Trắc nghiệm Đề đọc hiểu số 5 Văn 11

Đề bài

Câu 1 :

Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

CÂU CHUYỆN CÂY BÚT CHÌ

Khi ra đời, một cây bút chì luôn thắc mắc rằng cuộc sống bên ngoài xưởng làm bút chì sẽ ra sao bởi thỉnh thoảng nó nghe những người thợ nói chuyện với nhau. Bút chì băn khoăn mãi, anh em của nó cũng không biết gì hơn. Cuối cùng, trước hôm được mang đến các cửa hàng, bút chì hỏi người thợ làm bút rằng nó và anh em nó sẽ ra sao ở bên ngoài cuộc sống rộng lớn kia.

Người thợ làm bút mỉm cười. Ông nói:

Có năm điều cháu và các anh em của cháu nên nhớ khi bắt đầu cuộc sống. Nếu cháu nhớ và làm được thì cháu sẽ trở thành cày bút chì tốt nhất.

Thứ nhất: cháu có thể làm được những điều kì diệu nhất nếu cháu nằm trong bàn tay một người nào đó và giúp họ làm việc.

Thứ hai: cháu sẽ cảm thấỵ đau đớn mỗi khi bị gọt, nhưng phải như thế cháu mới tốt hơn và có thể tiếp tục cuộc sống của mình.

Thứ ba: nếu cháu viết sai một lỗi, cháu hãy nhớ để sửa lại là được.

Thứ tư: điều quan trọng nhất đối với cháu và những người dùng cháu không phải là nước sơn bên ngoài cháu, mà là những gì bên trong cháu đấy.

Và cuối cùng: trong bất cứ trường hợp nào, cháu cũng vẫn phải tiếp tục viết Đó là cuộc sống của cháu, cho dù cháu gặp tình huống khó khăn như thế nào cũng vẫn phải viết thật rõ ràng, để lại những dấu ấn của mình.

(Truyện ngụ ngôn, theo Internet)

Câu 1.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản:

  • A.

    Biểu cảm

  • B.

    Tự sự

  • C.

    Nghị luận

  • D.

    Miêu tả

Câu 1.2

Vì sao tác giả cho rằng: Ngươi sẽ trải qua việc gọt giũa đau đớn hết lần này đến lần khác, nhưng phải như thế ngươi mới tốt hơn và có thể tiếp tục cuộc sống của mình.

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Cuộc sống của cây bút chì có giá trị khi nó viết lên những nét chữ cho đời.

  • B.

    Cây bút chì có thể sống đúng nghĩa là một cây bút chì khi nó trải qua gọt giũa.

  • C.

    Cuộc sống của con người cũng giống như cây bút chì, phải trải qua rèn luyện mới trưởng thành

  • D.

    Cây bút chì có khả năng chịu đựng mọi đau đớn, con người cũng vậy

Câu 1.3

Biệp pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn văn dưới đây:

Thứ nhất: cháu có thể làm được những điều kì diệu nhất nếu cháu nằm trong bàn tay một người nào đó và giúp họ làm việc.

Thứ hai: cháu sẽ cảm thấỵ đau đớn mỗi khi bị gọt, nhưng phải như thế cháu mới tốt hơn và có thể tiếp tục cuộc sống của mình.

Thứ ba: nếu cháu viết sai một lỗi, cháu hãy nhớ để sửa lại là được.

Thứ tư: điều quan trọng nhất đối với cháu và những người dùng cháu không phải là nước sơn bên ngoài cháu, mà là những gì bên trong cháu đấy.

Và cuối cùng: trong bất cứ trường hợp nào, cháu cũng vẫn phải tiếp tục viết Đó là cuộc sống của cháu, cho dù cháu gặp tình huống khó khăn như thế nào cũng vẫn phải viết thật rõ ràng, để lại những dấu ấn của mình.

  • A.

    Đảo ngữ

  • B.

    Lặp cấu trúc

  • C.

    Liệt kê

  • D.

    Đối

Câu 1.4

Thông điệp của văn bản trên là gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Thông điệp về sai lầm và sửa chữa sai lầm

  • B.

    Thông điệp về tình yêu thương con người

  • C.

    Thông điệp về sự cho đi, cống hiến cho cuộc sống

  • D.

    Thông điệp về con người cần phải trải qua quá trình rèn luyện để trưởng thành

Câu 2 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Con bò mang tên “Tự Huyễn Hoặc Mình”

- Tôi bỏ thuốc lúc nào mà chẳng được. Chỉ là tôi chưa quyết định bỏ đó thôi.

- Tôi không phải là người để nước đến chân mới nhảy, chỉ vì khi có áp lực tôi làm việc mới có hiệu quả

- Tôi chẳng ngại vì mình béo quá. Vả lại tôi có nhiều cái khác để người ta yêu.

- Không phải tôi hay chửi mắng con cái. Chẳng qua thương thì cho roi cho vọt thôi.

- Đâu phải tôi khoái nhậu. Anh đã nghe người ta nói đến việc ăn nhậu để duy trì mối quan hệ xã hội chưa?

Bạn thấy có một mẫu số chung trong tất cả những phát biểu này chứ? Tất cả chúng đều ru ngủ chúng ta để chúng ra tin rằng mình thật sự chẳng có vấn đề gì cần phải thay đổi, có chăng thì cũng là chuyện nhỏ, hoặc chuyện ngoài tầm tay. Thường chúng ta đưa ra những lời biện bạch này khi không muốn loại bỏ một thói quen xấu, chẳng hạn như tính hay trì hoãn, nghiện thuốc, nhậu nhẹt hoặc tính háu ăn.

Trước đây, tôi từng nhận được email của Cathy, một phụ nữ trẻ, kể với tôi cách cô ấy chiến thắng tinh trạng béo phì của mình. Để tránh phải giải quyết vấn đề tăng cân, cô ấy bịa ra cả một bầy bò để khỏi cảm thấy xấu hổ về chuyện mập ú của mình. “Mình đâu có mập, chỉ hơi mũm mĩm một chút”, “Đó là do di truyền mà”, “Chỉ tại mình to xương”, “Có phải lỗi của mình đâu, trong gia đình mình ai chẳng to con?”

Bất hạnh thay, không có lời lẽ nào trong số này là thỏa đáng, và cô vẫn cảm thấy khổ sở. Cathy hiểu rằng khi có người nào hoặc thứ gì đó để cô đổ lỗi cho vấn đề béo phì của mình, cô sẽ không bao giờ có thể giảm cân và lấy lại sự tự tin với vóc dáng thon gọn được. Cuối cùng, cô quyết định hành động.

“Tôi quyết định loại bỏ vĩnh viễn những con bò đó; tôi đi bơi và tập aerobics dưới nước. Tôi ăn uống điều độ hơn, và tôi tin rằng mình sẽ thành công. Tôi cảm thấy khỏe hơn về mặt thể chất và tin sẽ sớm đạt được vóc dáng mình mong muốn”.

Tuyệt vời!

Hãy nhớ rằng tất cả những con bò mà tôi đã nêu ra đều có một điểm chung, đó là chúng trói buộc bạn vào một cuộc sống tầm thường. Việc thủ tiêu những “con bò” bằng với sự loại bỏ tất cả những câu nói đó ra khỏi vốn từ ngữ của bản thân, và điều này trong tầm tay bạn. Đây là lựa chọn của chính bạn.

(Trích Ngày xưa có một con bò, NXB Trẻ, tr.86 – 88)

Câu 2.1

Phong cách ngôn ngữ chính của văn bản trên?

  • A.

    Nghệ thuật

  • B.

    Sinh hoạt

  • C.

    Báo chí

  • D.

    Chính luận

Câu 2.2

Theo đoạn trích, chúng ta thường đưa ra những lời biện bạch khi nào?

  • A.

    Khi không muốn học hỏi

  • B.

    Khi làm sai

  • C.

    Khi không muốn loại bỏ một thói quen xấu

  • D.

    Khi quá thất vọng

Câu 2.3

Hình ảnh “con bò” trong đoạn trích là hình ảnh ẩn dụ cho điều gì?

  • A.

    Những lời biện bạch của chúng ta

  • B.

    Những lời hứa

  • C.

    Những thói quen

  • D.

    Tất cả đáp án trên

Câu 2.4

Bài học ý nghĩa rút ra từ văn bản trên?

  • A.

    Hãy tận hưởng cuộc sống khi còn có thể.

  • B.

    Đừng hành động theo đám đông một cách mù quáng.

  • C.

    Suy nghĩ kĩ trước khi đưa ra quyết định.

  • D.

    Loại bỏ những lời huyễn hoặc bản thân, chiến thắng chính bản thân mình.

Câu 3 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

(1) Rất nhiều người tìm kiếm sự an toàn trong tư duy số đông. (2) Họ nghĩ rằng nếu số đông người đang làm việc gì đó, việc đó chắc hẳn phải đúng. (3) Đó phải chăng là một ý tưởng tốt? (4) Nếu mọi người chấp nhận nó, phải chăng đó là biểu tượng cho sự công bằng, liêm chính, lòng từ bi và sự nhạy cảm? (5) Không hẳn. (6)Tư duy số đông cho rằng Trái Đất là tâm điểm của vũ trụ, nhưng Copernicus nghiên cứu những vì sao, các hành tinh và chứng minh một cách khoa học rằng Trái Đất và những hành tinh khác trong thái dương hệ của chúng ta quay quanh Mặt Trời. (7) Tư duy số đông cho rằng phẫu thuật không cần những dụng cụ y tế sạch, nhưng Joseph Lister đã nghiên cứu tỉ lệ tử vong cao trong các bệnh viện và giới thiệu biện pháp khử trùng, ngay lập tức cứu được bao nhiêu mạng người. (8) Tư duy số đông cho rằng phụ nữ không nên có quyền bỏ phiếu, tuy nhiên những người như Emmeline Pankhurst và Susan B.Anthony đã đấu tranh và giành được quyền đó. (9) Tư duy số đông đưa Hitler lên nắm quyền lực ở Đức, nhưng đế chế của Hitler đã giết hại hàng triệu người và gần như tàn phá cả châu Âu. (10) Chúng ta luôn cần nhớ rằng có một sự khác biệt lớn giữ sự chấp nhận và trí tuệ. (11) Mọi người có thể nói rằng có sự an toàn trong một số trường hợp tư duy số đông, nhưng nó không phải lúc nào cũng đúng.

(John Maxwell, Tôi tư duy, tôi thành đạt, NXB Lao động xã hội, 2012, tr.130-131)

Câu 3.1

Xác định thao tác lập luận chính của văn bản trên?

  • A.

    So sánh

  • B.

    Phân tích

  • C.

    Bác bỏ

  • D.

    Bình luận

Câu 3.2

Theo đoạn trích, nhiều người tìm kiếm sự an toàn ở đâu?

  • A.

    Trong tư duy số đông

  • B.

    Trong gia đình

  • C.

    Trong pháp luật

  • D.

    Trong Kinh Phật

Câu 3.3

Biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong đoạn văn từ câu 1 đến câu 9?

  • A.

    So sánh

  • B.

    Nhân hóa

  • C.

    Điệp cú pháp

  • D.

    Ẩn dụ

Câu 3.4

Thông điệp ý nghĩa rút ra từ văn bản trên?

  • A.

    Hãy tư duy và làm việc độc lập.

  • B.

    Đừng để đám đông “dắt mũi”

  • C.

    Hãy tin vào ý kiến của đám đông.

  • D.

    Không a dua theo đám đông mà thiếu sự suy nghĩ, phân tích thấu đáo, khách quan.

Câu 4 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Bạn nào tuổi teen cũng thấy mình khổ hơn người khác. Các bạn luôn phóng to những điểm thiệt thòi của mình lên và thu nhỏ phần vất vả của người khác lại. Đồng thời, các bạn luôn cảm thấy oan ức, bất công và nghĩ rằng cuộc đời này đối xử với mình tệ hơn rất nhiều những gì hy vọng (…). Rất tiếc, thưa các bạn teen, các bạn đang hiểu nhầm nghiêm trọng. Ai cũng phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ và ai cũng phải chịu hoặc từng chịu bất công. Vì thế, đừng bi kịch hóa cuộc đời của mình, điều đó không giúp gì cho các bạn cả. Ngoài ra, những lỗi lầm gây ra thường do chính bản thân mình, nên đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh hay người khác.

(…) Tuổi teen có tính ghen tỵ rất lớn. Các bạn luôn ngắm nghía và so bì với người khác để thấy cha mẹ thật tệ, không hiểu mình, cha mẹ chiều em/chị/anh mình hơn… Nhiều bạn thấy như bị bỏ rơi, hay cha mẹ lạc hậu, kém cỏi, giỏi mắng mỏ nhưng hiểu biết ít. Thực ra, điều đó không chính xác. Cha mẹ các bạn đều đã trải qua giai đoạn này nên nhìn xa hơn. Họ biết với tính cách như thế, cách học tập, lao động như thế…, thì hệ quả/hậu quả là gì. Vì thế, bố mẹ có nói nhiều một chút, trách móc một chút, ghê gớm một chút, cũng là vì thương, lo lắng cho các bạn.

(…) Nhiều bạn thấy cảnh rú ga lao vút trên đường rất bản lĩnh. Nếu tầm nhìn hữu hạn thì mọi thứ đơn giản là vậy. Tuy nhiên, chỉ cần nghĩ xa hơn chút nữa, các bạn sẽ nhìn ra phía sau cảnh rú ga, lao ầm ầm đó là bệnh viện với máu me, xương cốt hoặc cảnh đám tang u buồn. Chơi ngông chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là bản lĩnh.

 (Trích Tuổi dậy thì tưởng chơi ngông là bản lĩnh, TS. Vũ Thu Hương, báo điện tử News.Zing.Giaoduc, 7/10/2015)

Câu 4.1

Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?

  • A.

    Nghệ thuật

  • B.

    Chính luận

  • C.

    Sinh hoạt

  • D.

    Khoa học

Câu 4.2

Theo đoạn trích, tuổi teen thường:

  • A.

    Bi kịch hóa cuộc đời mình

  • B.

    Mộng tưởng quá mức

  • C.

    Tự huyễn hoặc bản thân

  • D.

    Yêu bản thân quá mức

Câu 4.3

Theo đoạn trích, “Chơi ngông” được hiểu như thế nào?

  • A.

    Có những việc làm khác người

  • B.

    Có những lời nói, việc làm ngang tàng, khác lẽ thường, tự cho đó là đúng đắn, bất chấp sự khen chê của mọi người.

  • C.

    Có tính cách khác người

  • D.

    Có những suy nghĩ lớn lao, khác người

Câu 4.4

Thông điệp ý nghĩa rút ra từ văn bản trên?

  • A.

    Tuổi teen hãy biết lập kế hoạch cho cuộc đời mình.

  • B.

    Suy nghĩ kĩ trước khi thực hiện.

  • C.

    Tuổi teen hãy biết chọn bạn mà chơi.

  • D.

    Tuổi teen đừng lãng phí thời gian vô bổ, hãy trau dồi bản thân và trở thành người có bản lĩnh trong cuộc sống.

Câu 5 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“(...) Với học sinh, thách thức của các em cũng vô cùng to lớn. Là thế hệ của thế kỉ 21, các em sẽ phải đối mặt với một thế giới đầy biến động: những biến đổi khí hậu bất thường, nguồn tài nguyên đang cạn kiệt, môi trường đang bị ô nhiễm và bị tàn phá ghê gớm. Ngoài ra, những định hướng nghề nghiệp em chọn cho mình trong hôm nay, chưa chắc có thể tồn tại ở ngày mai.

