Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội siêu ngắnSoạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội siêu ngắn nhất trang 35 SGK ngữ văn 12 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Video hướng dẫn giải Đề 1 Video hướng dẫn giải Đề 1 (trang 35 SGK Ngữ văn 12 tập 1) Tình thương là hạnh phúc của con người. Dàn ý: * Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận. * Thân bài: - Giải thích: tình thương là tình cảm nhân ái, chân thành giúp người với người, người với vật trở nên gắn bó mật thiết và có trách nhiệm với nhau; hạnh phúc là trạng thái tinh thần vui vẻ, mãn nguyện -> Tình thương có ý nghĩa và tác dụng lớn lao đối trong cuộc sống. - Những biểu hiện phong phú của tình thương: + Tình thương giữa những người trong gia đình: tình cảm giữa con cái và cha mẹ, tình anh em, tình vợ chồng… + Tình thương giữa những người cùng làng, cùng quê hương, đất nước. + Tình thương, lòng nhân ái giữa con người với con người nói chung không phân biệt giới tính, màu da, quốc tịch. + Tình thương giữa con người với các loài vật trong cuộc sống xung quanh. - Khẳng định và lý giải tại sao tình thương là hạnh phúc của con người: + Tình thương giúp con người xích lại gần nhau, quan tâm và gắn bó với nhau, giúp con người không cảm thấy cô đơn, lạc lõng trong cuộc sống. + Tình thương giúp con người có động lực vượt qua khó khăn, thử thách. + Tình thương bồi đắp cho nhân cách con người thêm đẹp đẽ, vun trồng điều thiện, đem lại niềm vui, hạnh phúc cho tất cả mọi người. - Phê phán lối sống vô cảm, lạnh lùng, thiếu tình yêu thương. - Bài học nhận thức và hành động: tình thương là tình cảm cao quý và tốt đẹp, con người phải có ý thức vun đắp tình cảm ấy trong chính mình và thể hiện bằng hành động. * Kết bài: Khẳng định ý nghĩa lớn lao của tình thương. Đề 2 Video hướng dẫn giải Đề 2 (trang 35 SGK Ngữ văn 12 tập 1) "Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động." Ý kiến trên của M. Xi-xê-rông (nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân. Dàn ý: * Mở bài: Giới thiệu vấn đề và trích dẫn câu nói của M. Xi-xê-rông. * Thân bài: - Giải thích: Đức hạnh là những tính nết, phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của con người; hành động chỉ việc làm cụ thể có mục đích rõ ràng → Hành động là minh chứng thuyết phục nhất, đầy đủ nhất để phản ánh đức hạnh. - Khẳng định ý kiến của M. Xi-xê-rông là một ý kiến sâu sắc và đúng đắn. Lý giải tại sao lại nói “mọi phẩm chất của đức hạnh nằm ở hành động”: + Đức hạnh có thể biểu hiện ở dạng lời nói, dạng chân lý đúc kết nhưng đó đều là những dạng thức dễ dàng thực hiện. Thậm chí, có những người không có đức hạnh thực sự cũng có thể nói những lời hay ý đẹp. + Hành động là biểu hiện cao nhất, thuyết phục nhất và chân thật nhất giá trị của đức hạnh vì để thể hiện được bằng hành động đòi hỏi con người phải thực sự cố gắng và thực sự mang trong mình đức hạnh chân chính. + Đức hạnh nên được biểu hiện ở cả lời nói và hành động, xuyên suốt theo thời gian. Chỉ đức hạnh thực sự mới đem lại những điều tốt đẹp và lay động được người khác. - Phê phán những người chỉ nói hay, nói giỏi mà không có hành động tương ứng. - Bài học nhận thức và hành động: cần rèn luyện để có được đức hạnh tốt đẹp và cần thể hiện đức hạnh ấy bằng hành động cụ thể. * Kết bài: Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến, liên hệ với bản thân. Đề 3 Video hướng dẫn giải Đè 3 (trang 35 SGK Ngữ văn 12 tập 1) Hãy phát biểu ý kiến của anh/chị về mục đích học tập do Unesco đề xướng: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình. Dàn ý: * Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận và trích dẫn khẩu hiệu của Unesco. * Thân bài: a. Kết hợp giải thích và lý giải các vế trong mục đích học tập do Unesco đề xướng: - Học để biết: + Học để biết tức là để bồi đắp tri thức, mở mang hiểu biết về mọi lĩnh vực trong cuộc sống và thế giới xung quanh. + Cần học để biết bởi không có ai sinh ra đã thông thái và am hiểu về mọi lĩnh vực, nhận thức của con người so với kho tri thức ngoài kia chỉ là hạt cát so với biển cả. + Con người phải có tri thức mới nắm bắt, lĩnh hội và hiểu được những điều xung quanh mình và về chính mình. - