Bắc Bộ.

Câu 9 :

Đáp án không phải giá trị nội dung của bài Thu điếu?

  • A

    Thu điếu bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước của Nguyễn Khuyến.

  • B

    Thu điếu viết về cảnh sắc mùa thu ở Đồng bằng Bắc Bộ.

  • C

    Bài thơ bộc lộ tâm trạng thế thời và tài thơ Nôm của tác giả.

  • D

    Bài thơ châm biếm, đả kích bọn thực dân xâm lược.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Bài thơ thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thế thời và tài thơ Nôm của tác giả.

Câu 10 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Đáp án không phải là nghệ thuật độc đáo được sử dụng trong bài thơ Thu điếu?

Gieo vần tử vận.

Nghệ thuật hoán dụ.

Nghệ thuật lấy động tả tĩnh.

Nghệ thuật đối.

Nghệ thuật nói quá.

Đáp án

Nghệ thuật hoán dụ.

Nghệ thuật nói quá.

Lời giải chi tiết :

Giá trị nghệ thuật đặc sắc của Thu điếu:

- Cách gieo vần đặc biệt: Vần “eo” (tử vận) khó làm, được tác giả sử dụng một cách thần tình, độc đáo

- Nghệ thuật lấy động tả tĩnh

- Vận dụng tài tình nghệ thuật đối

Câu 11 :

Nhà thơ Xuân Diệu đánh giá về Nguyễn Khuyến như thế nào?

  • A

    Nguyễn Khuyến nổi bật nhất trong văn học Việt Nam là Thơ Nôm. Mà trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến nức danh nhất là ba bài thơ mùa thu: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm.

  • B

    Nguyễn Khuyến là người viết về mùa thu hay nhất trong văn học Việt Nam, trong đó có ba bài thơ thu: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm là những áng thơ bất hủ.

  • C

    Nhà thơ lúc nào cũng kín đáo, tinh tế, không ồn ào mà sâu sắc thâm trầm. Những câu thơ của Nguyễn Khuyên không bốc lên ở bề mặt mà có sức lắng đọng ở chiều sâu.

  • D

    Xưa nay, người ta thường cho Nguyễn Khuyến chủ yếu là một nhà thơ trào phúng lấy cái cười để đả kích cái xã hội nhố nhăng đương thời. Thật ra trào phúng là một phương diện trong nghệ thuật của ông, còn bao trùm toàn bộ tác phẩm là một lòng yêu nước thiết tha, phát xuất từ một tâm hồn nồng nàn tình cảm.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

 Theo Xuân Diệu, “Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là về thơ Nôm. Mà trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến nức danh nhất là ba bài thơ mùa thu: “Thu điếu”, “Thu ẩm”, “Thu Vịnh”.

close