Trong một công trình nghiên cứu của mình, Howard Gardner, cha đẻ của thuyết đa trí tuệ đã từng chỉ ra: đến năm 2030, 47% nghề nghiệp hiện nay sẽ biến mất. Nghĩa là có những nghề nghiệp mới ra đời và thay thế nghề nghiệp cũ, em đã chuẩn bị tâm thế cho mình trước sự thay đổi đó chưa?

Lại thêm một câu hỏi nữa đặt ra “Liệu chúng ta, thế hệ của một Việt Nam đầy sức trẻ có tụt hậu với cuộc cách mạng 4.0 như chúng ta tụt hậu với cuộc cách mạng 3.0 hay không? Cốt lõi của sự thay đổi là sự dũng cảm của mỗi người. Dũng cảm để thừa nhận, dũng cảm để học hỏi, dũng cảm để tìm giải pháp, cách thức, dũng cảm để đối đầu.

(…) Các em dũng cảm để đối mặt với việc lười nhác, với việc học tập thụ động. Đối mặt vơi những thói hư tật xấu của mình và xã hội. Đối mặt với sự vô cảm của mình ngay cả với những người thân yêu nhất. Đối mặt với thách thức để các em nhận ra mình thiếu tư duy phản biện, một phẩm chất không thể thiếu của công dân thế kỷ XXI...”

(Bài phát biểu khai giảng - Thầy Nguyễn Minh Quý - THPT Trần Nguyên Hãn - Hải Phòng 05/09/2017)

Câu 5.1

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Biểu cảm

  • D.

    Nghị luận

Câu 5.2

Trong đoạn trích người viết đã chỉ ra những thách thức gì mà các em học sinh phải đối mặt ở thế kỷ XXI?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Nền kinh tế biến động, gặp nhiều khó khăn

  • B.

    Những biến đổi khí hậu bất thường

  • C.

    Nguồn tài nguyên cạn kiệt

  • D.

    Định hướng, nhu cầu nghề nghiệp thay đổi

Câu 5.3

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn: Liệu chúng ta, thế hệ của một Việt Nam đầy sức trẻ có tụt hậu với cuộc cách mạng 4.0 như khi ta tụt hậu với cuộc cách mạng 3.0 hay không?

  • A.

    So sánh, ẩn dụ

  • B.

    So sánh, câu hỏi tu từ

  • C.

    Câu hỏi tu từ, liệt kê

  • D.

    So sánh, liệt kê

Câu 5.4

Thông điệp ý  nghĩa rút ra từ đoạn văn thứ 3 và 4 của văn bản?

  • A.

    Dũng cảm đấu tranh cho quyền lợi của bản thân

  • B.

    Dũng cảm theo đuổi đam mê

  • C.

    Dũng cảm đối diện với bản thân và những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

  • D.

    Học cách chấp nhận sự thất bại

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

CÂU CHUYỆN CÂY BÚT CHÌ

Khi ra đời, một cây bút chì luôn thắc mắc rằng cuộc sống bên ngoài xưởng làm bút chì sẽ ra sao bởi thỉnh thoảng nó nghe những người thợ nói chuyện với nhau. Bút chì băn khoăn mãi, anh em của nó cũng không biết gì hơn. Cuối cùng, trước hôm được mang đến các cửa hàng, bút chì hỏi người thợ làm bút rằng nó và anh em nó sẽ ra sao ở bên ngoài cuộc sống rộng lớn kia.

Người thợ làm bút mỉm cười. Ông nói:

Có năm điều cháu và các anh em của cháu nên nhớ khi bắt đầu cuộc sống. Nếu cháu nhớ và làm được thì cháu sẽ trở thành cày bút chì tốt nhất.

Thứ nhất: cháu có thể làm được những điều kì diệu nhất nếu cháu nằm trong bàn tay một người nào đó và giúp họ làm việc.

Thứ hai: cháu sẽ cảm thấỵ đau đớn mỗi khi bị gọt, nhưng phải như thế cháu mới tốt hơn và có thể tiếp tục cuộc sống của mình.

Thứ ba: nếu cháu viết sai một lỗi, cháu hãy nhớ để sửa lại là được.

Thứ tư: điều quan trọng nhất đối với cháu và những người dùng cháu không phải là nước sơn bên ngoài cháu, mà là những gì bên trong cháu đấy.

Và cuối cùng: trong bất cứ trường hợp nào, cháu cũng vẫn phải tiếp tục viết Đó là cuộc sống của cháu, cho dù cháu gặp tình huống khó khăn như thế nào cũng vẫn phải viết thật rõ ràng, để lại những dấu ấn của mình.

(Truyện ngụ ngôn, theo Internet)

Câu 1.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản:

  • A.

    Biểu cảm

  • B.

    Tự sự

  • C.

    Nghị luận

  • D.

    Miêu tả

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Biểu cảm

Xem lại nội dung văn bản và các phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: tự sự

Câu 1.2

Vì sao tác giả cho rằng: Ngươi sẽ trải qua việc gọt giũa đau đớn hết lần này đến lần khác, nhưng phải như thế ngươi mới tốt hơn và có thể tiếp tục cuộc sống của mình.

