Trắc nghiệm bài Chiều xuân - Phân tích Văn 11

Đề bài

Câu 1 :

Bức tranh phong cảnh nơi đồng quê miền Bắc được tác giả Anh Thơ miêu tả vào mùa nào trong năm?

  • A

    Mùa xuân

  • B

    Mùa hè

  • C

    Mùa thu

  • D

    Mùa đông

Câu 2 :

Hình ảnh nào không được tác giả Anh Thơ nhắc đến trong khổ thơ thứ nhất bài thơ Chiều xuân?

  • A

    Bến vắng

  • B

    Con đò

  • C

    Quán tranh

  • D

    Đê cỏ

Câu 3 :

Mưa đổ bụi êm đềm trên bến vắng

Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;

Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A

    Ẩn dụ

  • B

    Nhân hóa

  • C

    So sánh

  • D

    Hoán dụ

Câu 4 :

Trong khổ thơ thứ hai bài thơ Chiều xuân, tác giả Anh Thơ không sử dụng từ láy nào?

  • A

    vu vơ

  • B

    rập rờn

  • C

    vi vu

  • D

    thong thả

Câu 5 :

Trong khổ thơ thứ 3 của bài thơ Chiều xuân, hình ảnh thơ nào không được tác giả Anh Thơ nhắc đến?

  • A

    Đồng lúa

  • B

    Trâu bò

  • C

    Cô yếm thắm

  • D

    Hoa

Câu 6 :

Trong đồng lúa xanh rờn và vắng lặng,

Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,

Làm giật mình một cô nàng yếm thắm

Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa

Đoạn thơ trên sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì?

  • A

    Lấy động tả tĩnh

  • B

    Lấy ánh sáng tả bóng tối

  • C

    Chấm phá

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Câu 7 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Không gian được miêu trong khổ 1 bài thơ Chiều xuân là không gian như thế nào?

Không gian mênh mông, vắng lặng

Không gian tầng bậc

Không gian tươi sáng

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Bức tranh phong cảnh nơi đồng quê miền Bắc được tác giả Anh Thơ miêu tả vào mùa nào trong năm?

  • A

    Mùa xuân

  • B

    Mùa hè

  • C

    Mùa thu

  • D

    Mùa đông

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Bức tranh chiều xuân với những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu  cho cảnh mùa xuân nơi đồng quê miền Bắc nước ta.

Câu 2 :

Hình ảnh nào không được tác giả Anh Thơ nhắc đến trong khổ thơ thứ nhất bài thơ Chiều xuân?

  • A

    Bến vắng

  • B

    Con đò

  • C

    Quán tranh

  • D

    Đê cỏ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Hình ảnh đê cỏ không được nhắc đến trong khổ thơ đầu tiên của bài thơ Chiều xuân.

Câu 3 :

Mưa đổ bụi êm đềm trên bến vắng

Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;

Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A

    Ẩn dụ

  • B

    Nhân hóa

  • C

    So sánh

  • D

    Hoán dụ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

- Biện pháp nghệ thuật nhân hóa: Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi.

Câu 4 :

Trong khổ thơ thứ hai bài thơ Chiều xuân, tác giả Anh Thơ không sử dụng từ láy nào?

  • A

    vu vơ

  • B

    rập rờn

  • C

    vi vu

  • D

    thong thả

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Từ láy “vi vu” không được sử dụng trong khổ thơ thứ hai bài thơ Chiều xuân

Câu 5 :

Trong khổ thơ thứ 3 của bài thơ Chiều xuân, hình ảnh thơ nào không được tác giả Anh Thơ nhắc đến?

  • A

    Đồng lúa

  • B

    Trâu bò

  • C

    Cô yếm thắm

  • D

    Hoa

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh trâu bò xuất hiện trong khổ thơ thứ 2 của bài thơ Chiều xuân.

Câu 6 :

Trong đồng lúa xanh rờn và vắng lặng,

Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,

Làm giật mình một cô nàng yếm thắm

Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa

Đoạn thơ trên sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì?

  • A

    Lấy động tả tĩnh

  • B

    Lấy ánh sáng tả bóng tối

  • C

    Chấm phá

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật: lấy động tả tĩnh làm nổi bật vẻ thanh bình, vắng lặng của chiều xuân chốn đồng quê.

Câu 7 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Không gian được miêu trong khổ 1 bài thơ Chiều xuân là không gian như thế nào?

Không gian mênh mông, vắng lặng

Không gian tầng bậc

Không gian tươi sáng

Đáp án

Không gian mênh mông, vắng lặng

Lời giải chi tiết :

Không gian mênh mông, vắng lặng.

close