Trắc nghiệm Ôn tập phần Làm văn Văn 11

Đề bài

Câu 1 :

Chọn đáp án đúng về khái niệm phân tích:

  • A

    Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng

  • B

    Phân tích là cách nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.

  • C

    Phân tích là bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề nào đó.

  • D

    Dùng những bằng chứng chân thực, đã được chứng tỏ để thừa nhận đối tượng

Câu 2 :

So sánh được hiểu là:

  • A

    So sánh là đối chiếu hai sự vật, hiện tượng, để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật hiện tượng ấy.

  • B

    So sánh là chia tách đối tượng thành các yếu tố nhỏ hơn

  • C

    So sánh là để loại bỏ những ý kiến, quan điểm sai

  • D

    So sánh là làm tăng giá trị của cái được so sánh

Câu 3 :

Bác bỏ là:

  • A

    Dùng lí lẽ và dẫn chứng để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác. Từ đó, nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục mọi người.

  • B

    Cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề

  • C

    Chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố, bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng

  • D

    Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng

Câu 4 :

Chọn đáp án đúng về khái niệm bình luận:

  • A

    Bình luận là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng

  • B

    Bình luận là cách nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.

  • C

    Bình luận là bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề nào đó.

  • D

    Dùng những bằng chứng chân thực, đã được chứng tỏ để thừa nhận đối tượng

Câu 5 :

Thế nào là tóm tắt văn bản nghị luận?

  • A

    Là trình bày lại ngắn gọn nội dung của văn bản nghị luận gốc theo mục đích định trước.

  • B

    Là diễn giải thêm nội dung văn bản nghị luận gốc.

  • C

    Là phân tích chi tiết trong văn bản nghị luận gốc.

  • D

    Là nêu ý kiến bác bỏ lại nội dung chính trong văn bản gốc theo quan điểm cá nhân của mình.

Câu 6 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Yêu cầu khi tóm tắt văn bản nghị luận là gì?

Văn bản tóm tắt phải phản ánh trung thành các tư tưởng, luận điểm của văn bản gốc, không được tự ý xuyên tạc hoặc thêm bớt.

Diễn đạt ngắn gọn, súc tích, loại bỏ những nội dung không phù hợp với mục đích tóm tắt văn bản.

Cả A và B đều đúng

Câu 7 :

Cách tóm tắt văn bản nghị luận như thế nào?

  • A

    Đọc kĩ văn bản gốc. Dựa vào nhan đề, phần mở bài và kết thúc để lựa chọn những ý, những chi tiết phù hợp với mục đích tóm tắt.

  • B

    Đọc từng đoạn trong phần triển khai ý để nắm được các luận điểm và luận cứ làm sáng tỏ chúng.

  • C

    Tìm cách diễn đạt lại các luận điểm, luận cứ một cách mạch lạc.

  • D

    Tất cả các ý trên.

Câu 8 :

Yêu cầu khi phân tích là gì?

  • A

    Phải nắm vững đặc điểm hình thức của đối tượng để chia tách một cách hợp lí

  • B

    Phải nắm vững đặc điểm cấu trúc của đối tượng để chia tách một cách hợp lí

  • C

    Phải nắm vững đặc điểm nội dung của đối tượng để chia tách một cách hợp lí

  • D

    Phải nắm vững đặc điểm ý nghĩa của đối tượng để chia tách một cách hợp lí

Câu 9 :

Đáp án không phải là yêu cầu khi so sánh?

  • A

    So sánh các đối tượng liên quan trên cùng một bình diện, tiêu chí nhất định

  • B

    Chỉ ra điểm giống, điểm khác

  • C

    Chia tách đối tượng thành các yêu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định

  • D

    Nêu bật được đặc trưng của đối tượng cần bàn bạc

Câu 10 :

Yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ:

  • A

    Nắm chắc những sai lầm của ý kiến

  • B

    Đưa ra các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục

  • C

    Thái độ thẳng thắn, cẩn trọng, có chừng mực, phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng tranh luận

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Câu 11 :

Đáp án không phải là yêu cầu khi bình luận?