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Cuộc sống của cây bút chì có giá trị khi nó viết lên những nét chữ cho đời.

  • B.

    Cây bút chì có thể sống đúng nghĩa là một cây bút chì khi nó trải qua gọt giũa.

  • C.

    Cuộc sống của con người cũng giống như cây bút chì, phải trải qua rèn luyện mới trưởng thành

  • D.

    Cây bút chì có khả năng chịu đựng mọi đau đớn, con người cũng vậy

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Tác giả cho rằng: Ngươi sẽ trải qua việc gọt giũa đau đớn hết lần này đến lần khác, nhưng phải như thế ngươi mới tốt hơn và có thể tiếp tục cuộc sống của mình. Bởi:

- Cuộc sống của cây bút chì có giá trị khi nó viết lên những nét chữ cho đời.. Cây bút chì có thể sống đúng nghĩa là một cây bút chì khi nó trải qua gọt giũa.

- Cuộc sống của con người cũng giống như cây bút chì, phải trải qua rèn luyện mới trưởng thành

Câu 1.3

Biệp pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn văn dưới đây:

Thứ nhất: cháu có thể làm được những điều kì diệu nhất nếu cháu nằm trong bàn tay một người nào đó và giúp họ làm việc.

Thứ hai: cháu sẽ cảm thấỵ đau đớn mỗi khi bị gọt, nhưng phải như thế cháu mới tốt hơn và có thể tiếp tục cuộc sống của mình.

Thứ ba: nếu cháu viết sai một lỗi, cháu hãy nhớ để sửa lại là được.

Thứ tư: điều quan trọng nhất đối với cháu và những người dùng cháu không phải là nước sơn bên ngoài cháu, mà là những gì bên trong cháu đấy.

Và cuối cùng: trong bất cứ trường hợp nào, cháu cũng vẫn phải tiếp tục viết Đó là cuộc sống của cháu, cho dù cháu gặp tình huống khó khăn như thế nào cũng vẫn phải viết thật rõ ràng, để lại những dấu ấn của mình.

  • A.

    Đảo ngữ

  • B.

    Lặp cấu trúc

  • C.

    Liệt kê

  • D.

    Đối

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản và các biện pháp tu từ từ vựng đã học.

Lời giải chi tiết :

Biện pháp: liệt kê

Tác dụng: Nhấn mạnh vào những điều làm cho bản thân, cuộc sống tốt đẹp hơn.

Câu 1.4

Thông điệp của văn bản trên là gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Thông điệp về sai lầm và sửa chữa sai lầm

  • B.

    Thông điệp về tình yêu thương con người

  • C.

    Thông điệp về sự cho đi, cống hiến cho cuộc sống

  • D.

    Thông điệp về con người cần phải trải qua quá trình rèn luyện để trưởng thành

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Thông điệp về tình yêu thương con người không được nhắc đến trong văn bản trên.

Câu 2 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Con bò mang tên “Tự Huyễn Hoặc Mình”

- Tôi bỏ thuốc lúc nào mà chẳng được. Chỉ là tôi chưa quyết định bỏ đó thôi.

- Tôi không phải là người để nước đến chân mới nhảy, chỉ vì khi có áp lực tôi làm việc mới có hiệu quả

- Tôi chẳng ngại vì mình béo quá. Vả lại tôi có nhiều cái khác để người ta yêu.

- Không phải tôi hay chửi mắng con cái. Chẳng qua thương thì cho roi cho vọt thôi.

- Đâu phải tôi khoái nhậu. Anh đã nghe người ta nói đến việc ăn nhậu để duy trì mối quan hệ xã hội chưa?

Bạn thấy có một mẫu số chung trong tất cả những phát biểu này chứ? Tất cả chúng đều ru ngủ chúng ta để chúng ra tin rằng mình thật sự chẳng có vấn đề gì cần phải thay đổi, có chăng thì cũng là chuyện nhỏ, hoặc chuyện ngoài tầm tay. Thường chúng ta đưa ra những lời biện bạch này khi không muốn loại bỏ một thói quen xấu, chẳng hạn như tính hay trì hoãn, nghiện thuốc, nhậu nhẹt hoặc tính háu ăn.

Trước đây, tôi từng nhận được email của Cathy, một phụ nữ trẻ, kể với tôi cách cô ấy chiến thắng tinh trạng béo phì của mình. Để tránh phải giải quyết vấn đề tăng cân, cô ấy bịa ra cả một bầy bò để khỏi cảm thấy xấu hổ về chuyện mập ú của mình. “Mình đâu có mập, chỉ hơi mũm mĩm một chút”, “Đó là do di truyền mà”, “Chỉ tại mình to xương”, “Có phải lỗi của mình đâu, trong gia đình mình ai chẳng to con?”

Bất hạnh thay, không có lời lẽ nào trong số này là thỏa đáng, và cô vẫn cảm thấy khổ sở. Cathy hiểu rằng khi có người nào hoặc thứ gì đó để cô đổ lỗi cho vấn đề béo phì của mình, cô sẽ không bao giờ có thể giảm cân và lấy lại sự tự tin với vóc dáng thon gọn được. Cuối cùng, cô quyết định hành động.

