Trắc nghiệm bài Tương tư - Phân tích Văn 11

Đề bài

Câu 1 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Nhân vật trữ tình trong bài thơ Tương tư cuả Nguyễn Bính là:

chàng trai

cô gái

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2025
Câu 2 :

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Một người chín nhớ mười mong một người

Câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

  • A

    nhân hóa, ẩn dụ

  • B

    nhân hóa, hoán dụ

  • C

    nhân hóa, so sánh

  • D

    hoán dụ, so sánh

Câu 3 :

Hai thôn chung lại một làng,

Cơ sao bên ấy chẳng sang bên này?

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên là:

  • A

    So sánh

  • B

    Nhân hóa

  • C

    Câu hỏi tu từ

  • D

    Ẩn dụ

Câu 4 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Nhan đề “tương tư” được hiểu là:

Nỗi nhớ mong của trai gái khi yêu nhau

Nỗi nhớ đơn phương

Cả hai đáp án trên đều đúng

Câu 5 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Hai thôn chung lại một làng,

Cơ sao bên ấy chẳng sang bên này?

Thể hiện sự trách móc, hờn dỗi của chàng trai nhưng cũng rất tế nhị, đáng yêu.

Nội dung trên đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 6 :

Thành ngữ được sử dụng trong bài Tương tư là thành ngữ nào?

  • A

    Hoa khuê các, bướm giang hồ

  • B

    Cách trở đò giang

  • C

    Ngày qua ngày lại qua ngày

  • D

    Chín nhớ mười mong

Câu 7 :

Bao giờ bến mới gặp đò?

Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?

“Khuê các” trong câu thơ trên là chỉ:

  • A

    Người con gái đẹp

  • B

    Nơi ở của người phụ nữ đẹp

  • C

    Nơi ở của phụ nữ nhà giàu sang

  • D

    Nơi ở của phụ nữ hiền dịu, nết na

Câu 8 :

Bao giờ bến mới gặp đò?

Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?

Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A

    Câu hỏi tu từ, ẩn dụ

  • B

    Câu hỏi tu từ, hoán dụ

  • C

    So sánh, ẩn dụ

  • D

    So sánh, hoán dụ

Câu 9 :

Trong khổ cuối bài thơ Tương tư, Nguyễn Bính đã sử dụng hình ảnh quen thuộc nào trong văn học dân gian để diễn tả, bày tỏ tình cảm của mình?

  • A

    thôn Đoài, thôn Đông

  • B

    Trầu, cau

  • C

    Cây đa, bến nước

  • D

    Thuyền, bến

Câu 10 :

Trong khổ cuối bài thơ Tương tư, tác giả đã thay đổi cách xưng hô từ tôi – em thành:

  • A

    Anh – em

  • B

    Tôi – cô

  • C

    Chàng – nàng

  • D

    Mình - ta

Lời giải và đáp án

Câu 1 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Nhân vật trữ tình trong bài thơ Tương tư cuả Nguyễn Bính là:

chàng trai

cô gái

Đáp án

chàng trai

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản.

Lời giải chi tiết :

Nhân vật trữ tình là chàng trai (tác giả).

Câu 2 :

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Một người chín nhớ mười mong một người

Câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

  • A

    nhân hóa, ẩn dụ

  • B

    nhân hóa, hoán dụ

  • C

    nhân hóa, so sánh

  • D

    hoán dụ, so sánh

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật: nhân hóa, hoán dụ (lấy một vật chứa đựng để gọi một vật bị chứa đựng)

Câu 3 :

Hai thôn chung lại một làng,

Cơ sao bên ấy chẳng sang bên này?

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên là:

  • A

    So sánh

  • B

    Nhân hóa

  • C

    Câu hỏi tu từ

  • D

    Ẩn dụ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại những biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật: Câu hỏi tu từ

Câu 4 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Nhan đề “tương tư” được hiểu là:

Nỗi nhớ mong của trai gái khi yêu nhau

Nỗi nhớ đơn phương

Cả hai đáp án trên đều đúng

Đáp án

Cả hai đáp án trên đều đúng

Lời giải chi tiết :

“Tương tư” là nỗi nhớ mong của trai gái khi yêu nhau; có khi được dùng để diễn tả nỗi nhớ đơn phương.

Câu 5 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Hai thôn chung lại một làng,

Cơ sao bên ấy chẳng sang bên này?

Thể hiện sự trách móc, hờn dỗi của chàng trai nhưng cũng rất tế nhị, đáng yêu.

Nội dung trên đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Tác dụng: Thể hiện sự trách móc, hờn dỗi của chàng trai dành cho cô gái nhưng lời trách cũng rất tế nhị, đáng yêu.

Câu 6 :

Thành ngữ được sử dụng trong bài Tương tư là thành ngữ nào?

  • A

    Hoa khuê các, bướm giang hồ

  • B

    Cách trở đò giang

  • C

    Ngày qua ngày lại qua ngày

  • D

    Chín nhớ mười mong

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại các thành ngữ Việt Nam

Lời giải chi tiết :

Thành ngữ: Chín nhớ mười mong trong câu thơ Một người chín nhớ mười mong một người

=> Mượn lối nói dân gian để diễn tả nỗi nhớ mong của mình.

Câu 7 :

Bao giờ bến mới gặp đò?

Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?

“Khuê các” trong câu thơ trên là chỉ:

  • A

    Người con gái đẹp

  • B

    Nơi ở của người phụ nữ đẹp

  • C

    Nơi ở của phụ nữ nhà giàu sang

  • D

    Nơi ở của phụ nữ hiền dịu, nết na

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại chú thích văn bản trang 50 Ngữ văn 10 tập 2.

Lời giải chi tiết :

“Khuê các”: Nơi ở của phụ nữ giàu sang.

Câu 8 :

Bao giờ bến mới gặp đò?

Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?

Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A

    Câu hỏi tu từ, ẩn dụ

  • B

    Câu hỏi tu từ, hoán dụ

  • C

    So sánh, ẩn dụ

  • D

    So sánh, hoán dụ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật:

- Câu hỏi tu từ

- Ẩn dụ

Câu 9 :

Trong khổ cuối bài thơ Tương tư, Nguyễn Bính đã sử dụng hình ảnh quen thuộc nào trong văn học dân gian để diễn tả, bày tỏ tình cảm của mình?

  • A

    thôn Đoài, thôn Đông

  • B

    Trầu, cau

  • C

    Cây đa, bến nước

  • D

    Thuyền, bến

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nhà em có một giàn giầu,

Nhà anh có một hàng cau liên phòng.

Nguyễn Bính sử dụng hình ảnh quen thuộc, mộc mạc là trầu, cau để diễn tả tình yêu.

Câu 10 :

Trong khổ cuối bài thơ Tương tư, tác giả đã thay đổi cách xưng hô từ tôi – em thành:

  • A

    Anh – em

  • B

    Tôi – cô

  • C

    Chàng – nàng

  • D

    Mình - ta

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thay đổi cách xưng hô “tôi – em” thành “anh – em”

=> Sự mạnh dạn chuyển đổi cách xưng hô, cách gọi thân mật. Điều này thể hiện tình yêu trong chàng trai đã quá lớn, quá sâu sắc, chàng trai muốn giãi bày trực tiếp tình cảm của mình.

close