Trắc nghiệm bài Vội vàng - Phân tích Văn 11

Đề bài

Câu 1 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi

Nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên:

Điệp cấu trúc

Điệp từ

Cả hai đáp án trên

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2025
Câu 2 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Nghệ thuật không được sử dụng trong hai câu thơ sau:

“Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất”

Điệp cấu trúc

Đảo ngữ

Hoán dụ

Câu 3 :

Qua 13 câu thơ đầu bài Vội vàng, Xuân Diệu tha thiết giục mọi người hãy yêu mến cuộc sống ở:

  • A

    Cuộc sống ở trần gian

  • B

    Cuộc sống thần tiên

  • C

    Cuộc sống trong văn chương

  • D

    Cuộc sống trong mộng tưởng

Câu 4 :

Câu thơ dưới đây sử dụng nghệ thuật gì?

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

  • A

    Chuyển đổi cảm giác

  • B

    Hoán dụ

  • C

    So sánh

  • D

    Đáp án A và C

Câu 5 :

Quan điểm thẫm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu trong 13 câu thơ đầu bài thơ Vội vàng là:

  • A

    Coi thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp

  • B

    Coi con người là chuẩn mực của cái đẹp

  • C

    Coi các vị thần là chuẩn mực của cái đẹp

  • D

    Coi những người anh hùng là chuẩn mực của cái đẹp

Câu 6 :

Câu thơ thể nào quan điểm mới mẻ, tiến bộ của Xuân Diệu trong 13 câu thơ đầu?

  • A

    Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa

  • B

    Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

  • C

    Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa

  • D

    Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân

Câu 7 :

Nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si.

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nữa

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

  • A

    Điệp cấu trúc

  • B

    Đảo ngữ

  • C

    Liệt kê

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Câu 8 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau đúng hay sai?

“Trong câu thơ Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa, dấu chấm ngắt đôi câu thơ diễn tả hai cảm xúc của Xuân Diệu, chuyển từ cảm giác sung sướng sang hoài niệm. Tiếc xuân ngay cả trong lúc xuân đang đẹp nhất”

Đúng
Sai
Câu 9 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già

Thời gian trong hai câu thơ trên là thời gian như thế nào?

Thời gian tuyến tính, không trở lại

Thời gian tuần hoàn, thời gian trở lại

Câu 10 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già

Nghệ thuật được sử dụng trong câu hai câu thơ trên:

Điệp cấu trúc

Sử dụng cặp từ đối lập

Cả hai đáp án trên

Câu 11 :

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian

Cảm xúc của nhà thơ trong những câu thơ trên:

  • A

    Tận hưởng

  • B

    Vui sướng, hạnh phúc

  • C

    Bâng khuâng, tiếc nuối

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Câu 12 :

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Tác giả cảm nhận tháng năm bằng giác quan nào?

  • A

    Khứu giác

  • B

    Vị giác

  • C

    Thị giác

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Câu 13 :

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Câu thơ trên sử dụng nghệ thuật:

  • A

    So sánh

  • B

    Chuyển đổi cảm giác

  • C

    Hoán dụ

  • D

    Điệp từ

Câu 14 :

Sự đối lập trong mùa xuân của đất trời với mùa xuân của con người được thể hiện qua hai câu thơ nào?

  • A

    Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất / Lòng tôi rụng, nhưng lượng trời cứ chật

  • B

    Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua / Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

  • C

    Con gió xinh thì thào trong gió biếc, / Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

  • D

    Mùi tháng năm đều rớm vi chia phôi / Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt

Câu 15 :

Nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây:

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

  • A

    Nhân hóa

  • B

    Điệp cấu trúc

  • C

    Sử dụng nhiều động từ mạnh

  • D

    Đáp án B và C

Câu 16 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Câu thơ “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi” sử dụng nghệ thuật chuyển đổi cảm giác. Đúng hay sai?

Đúng
Sai

Lời giải và đáp án

Câu 1 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi

Nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên:

Điệp cấu trúc

Điệp từ

Cả hai đáp án trên

Đáp án

Cả hai đáp án trên

Lời giải chi tiết :

- Điệp cấu trúc: Tôi muốn, cho

- Điệp từ: đừng

=> Tác dụng: Nhấn mạnh khao khát cháy bỏng, tha thiết được “tắt nắng”, “buộc gió” để giữ màu cho cuộc sống, giữ hương cho đời, lưu giữ mãi khoảnh khắc đẹp nhất của thiên nhiên.

Câu 2 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Nghệ thuật không được sử dụng trong hai câu thơ sau:

“Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất”

Điệp cấu trúc

Đảo ngữ

Hoán dụ

Đáp án

Hoán dụ

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật: điệp cấu trúc “Này đây”, đảo ngữ

Câu 3 :

Qua 13 câu thơ đầu bài Vội vàng, Xuân Diệu tha thiết giục mọi người hãy yêu mến cuộc sống ở:

  • A

    Cuộc sống ở trần gian

  • B

    Cuộc sống thần tiên

  • C

    Cuộc sống trong văn chương

  • D

    Cuộc sống trong mộng tưởng

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Quan niệm mới mẻ của Xuân Diệu: Vẻ đẹp không ở đâu xa mà ở ngay cõi trần thế, xung quanh mình.

Câu 4 :

Câu thơ dưới đây sử dụng nghệ thuật gì?

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

  • A

    Chuyển đổi cảm giác

  • B

    Hoán dụ

  • C

    So sánh

  • D

    Đáp án A và C

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Tháng giêng: tháng đầu tiên của mùa xuân, căng mọng, tươi đẹp nhất

- Cặp môi gần: căng mọng, tươi đẹp nhất của tuổi trẻ.

