Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụBằng sự đồng cảm và chia sẻ nỗi niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ, tác giả khẳng định được giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc của khúc ngâm.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Bố cục - Phần 1 (16 câu đầu): Nỗi cô đơn của người chinh phụ. - Phần 2 (còn lại): Nỗi thương nhớ chồng nơi xa Giọng đọc Truyền cảm, trầm buồn Nội dung chính - Bằng sự đồng cảm và chia sẻ nỗi niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ, tác giả khẳng định được giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc của khúc ngâm. - Đồng thời gián tiếp phê phán chiến tranh phong kiến chia rẽ tình cảm gia đình, gây nên bao tấn bi kịch tinh thần cho con người. Tìm hiểu chung 1. Xuất xứ Đầu đời Lê Hiển Tông có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra quanh kinh thành Thăng Long. Triều đình phải cất quân đánh giặc. Trai tráng phải đi ra trận. Cảm động trước nỗi khổ đau mất mát của con người, nhất là với người vợ lính, Đặng Trần Côn đã viết “Chinh phụ ngâm”. 2. Đề tài Nỗi cô đơn và khổ đau của người vợ khi chồng đi chinh chiến xa nhà. 3. Thể loại - Nguyên tác chữ Hán, là thể ngâm khúc; thể thơ trường đoản cú (câu dài ngắn khác nhau), gồm 467 câu thơ - Bản diễn Nôm theo thể ngâm khúc; thể thơ song thất lục bát. 4. Phương thức biểu đạt Biểu cảm 5. Ngôi kể Ngôi thứ nhất
|