“Tôi quyết định loại bỏ vĩnh viễn những con bò đó; tôi đi bơi và tập aerobics dưới nước. Tôi ăn uống điều độ hơn, và tôi tin rằng mình sẽ thành công. Tôi cảm thấy khỏe hơn về mặt thể chất và tin sẽ sớm đạt được vóc dáng mình mong muốn”.

Tuyệt vời!

Hãy nhớ rằng tất cả những con bò mà tôi đã nêu ra đều có một điểm chung, đó là chúng trói buộc bạn vào một cuộc sống tầm thường. Việc thủ tiêu những “con bò” bằng với sự loại bỏ tất cả những câu nói đó ra khỏi vốn từ ngữ của bản thân, và điều này trong tầm tay bạn. Đây là lựa chọn của chính bạn.

(Trích Ngày xưa có một con bò, NXB Trẻ, tr.86 – 88)

Câu 2.1

Phong cách ngôn ngữ chính của văn bản trên?

  • A.

    Nghệ thuật

  • B.

    Sinh hoạt

  • C.

    Báo chí

  • D.

    Chính luận

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại các phong cách ngôn ngữ đã học

Lời giải chi tiết :

Phong cách ngôn ngữ chính luận.

Câu 2.2

Theo đoạn trích, chúng ta thường đưa ra những lời biện bạch khi nào?

  • A.

    Khi không muốn học hỏi

  • B.

    Khi làm sai

  • C.

    Khi không muốn loại bỏ một thói quen xấu

  • D.

    Khi quá thất vọng

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Theo đoạn trích: chúng ta thường đưa ra những lời biện bạch khi không muốn loại bỏ một thói quen xấu, chẳng hạn như tính hay trì hoãn, nghiện thuốc, nhậu nhẹt hoặc tính háu ăn.

Câu 2.3

Hình ảnh “con bò” trong đoạn trích là hình ảnh ẩn dụ cho điều gì?

  • A.

    Những lời biện bạch của chúng ta

  • B.

    Những lời hứa

  • C.

    Những thói quen

  • D.

    Tất cả đáp án trên

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh “con bò” trong đoạn trích là hình ảnh ẩn dụ cho những lời biện bạch của chúng ta.

Câu 2.4

Bài học ý nghĩa rút ra từ văn bản trên?

  • A.

    Hãy tận hưởng cuộc sống khi còn có thể.

  • B.

    Đừng hành động theo đám đông một cách mù quáng.

  • C.

    Suy nghĩ kĩ trước khi đưa ra quyết định.

  • D.

    Loại bỏ những lời huyễn hoặc bản thân, chiến thắng chính bản thân mình.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản.

Lời giải chi tiết :

Bài học ý nghĩa rút ra từ văn bản trên: Loại bỏ những lời huyễn hoặc bản thân, chiến thắng chính bản thân mình.

Câu 3 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

(1) Rất nhiều người tìm kiếm sự an toàn trong tư duy số đông. (2) Họ nghĩ rằng nếu số đông người đang làm việc gì đó, việc đó chắc hẳn phải đúng. (3) Đó phải chăng là một ý tưởng tốt? (4) Nếu mọi người chấp nhận nó, phải chăng đó là biểu tượng cho sự công bằng, liêm chính, lòng từ bi và sự nhạy cảm? (5) Không hẳn. (6)Tư duy số đông cho rằng Trái Đất là tâm điểm của vũ trụ, nhưng Copernicus nghiên cứu những vì sao, các hành tinh và chứng minh một cách khoa học rằng Trái Đất và những hành tinh khác trong thái dương hệ của chúng ta quay quanh Mặt Trời. (7) Tư duy số đông cho rằng phẫu thuật không cần những dụng cụ y tế sạch, nhưng Joseph Lister đã nghiên cứu tỉ lệ tử vong cao trong các bệnh viện và giới thiệu biện pháp khử trùng, ngay lập tức cứu được bao nhiêu mạng người. (8) Tư duy số đông cho rằng phụ nữ không nên có quyền bỏ phiếu, tuy nhiên những người như Emmeline Pankhurst và Susan B.Anthony đã đấu tranh và giành được quyền đó. (9) Tư duy số đông đưa Hitler lên nắm quyền lực ở Đức, nhưng đế chế của Hitler đã giết hại hàng triệu người và gần như tàn phá cả châu Âu. (10) Chúng ta luôn cần nhớ rằng có một sự khác biệt lớn giữ sự chấp nhận và trí tuệ. (11) Mọi người có thể nói rằng có sự an toàn trong một số trường hợp tư duy số đông, nhưng nó không phải lúc nào cũng đúng.

(John Maxwell, Tôi tư duy, tôi thành đạt, NXB Lao động xã hội, 2012, tr.130-131)

Câu 3.1

Xác định thao tác lập luận chính của văn bản trên?

  • A.

    So sánh

  • B.

    Phân tích

  • C.

    Bác bỏ

  • D.

    Bình luận

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại các thao tác lập luận đã học

Lời giải chi tiết :

Thao tác lập luận chính: bác bỏ

Câu 3.2

Theo đoạn trích, nhiều người tìm kiếm sự an toàn ở đâu?

  • A.

    Trong tư duy số đông

  • B.

