Sự thành lập Liên hợp quốc

Tóm tắt mục II. Sự thành lập Liên hợp quốc

II. SỰ THÀNH LẬP LIÊN HIỆP QUỐC.

1. Sự thành lập

- Từ 25/4 đến 26/6/1945, đại biểu 50 nước họp tại Xan Phranxixcô (Mỹ) thông qua Hiến chương thành lập Liên hợp quốc.

- Ngày 24/10/1945, Hiến chương chính thức có hiệu lực (được coi là “Ngày Liên hiệp quốc”). Trụ sở đặt tại Niu Oóc (Mỹ).

Lễ kí Hiến chương Liên hợp quốc tại Xan Phranxico (

 

2. Mục đích hoạt động

- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

- Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.


 

3. Nguyên tắc hoạt động

- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.

- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc.

 

4. Các cơ quan chính: có 6 cơ quan chính.

- Đại hội đồng: gồm tất cả các nước thành viên, mỗi năm họp một lần để thảo luận các vấn đề hoặc công việc thuộc phạm vi Hiến chương.

- Hội đồng bảo an: là cơ quan chính trị quan trọng nhất, chịu trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh thế giới, mọi quyết định của Hội đồng chỉ được thông qua và có giá trị khi có sự nhất trí của 5 ủy viên thường trực là Nga, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc.

- Ban thư ký: cơ quan hành chính – tổ chức của Liên hợp quốc, đứng đầu là Tổng thư kí có nhiệm kì 5 năm.

Ngoài ra, Liên hợp quốc còn có các tổ chức chuyên môn khác: Hội đồng kinh tế và xã hội, Tòa án quốc tế, Hội đồng quản thác, …

Trụ sở chính của Liên hợp quốc tại Niu Óoc

 

5. Vai trò của Liên hợp quốc

- Là diễn đàn quốc tế, vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới, giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp và xung đột khu vực.

- Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế,... giữa các quốc gia thành viên.

- Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, ý tế, nhân đạo, giáo dục.

- Tuy nhiên, hiện nay vai trò của Liên hợp quốc đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi những hoạt động của tổ chức này không mang lại hiểu quả tích cực, và tác động từ mâu thuẫn Mĩ - Trung.


Mở rộng


NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI LIÊN HỢP QUỐC

ND chính

- Sự thành lập Liên hợp quốc.

- Mục đích, nguyên tắc hoạt động và tổ chức của Liên hợp quốc.

- Vai trò của Liên hợp quốc trong các vấn đề quốc tế.

- Đóng góp của Việt Nam đối với Liên hợp quốc.

Sơ đồ tư duy Liên Hợp Quốc

 

HocTot.Nam.Name.Vn

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close