  • A

    Bình luận các đối tượng liên quan trên cùng một bình diện, tiêu chí nhất định

  • B

    Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề cần bình luận

  • C

    Lập luận để khẳng định nhận xét, đánh giá của mình là đúng đắn

  • D

    Bàn bạc, mở rộng vấn đề một cách sâu sắc và có sức thuyết phục

Câu 12 :

Về luân lí xã hội ở nước ta của tác giả nào?

  • A

    Phan Châu Trinh

  • B

    Phan Bội Châu

  • C

    Hoài Thanh

  • D

    Ngô Sĩ Liên

Câu 13 :

Trong tác phẩm Về luân lí xã hội ở nước ta, Phan Châu Trinh vận dụng chủ yếu các thao tác lập luận nào? Chọn đáp án không đúng?

  • A

    Phân tích

  • B

    Bác bỏ

  • C

    Bình luận

  • D

    Giải thích

Câu 14 :

Đoạn trích dưới đây sử dụng thao tác lập luận nào?

Cái xã hội chủ nghĩa bên Âu châu rất thịnh hành như thế, đã phóng đại ra như thế, thế mà người bên ta thì điềm nhiên như kẻ ngủ không biết gì là gì. Thương hại thay ! Người nước ta không hiểu cái nghĩa vụ loài người ăn ở với loài người đã đành, đến cái nghĩa vụ mỗi người trong nước cũng chưa hiểu gì cả. Bên Pháp, mỗi khi người có quyền thế, hoặc chính phủ, lấy sức mạnh mà đè nén quyền lợi riêng của một người hay của một hội nào, thì người ta hoặc kêu nhi, hoặc chống cự, hoặc thị oai, vận dụng kì cho đến được công bình mới nghe.

Vì sao mà người ta làm được như thế? Là vì người ta có đoàn thể, có công đức biết giữ lại chung vậy. Họ nghĩ rằng nếu nay để cho người có quyền lực đè nén người này thì mai ắt cũng lấy quyền lực ấy để đè nén mình, cho nên phải hiệp nhau lại phòng ngừa trước. Người ta có ăn học biết xét kĩ thấy xa như thế, còn người nước mình thì sao ? Người mình thì phải ai tại nấy, ai chết mặc ai ! Đi đường gặp người bị tai nạn, gặp người yếu bị kẻ mạnh bắt nạt cũng ngơ mất đi qua, hình như người bị nạn khốn ấy không can thiệp gì đến mình.

(Về luân lí xã hội ở nước ta)

  • A

    Thao tác so sánh

  • B

    Thao tác bình luận

  • C

    Thao tác bác bỏ

  • D

    Thao tác phân tích

Câu 15 :

Đoạn trích dưới đây sử dụng thao tác lập luận nào?

[...] Thử nghĩ mà xem, con người không biết sợ cái gì trên đời này cả, liệu có phải là con người không ? Cái gì cũng “vô uý”, cũng tỏ thái độ sắt thép, nghĩa là không biết mềm lòng trước bất cứ một cái gì, đấy là loài quỷ sứ chứ đâu phải là người ! “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân dạy cho người ta hiểu rằng, muốn nên người, phải biết kính sợ ba điều này : cái tài, cái đẹp và cái thiện tính tốt của con người (thiên lương). Vậy, kẻ nào không biết sợ cái gì hết, đó là loài quỷ sứ. Loại người này, thực ra rất hiếm hoi, hay nói đúng hơn, không thể có được. Nhưng loại người sau đây thì chắc không ít: SỢ rất nhiều thứ, nhất là quyền thế và đồng tiền, nhưng đối với cái tài, cái đẹp, cái thiện lương thì lại không biết sợ, thậm chí sẵn sàng lăng mạ, giày xéo. Đấy là hạng người hèn hạ nhất, thô bỉ nhất, đồi bại nhất.

(Nguyễn Đăng Mạnh, Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006)

  • A

    Thao tác so sánh

  • B

    Thao tác bình luận

  • C

    Thao tác bác bỏ

  • D

    Thao tác phân tích

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chọn đáp án đúng về khái niệm phân tích:

  • A

    Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng

  • B

    Phân tích là cách nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.

