Thị quốc Địa Trung HảiTóm tắt mục 2. Thị quốc Địa Trung Hải
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Mục a,b a) Điều kiện hình thành - Ven bờ Bắc Địa Trung Hải có nhiều đồi núi chia cắt đất đai thành nhiều vùng nhỏ, không có điều kiện tập trung đông dân cư ở một nơi. - Mặt khác, khi dân cư sống thiên về nghề buôn và nghề thủ công thì sự tập trung đông đúc lại không cần thiết. Mỗi vùng, mỗi mỏm bán đảo là giang sơn của một bộ lạc. - Khi xã hội có giai cấp hình thành thì đây cũng là một nước. Mỗi thành viên là công dân của nước mình. b) Tổ chức của thị quốc - Do nước nhỏ, nghề buôn phát triển nên dân cư sống tập trung ở thành thị. - Phần chủ yếu của một nước là thành thị với một vùng đất đai trồng trọt ở xung quanh. - Thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát và quan trọng hơn cả là có bến cảng. Cho nên, người ta còn gọi nước đó là thị quốc (thành thị là quốc gia): Aten là thị quốc, đại diện cho cả Attích. Thị quốc Địa Trung Hải Mục c C) Tính chất dân chủ của thị quốc + Hơn 30.000 người là công dân A-ten, có tư cách và có quyền công dân. + Khoảng 15.000 kiều dân (dân nơi khác đến ngụ cư) được tự do sinh sống, buôn bán, làm ăn, nhưng không có quyền công dân. + Hơn 300.000 nô lệ lao động, phục dịch và không có quyền gì cả, là tài sản riêng của mỗi chủ nô. - Quyền lực trong xã hội thuộc về tay các chủ nô, chủ xưởng và nhà buôn. Hình thành một thể chế dân chủ. + Hơn 30.000 công dân họp thành Đại hội công dân, bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc nhà nước (không có vua). + Hội đồng 500 có vai trò như một "quốc hội": Có 50 phường, mỗi phường cử 10 người, thay mặt dân quyết định công việc trong nhiệm kì 1 năm. Ở đây, người ta bầu 10 viên chức điều hành công việc (như kiểu một chính phủ) và cũng có nhiệm kì 1 năm. Viên chức có thể tái cử nếu được bầu. Hằng năm, mọi công dân họp một lần ở quảng trường, nơi ai cũng được phát biểu và biểu quyết những việc lớn của quốc gia. => Thể chế dân chủ này đã phát triển cao nhất ở A-ten. Nơi nào không có kiểu tổ chức trên thì cũng có hình thức đại hội nhân dân. Mục d,e d) Hoạt động kinh tế trong thị quốc - Thị quốc cổ đại là đô thị buôn bán, làm nghề thủ công và sinh hoạt dân chủ. Mỗi thành thị là một nước riêng. - Ở đó, người ta bàn và quyết định nên buôn bán với nước nào và loại hàng gì, dùng ngân quỹ vào việc gì, nên trợ cấp cho dân nghèo bao nhiêu; có biện pháp gì để duy trì thể chế dân chủ và đặc biệt là có chấp nhận tiến hành chiến tranh hay không. - Các thị quốc luôn giữ quan hệ buôn bán với nhau và với các vùng xa. => Nhờ đó, các thị quốc trở nên rất giàu có. e) Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hy Lạp, Rô ma - Sự giàu có của Hi Lạp dựa trên nền kinh tế công thương nghiệp, sử dụng lao động nô lệ, khiến cho sự cách biệt giữa giàu và nghèo, giữa chủ nô và nô lệ ngày càng lớn. Ở Rô-ma, sự cách biệt này càng lớn hơn. + Nô lệ bị bóc lột và bị khinh rẻ nên thường phản kháng chủ nô. Ở Hi Lạp, hình thức phản kháng chủ yếu là trễ nải trong lao động và bỏ trốn, nhất là khi có chiến tranh. Ở Rô-ma thì họ nổi dậy khởi nghĩa chống đối thực sự. Lược đồ đế quốc Rô-ma thời cổ đại ND chính
HocTot.Nam.Name.Vn Sơ đồ tư duy Sơ đồ tư duy Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma
|