- Ngon: Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác

- Từ so sánh: như

Câu 5 :

Quan điểm thẫm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu trong 13 câu thơ đầu bài thơ Vội vàng là:

  • A

    Coi thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp

  • B

    Coi con người là chuẩn mực của cái đẹp

  • C

    Coi các vị thần là chuẩn mực của cái đẹp

  • D

    Coi những người anh hùng là chuẩn mực của cái đẹp

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Quan điểm thẩm mĩ, tiến bộ của Xuân Diệu: Trong văn học xưa coi thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp thì trong thơ Xuân Diệu, con người là chuẩn mực của cái đẹp, tôn vinh vẻ đẹp của con người.

Câu 6 :

Câu thơ thể nào quan điểm mới mẻ, tiến bộ của Xuân Diệu trong 13 câu thơ đầu?

  • A

    Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa

  • B

    Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

  • C

    Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa

  • D

    Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thánh giêng ngon như một cặp môi gần: Trong văn học xưa coi thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp thì trong thơ Xuân Diệu, con người là chuẩn mực của cái đẹp, tôn vinh vẻ đẹp của con người

=> Quan điểm mới mẻ, tiến bộ của Xuân Diệu.

Câu 7 :

Nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si.

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nữa

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

  • A

    Điệp cấu trúc

  • B

    Đảo ngữ

  • C

    Liệt kê

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Nghệ thuật: điệp cấu trúc, đảo ngữ, liệt kê

- Tác dụng: Phơi bày vẻ đẹp không kể hết, không tả xiết của cõi trần gian.

Câu 8 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau đúng hay sai?

“Trong câu thơ Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa, dấu chấm ngắt đôi câu thơ diễn tả hai cảm xúc của Xuân Diệu, chuyển từ cảm giác sung sướng sang hoài niệm. Tiếc xuân ngay cả trong lúc xuân đang đẹp nhất”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa

=> Trong câu thơ Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa, dấu chấm ngắt đôi câu thơ diễn tả hai cảm xúc của Xuân Diệu, chuyển từ cảm giác sung sướng sang hoài niệm. Tiếc xuân ngay cả trong lúc xuân đang đẹp nhất mới có ý thức đón nhận, cảm nhận, căng mở tất cả các giác quan để đón nhận tất cả vẻ đẹp của cuộc đời.

Câu 9 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già

Thời gian trong hai câu thơ trên là thời gian như thế nào?

Thời gian tuyến tính, không trở lại

Thời gian tuần hoàn, thời gian trở lại

Đáp án

Thời gian tuyến tính, không trở lại

Lời giải chi tiết :

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già

=> Thời gian tuyến tính, một đi không trở lại.

Câu 10 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già

Nghệ thuật được sử dụng trong câu hai câu thơ trên:

Điệp cấu trúc

Sử dụng cặp từ đối lập

Cả hai đáp án trên

Đáp án

Cả hai đáp án trên

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật:

- Điệp cấu trúc

- Cặp từ đối lập: tới – qua, già – non

=> Tác giả muốn nhấn mạnh quy luật bước đi, sự vận hành của thời gian, tuần tự, không trở lại.

Câu 11 :

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian

Cảm xúc của nhà thơ trong những câu thơ trên:

  • A

    Tận hưởng

  • B

    Vui sướng, hạnh phúc

  • C

    Bâng khuâng, tiếc nuối

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cảm xúc của nhà thơ trong những câu thơ trên: Bâng khuâng, tiếc nuối.

Câu 12 :

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Tác giả cảm nhận tháng năm bằng giác quan nào?

  • A

    Khứu giác

  • B

    Vị giác

  • C

    Thị giác

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Tác giả cảm nhận tháng năm trôi qua bằng khứu giác “mùi vị”, vị giác “chia phôi”, thị giác “rớm”

=> Hữu hình hóa tháng năm vốn trừu tượng.

Câu 13 :

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Câu thơ trên sử dụng nghệ thuật:

  • A

    So sánh

  • B

    Chuyển đổi cảm giác

  • C

    Hoán dụ

  • D

    Điệp từ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác: tháng năm có mùi vị, tháng năm được cảm nhận bằng giác quan khức giác, vị giác, thị giác

=> Hữu hình hóa tháng năm vốn vô hình, trừu tượng.

Câu 14 :

Sự đối lập trong mùa xuân của đất trời với mùa xuân của con người được thể hiện qua hai câu thơ nào?

  • A

    Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất / Lòng tôi rụng, nhưng lượng trời cứ chật

  • B

    Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua / Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

  • C

    Con gió xinh thì thào trong gió biếc, / Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

  • D

    Mùi tháng năm đều rớm vi chia phôi / Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rụng, nhưng lượng trời cứ chật

=>  Sự vô cùng, vô hạn của trời đất nhưng đời người thì hữu hạn

Câu 15 :

Nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây:

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

  • A

    Nhân hóa

  • B

    Điệp cấu trúc

  • C

    Sử dụng nhiều động từ mạnh

  • D

    Đáp án B và C

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật:

- Điêp cấu trúc câu: Ta muốn…

- Sử dụng nhiều động từ mạnh: ôm, riết, say, thâu

Câu 16 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Câu thơ “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi” sử dụng nghệ thuật chuyển đổi cảm giác. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác: mùa xuân không còn vô hình, trừu tượng, tác giả hình dung mùa xuân như trái chín ửng hồng.

=> Mong muốn được hưởng thụ.

close