  • C

    Phân tích là bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề nào đó.

  • D

    Dùng những bằng chứng chân thực, đã được chứng tỏ để thừa nhận đối tượng

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại khái niệm phân tích

Lời giải chi tiết :

Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật, hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng

Câu 2 :

So sánh được hiểu là:

  • A

    So sánh là đối chiếu hai sự vật, hiện tượng, để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật hiện tượng ấy.

  • B

    So sánh là chia tách đối tượng thành các yếu tố nhỏ hơn

  • C

    So sánh là để loại bỏ những ý kiến, quan điểm sai

  • D

    So sánh là làm tăng giá trị của cái được so sánh

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại khái niệm thao tác so sánh

Lời giải chi tiết :

Khái niệm so sánh: So sánh là đối chiếu hai sự vật, hiện tượng để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật, hiện tượng ấy.

Câu 3 :

Bác bỏ là:

  • A

    Dùng lí lẽ và dẫn chứng để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác. Từ đó, nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục mọi người.

  • B

    Cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề

  • C

    Chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố, bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng

  • D

    Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại khái niệm bác bỏ

Lời giải chi tiết :

Khái niệm: bác bỏ là dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác. Từ đó, nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe.

Câu 4 :

Chọn đáp án đúng về khái niệm bình luận:

  • A

    Bình luận là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng

  • B

    Bình luận là cách nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.

  • C

    Bình luận là bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề nào đó.

  • D

    Dùng những bằng chứng chân thực, đã được chứng tỏ để thừa nhận đối tượng

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại khái niệm bình luận

Lời giải chi tiết :

Bình luận là bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề nào đó.

Câu 5 :

Thế nào là tóm tắt văn bản nghị luận?

  • A

    Là trình bày lại ngắn gọn nội dung của văn bản nghị luận gốc theo mục đích định trước.

  • B

    Là diễn giải thêm nội dung văn bản nghị luận gốc.

  • C

    Là phân tích chi tiết trong văn bản nghị luận gốc.

  • D

    Là nêu ý kiến bác bỏ lại nội dung chính trong văn bản gốc theo quan điểm cá nhân của mình.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại mục đích tóm tắt văn bản nghị luận

Lời giải chi tiết :

Tóm tắt văn bản nghị luận là trình bày ngắn gọn nội dung của văn bản gốc theo một mục đích định trước.

Câu 6 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Yêu cầu khi tóm tắt văn bản nghị luận là gì?

Văn bản tóm tắt phải phản ánh trung thành các tư tưởng, luận điểm của văn bản gốc, không được tự ý xuyên tạc hoặc thêm bớt.

Diễn đạt ngắn gọn, súc tích, loại bỏ những nội dung không phù hợp với mục đích tóm tắt văn bản.

Cả A và B đều đúng

Đáp án

Cả A và B đều đúng

Phương pháp giải :

Xem lại yêu cầu tóm tắt văn bản nghị luận

Lời giải chi tiết :

Yêu cầu tóm tắt văn bản nghị luận:

- Văn bản tóm tắt phải phản ánh trung thành các tư tưởng, luận điểm của văn bản gốc, không được tự ý xuyên tạc hoặc thêm bớt.

- Diễn đạt ngắn gọn, súc tích, loại bỏ những nội dung không phù hợp với mục đích tóm tắt văn bản.

Câu 7 :

Cách tóm tắt văn bản nghị luận như thế nào?

  • A

    Đọc kĩ văn bản gốc. Dựa vào nhan đề, phần mở bài và kết thúc để lựa chọn những ý, những chi tiết phù hợp với mục đích tóm tắt.

  • B

    Đọc từng đoạn trong phần triển khai ý để nắm được các luận điểm và luận cứ làm sáng tỏ chúng.

  • C

    Tìm cách diễn đạt lại các luận điểm, luận cứ một cách mạch lạc.

