Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám hiểm nghèo như thế nào?
Giải bài tập Bài 1 trang 102 SGK Lịch sử 9. Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám hiểm nghèo như thế nào?
Đề bài
Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám hiểm nghèo như thế nào?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Dựa vào sgk Lịch sử 9 trang 96, 97 để trả lời.
Lời giải chi tiết
Sau cách mạng tháng Tám, nước ta phải đối mặt với vô vàn khó khăn chồng chất:
* Giặc ngoại xâm và nội phản:
- Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc: 20 vạn quân Tưởng kéo theo các tổ chức phản động Việt Quốc, Việt Cách nhằm lật đổ chính quyền cách mạng.
- Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam: hơn 1 vạn quân Anh mở đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai.
- Còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp.
- Các thế lực phản động trong nước lợi dụng tình hình này nổi dậy chống phá.
⟹ Như vậy, cùng một lúc nước ta phải đối phó với nhiều kẻ thù.
* Khó khăn trong nước:
- Về chính trị:
+ Chính quyền cách mạng vừa mới ra đời còn non trẻ, chưa được củng cố.
+ Lực lượng vũ trang còn non yếu.
+ Những tàn dư của chế độ cũ còn sót lại.
- Về kinh tế:
+ Chủ yếu là nông nghiệp vố đã nghèo nàn, lạc hậu còn bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
+ Thiên tai liên tiếp sảy ra: Lũ lụt lớn vào tháng 8/1948 làm vỡ đê 9 tỉnh Bắc Bộ, rồi đến hạn hán kéo dài làm cho 50% ruộng đất không thể cày cấy được.
- Về tài chính:
+ Ngân sách nước nhà trống rỗng.
+ Nhà nước cách mạng chưa được kiểm soát ngân hang Đông Dương.
+ Quân Tưởng tung ra thị trường các loại tiền đã mất giá trị.
- Về văn hóa - xã hội:
+ Hơn 90% dân số không biết chữ.
+ Các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, nghiện hút,… tràn lan.
⟹ Những khó khăn đó đã đặt nước ta vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc”.
- Khó khăn lớn nhất và nguy hiểm nhất đối với Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám là giặc ngoại xâm và nội phản.
HocTot.Nam.Name.Vn
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 - Xem ngay
-
Chính phủ ta kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6 - 3 - 1946 và Tạm ước ngày 14 - 9 - 1946 nhằm mục đích gì?
Giải bài tập Bài 2 trang 102 SGK Lịch sử 9
-
Hãy lập bảng niên biểu về những sự kiện chính của thời kì lịch sử này
Giải bài tập Bài 3 trang 102 SGK Lịch sử 9
-
Trước và sau Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946), chủ trương và biện pháp của Đảng, Chính phủ ta đối phó với Pháp và Tưởng có gì khác nhau?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 102 SGK Lịch sử 9
-
Hãy nêu rõ các biện pháp đối phó của ta đối với quân Tưởng và bọn tay sai
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 101 SGK Lịch sử 9
-
Đảng, Chính phủ và nhân dân ta đã có thái độ như thế nào trước hành động xâm lược của thực dân Pháp?
Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 101 SGK Lịch sử 9