    Trong gia đình

  • C.

    Trong pháp luật

  • D.

    Trong Kinh Phật

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Theo đoạn trích, nhiều người tìm kiếm sự an toàn trong tư duy số đông.

Câu 3.3

Biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong đoạn văn từ câu 1 đến câu 9?

  • A.

    So sánh

  • B.

    Nhân hóa

  • C.

    Điệp cú pháp

  • D.

    Ẩn dụ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

Phép tu từ: điệp cú pháp

Tác dụng:

- Tạo sự liên kết về hình thức giữa các câu trong đoạn.

- Tạo nên giọng điệu hùng biện hấp dẫn lôi cuốn, thể hiện nhiệt huyết của người viết.

- Nhấn mạnh việc tư duy số đông không phải lúc nào cũng đúng.

Câu 3.4

Thông điệp ý nghĩa rút ra từ văn bản trên?

  • A.

    Hãy tư duy và làm việc độc lập.

  • B.

    Đừng để đám đông “dắt mũi”

  • C.

    Hãy tin vào ý kiến của đám đông.

  • D.

    Không a dua theo đám đông mà thiếu sự suy nghĩ, phân tích thấu đáo, khách quan.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa và nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Thông điệp ý nghĩa rút ra từ văn bản trên: Không a dua theo đám đông mà thiếu sự suy nghĩ, phân tích thấu đáo, khách quan.

Câu 4 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Bạn nào tuổi teen cũng thấy mình khổ hơn người khác. Các bạn luôn phóng to những điểm thiệt thòi của mình lên và thu nhỏ phần vất vả của người khác lại. Đồng thời, các bạn luôn cảm thấy oan ức, bất công và nghĩ rằng cuộc đời này đối xử với mình tệ hơn rất nhiều những gì hy vọng (…). Rất tiếc, thưa các bạn teen, các bạn đang hiểu nhầm nghiêm trọng. Ai cũng phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ và ai cũng phải chịu hoặc từng chịu bất công. Vì thế, đừng bi kịch hóa cuộc đời của mình, điều đó không giúp gì cho các bạn cả. Ngoài ra, những lỗi lầm gây ra thường do chính bản thân mình, nên đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh hay người khác.

(…) Tuổi teen có tính ghen tỵ rất lớn. Các bạn luôn ngắm nghía và so bì với người khác để thấy cha mẹ thật tệ, không hiểu mình, cha mẹ chiều em/chị/anh mình hơn… Nhiều bạn thấy như bị bỏ rơi, hay cha mẹ lạc hậu, kém cỏi, giỏi mắng mỏ nhưng hiểu biết ít. Thực ra, điều đó không chính xác. Cha mẹ các bạn đều đã trải qua giai đoạn này nên nhìn xa hơn. Họ biết với tính cách như thế, cách học tập, lao động như thế…, thì hệ quả/hậu quả là gì. Vì thế, bố mẹ có nói nhiều một chút, trách móc một chút, ghê gớm một chút, cũng là vì thương, lo lắng cho các bạn.

(…) Nhiều bạn thấy cảnh rú ga lao vút trên đường rất bản lĩnh. Nếu tầm nhìn hữu hạn thì mọi thứ đơn giản là vậy. Tuy nhiên, chỉ cần nghĩ xa hơn chút nữa, các bạn sẽ nhìn ra phía sau cảnh rú ga, lao ầm ầm đó là bệnh viện với máu me, xương cốt hoặc cảnh đám tang u buồn. Chơi ngông chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là bản lĩnh.

 (Trích Tuổi dậy thì tưởng chơi ngông là bản lĩnh, TS. Vũ Thu Hương, báo điện tử News.Zing.Giaoduc, 7/10/2015)

Câu 4.1

Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?

  • A.

    Nghệ thuật

  • B.

    Chính luận

  • C.

    Sinh hoạt

  • D.

    Khoa học

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại các phong cách ngôn ngữ đã học

Lời giải chi tiết :

Phong cách ngôn ngữ: chính luận

Câu 4.2

Theo đoạn trích, tuổi teen thường:

  • A.

    Bi kịch hóa cuộc đời mình

  • B.

    Mộng tưởng quá mức

  • C.

    Tự huyễn hoặc bản thân

  • D.

    Yêu bản thân quá mức

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung đoạn trích

Lời giải chi tiết :

Theo đoạn trích, tuổi teen thường bi kịch hóa cuộc đời mình, thấy mình khổ hơn người khác.

Câu 4.3

Theo đoạn trích, “Chơi ngông” được hiểu như thế nào?

  • A.

    Có những việc làm khác người

  • B.

    Có những lời nói, việc làm ngang tàng, khác lẽ thường, tự cho đó là đúng đắn, bất chấp sự khen chê của mọi người.

  • C.

    Có tính cách khác người

  • D.

    Có những suy nghĩ lớn lao, khác người

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa và văn bản và suy nghĩ của bản thân

Lời giải chi tiết :

Chơi ngông: Có những lời nói, việc làm ngang tàng, khác lẽ thường, tự cho đó là đúng đắn, bất chấp sự khen chê của mọi người.

Câu 4.4

Thông điệp ý nghĩa rút ra từ văn bản trên?

  • A.