  • D

    Tất cả các ý trên.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại cách tóm tắt văn bản nghị luận

Lời giải chi tiết :

Để tóm tắt được tốt văn bản nghị luận, cần:

- Đọc kĩ văn bản gốc. Dựa vào nhan đề, phần mở bài và kết thúc để lựa chọn những ý, những chi tiết phù hợp với mục đích tóm tắt.

- Đọc từng đoạn trong phần triển khai ý để nắm được các luận điểm và luận cứ làm sáng tỏ chúng.

- Tìm cách diễn đạt lại các luận điểm, luận cứ một cách mạch lạc.

Câu 8 :

Yêu cầu khi phân tích là gì?

  • A

    Phải nắm vững đặc điểm hình thức của đối tượng để chia tách một cách hợp lí

  • B

    Phải nắm vững đặc điểm cấu trúc của đối tượng để chia tách một cách hợp lí

  • C

    Phải nắm vững đặc điểm nội dung của đối tượng để chia tách một cách hợp lí

  • D

    Phải nắm vững đặc điểm ý nghĩa của đối tượng để chia tách một cách hợp lí

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại yêu cầu phân tích.

Lời giải chi tiết :

Yêu cầu phân tích: Phải nắm vững đặc điểm cấu trúc của đối tượng để chia tách một cách hợp lí. Sau khi phân tích tìm hiểu từng bộ phận, chi tiết phải tổng hợp khái quát lại để nhận thức đối tượng đầy đủ, sâu sắc và trình bày ngắn gọn.

Câu 9 :

Đáp án không phải là yêu cầu khi so sánh?

  • A

    So sánh các đối tượng liên quan trên cùng một bình diện, tiêu chí nhất định

  • B

    Chỉ ra điểm giống, điểm khác

  • C

    Chia tách đối tượng thành các yêu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định

  • D

    Nêu bật được đặc trưng của đối tượng cần bàn bạc

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại yêu cầu của thao tác lập luận so sánh

Lời giải chi tiết :

Yêu cầu của thao tác lập luận so sánh:

- So sánh các đối tượng liên quan trên cùng một bình diện, tiêu chí nhất định

- Chỉ ra điểm giống, khác nhau

- Nêu bật được đặc trưng đối tượng cần bàn bạc

Câu 10 :

Yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ:

  • A

    Nắm chắc những sai lầm của ý kiến

  • B

    Đưa ra các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục

  • C

    Thái độ thẳng thắn, cẩn trọng, có chừng mực, phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng tranh luận

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại mục đích, yêu cầu của thao tác bác bỏ

Lời giải chi tiết :

Yêu cầu:

- Nắm chắc những sai lầm của ý kiến

- Đưa ra các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục

- Thái độ thẳng thắn, cẩn trọng, có chừng mực, phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng tranh luận

Câu 11 :

Đáp án không phải là yêu cầu khi bình luận?

  • A

    Bình luận các đối tượng liên quan trên cùng một bình diện, tiêu chí nhất định

  • B

    Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề cần bình luận

  • C

    Lập luận để khẳng định nhận xét, đánh giá của mình là đúng đắn

  • D

    Bàn bạc, mở rộng vấn đề một cách sâu sắc và có sức thuyết phục

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại yêu cầu của thao tác lập luận bình luận

Lời giải chi tiết :

Yêu cầu của thao tác lập luận bình luận:

- Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề cần bình luận

- Lập luận để khẳng định nhận xét, đánh giá của mình là đúng đắn

- Bàn bạc, mở rộng vấn đề một cách sâu sắc và có sức thuyết phục

Câu 12 :

Về luân lí xã hội ở nước ta của tác giả nào?

  • A

    Phan Châu Trinh

  • B

    Phan Bội Châu

  • C

    Hoài Thanh

  • D

    Ngô Sĩ Liên

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại tác phẩm Về luân lí xã hội ở nước ta

Lời giải chi tiết :

Về luân lí xã hội ở nước ta – Phan Châu Trinh.

Câu 13 :

Trong tác phẩm Về luân lí xã hội ở nước ta, Phan Châu Trinh vận dụng chủ yếu các thao tác lập luận nào? Chọn đáp án không đúng?

