Tình hình kinh tế sau chiến tranh chống quân xâm lược Mông - Nguyên

Tóm tắt mục 1. Tình hình kinh tế sau chiến tranh chống quân xâm lược Mông - Nguyên

Mục a

a) Nông nghiệp

- Nông nghiệp được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ chính sách khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt của nhà Trần.

- Khuyến khích phát triển nông nghiệp: chiêu dân, khai hoang.

- Ruộng đất: gồm 2 loại ruộng công ở các làng xã và ruộng tư là các điền trang, thái ấp.

Mục b

b) Thủ công nghiệp

- Thủ công nghiệp nhà nước: được mở rộng gồm nhiều ngành nghề khác nhau như làm đồ gốm tráng men, dệt vài lụa, chế tạo vũ khí, đóng thuyền,...

- Thủ công nghiệp dân gian: phổ biến và phát triển, nổi bật là nghề làm đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng làm giấy, khắc bản in, rèn, …

Các làng nghề, phường nghề ra đời. Các mặt hàng thủ công ngày càng tốt, đẹp hơn do trình độ kĩ thuật được nâng cao.

Thạp gốm hoa nâu (thế kỉ XIII - XIV)

Mục c

c) Thương nghiệp

- Nội thương: Phát triển.

+ Nhiều chợ, đô thị, thương cảng; xuất hiện nhiều thương nhân.

+ Thăng Long là trung tâm kinh tế khá sầm uất của cả nước, có nhiều phường thủ côn, nhiều chợ lớn thu hút người buôn bán ở các nơi.

- Ngoại thương: Buôn bán với nước ngoài được đẩy mạnh qua cảng Vân Đồn.

ND chính

Tình hình kinh tế sau chiến tranh chống quân xâm lược Mông - Nguyên: nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.

Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy Tình hình kinh tế sau chiến tranh chống quân xâm lược Mông - Nguyên

HocTot.Nam.Name.Vn