    Tuổi teen hãy biết lập kế hoạch cho cuộc đời mình.

  • B.

    Suy nghĩ kĩ trước khi thực hiện.

  • C.

    Tuổi teen hãy biết chọn bạn mà chơi.

  • D.

    Tuổi teen đừng lãng phí thời gian vô bổ, hãy trau dồi bản thân và trở thành người có bản lĩnh trong cuộc sống.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Tuổi trẻ đừng chơi ngông, đừng lãng phí thời gian vô bổ mà hãy dùng thời gian đó để tự trau dồi mình và trở thành người có bản lĩnh trong cuộc sống. Hãy nhớ rằng: Người đáng xem trọng nhất là người cần thiết cho mọi người, cho xã hội.

Câu 5 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“(...) Với học sinh, thách thức của các em cũng vô cùng to lớn. Là thế hệ của thế kỉ 21, các em sẽ phải đối mặt với một thế giới đầy biến động: những biến đổi khí hậu bất thường, nguồn tài nguyên đang cạn kiệt, môi trường đang bị ô nhiễm và bị tàn phá ghê gớm. Ngoài ra, những định hướng nghề nghiệp em chọn cho mình trong hôm nay, chưa chắc có thể tồn tại ở ngày mai.

Trong một công trình nghiên cứu của mình, Howard Gardner, cha đẻ của thuyết đa trí tuệ đã từng chỉ ra: đến năm 2030, 47% nghề nghiệp hiện nay sẽ biến mất. Nghĩa là có những nghề nghiệp mới ra đời và thay thế nghề nghiệp cũ, em đã chuẩn bị tâm thế cho mình trước sự thay đổi đó chưa?

Lại thêm một câu hỏi nữa đặt ra “Liệu chúng ta, thế hệ của một Việt Nam đầy sức trẻ có tụt hậu với cuộc cách mạng 4.0 như chúng ta tụt hậu với cuộc cách mạng 3.0 hay không? Cốt lõi của sự thay đổi là sự dũng cảm của mỗi người. Dũng cảm để thừa nhận, dũng cảm để học hỏi, dũng cảm để tìm giải pháp, cách thức, dũng cảm để đối đầu.

(…) Các em dũng cảm để đối mặt với việc lười nhác, với việc học tập thụ động. Đối mặt vơi những thói hư tật xấu của mình và xã hội. Đối mặt với sự vô cảm của mình ngay cả với những người thân yêu nhất. Đối mặt với thách thức để các em nhận ra mình thiếu tư duy phản biện, một phẩm chất không thể thiếu của công dân thế kỷ XXI...”

(Bài phát biểu khai giảng - Thầy Nguyễn Minh Quý - THPT Trần Nguyên Hãn - Hải Phòng 05/09/2017)

Câu 5.1

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Biểu cảm

  • D.

    Nghị luận

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại các phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 5.2

Trong đoạn trích người viết đã chỉ ra những thách thức gì mà các em học sinh phải đối mặt ở thế kỷ XXI?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Nền kinh tế biến động, gặp nhiều khó khăn

  • B.

    Những biến đổi khí hậu bất thường

  • C.

    Nguồn tài nguyên cạn kiệt

  • D.

    Định hướng, nhu cầu nghề nghiệp thay đổi

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

- Những thách thức mà thế hệ trẻ phải đối mặt ở thế kỉ 21 là: Là thế hệ của thế kỉ 21, các em sẽ phải đối mặt với một thế giới đầy biến động: những biến đổi khí hậu bất thường, nguồn tài nguyên đang cạn kiệt, môi trường đang bị ô nhiễm và bị tàn phá ghê gớm. Ngoài ra, những định hướng nghề nghiệp em chọn cho mình trong hôm nay, chưa chắc có thể tồn tại ở ngày mai.

Câu 5.3

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn: Liệu chúng ta, thế hệ của một Việt Nam đầy sức trẻ có tụt hậu với cuộc cách mạng 4.0 như khi ta tụt hậu với cuộc cách mạng 3.0 hay không?

  • A.

    So sánh, ẩn dụ

  • B.

    So sánh, câu hỏi tu từ

  • C.

    Câu hỏi tu từ, liệt kê

  • D.

    So sánh, liệt kê

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

- Biện pháp nghệ thuật: so sánh, câu hỏi tu từ

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh sự băn khoăn, trăn trở của tác giả trước cuộc cách mạng 4.0 liệu thế hệ trẻ có vươn mình trỗi dậy hay vẫn để bản thân tụt hậu như cuộc cách mạng 3.0

+ Đồng thời câu hỏi ấy cũng như một lời thúc giục, niềm tin của tác giả đặt vào thế hệ trẻ sẽ vươn lên mạnh mẽ, làm chủ trong thời đại 4.0

Câu 5.4

Thông điệp ý  nghĩa rút ra từ đoạn văn thứ 3 và 4 của văn bản?

  • A.

    Dũng cảm đấu tranh cho quyền lợi của bản thân

  • B.

    Dũng cảm theo đuổi đam mê

  • C.

    Dũng cảm đối diện với bản thân và những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

  • D.

    Học cách chấp nhận sự thất bại

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung văn bản và rút ra thông điệp.

Lời giải chi tiết :

Thông điệp: Dũng cảm đối diện với bản thân và những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

close