  • A

    Phân tích

  • B

    Bác bỏ

  • C

    Bình luận

  • D

    Giải thích

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại tác phẩm Về luân lí xã hội ở nước ta và các thao tác lập luận đã học.

Lời giải chi tiết :

Trong tác phẩm Về luân lí xã hội ở nước ta, Phan Châu Trinh vận dụng chủ yếu các thao tác phân tích, bình luận, bác bỏ.

Câu 14 :

Đoạn trích dưới đây sử dụng thao tác lập luận nào?

Cái xã hội chủ nghĩa bên Âu châu rất thịnh hành như thế, đã phóng đại ra như thế, thế mà người bên ta thì điềm nhiên như kẻ ngủ không biết gì là gì. Thương hại thay ! Người nước ta không hiểu cái nghĩa vụ loài người ăn ở với loài người đã đành, đến cái nghĩa vụ mỗi người trong nước cũng chưa hiểu gì cả. Bên Pháp, mỗi khi người có quyền thế, hoặc chính phủ, lấy sức mạnh mà đè nén quyền lợi riêng của một người hay của một hội nào, thì người ta hoặc kêu nhi, hoặc chống cự, hoặc thị oai, vận dụng kì cho đến được công bình mới nghe.

Vì sao mà người ta làm được như thế? Là vì người ta có đoàn thể, có công đức biết giữ lại chung vậy. Họ nghĩ rằng nếu nay để cho người có quyền lực đè nén người này thì mai ắt cũng lấy quyền lực ấy để đè nén mình, cho nên phải hiệp nhau lại phòng ngừa trước. Người ta có ăn học biết xét kĩ thấy xa như thế, còn người nước mình thì sao ? Người mình thì phải ai tại nấy, ai chết mặc ai ! Đi đường gặp người bị tai nạn, gặp người yếu bị kẻ mạnh bắt nạt cũng ngơ mất đi qua, hình như người bị nạn khốn ấy không can thiệp gì đến mình.

(Về luân lí xã hội ở nước ta)

  • A

    Thao tác so sánh

  • B

    Thao tác bình luận

  • C

    Thao tác bác bỏ

  • D

    Thao tác phân tích

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung đoạn trích và các thao tác lập luận đã học

Lời giải chi tiết :

Thao tác chính: thao tác so sánh, tác giả so sánh luân lí ở bên châu Âu, bên Pháp với bên ta.

Câu 15 :

Đoạn trích dưới đây sử dụng thao tác lập luận nào?

[...] Thử nghĩ mà xem, con người không biết sợ cái gì trên đời này cả, liệu có phải là con người không ? Cái gì cũng “vô uý”, cũng tỏ thái độ sắt thép, nghĩa là không biết mềm lòng trước bất cứ một cái gì, đấy là loài quỷ sứ chứ đâu phải là người ! “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân dạy cho người ta hiểu rằng, muốn nên người, phải biết kính sợ ba điều này : cái tài, cái đẹp và cái thiện tính tốt của con người (thiên lương). Vậy, kẻ nào không biết sợ cái gì hết, đó là loài quỷ sứ. Loại người này, thực ra rất hiếm hoi, hay nói đúng hơn, không thể có được. Nhưng loại người sau đây thì chắc không ít: SỢ rất nhiều thứ, nhất là quyền thế và đồng tiền, nhưng đối với cái tài, cái đẹp, cái thiện lương thì lại không biết sợ, thậm chí sẵn sàng lăng mạ, giày xéo. Đấy là hạng người hèn hạ nhất, thô bỉ nhất, đồi bại nhất.

(Nguyễn Đăng Mạnh, Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006)

  • A

    Thao tác so sánh

  • B

    Thao tác bình luận

  • C

    Thao tác bác bỏ

  • D

    Thao tác phân tích

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung đoạn trích và các thao tác lập luận đã học

Lời giải chi tiết :

Thao tác chính: thao tác bác bỏ

Tác giả bác bỏ quan niệm: Con người mà không biết sợ cái gì trên đời này cả, liệu có phải là con người?

close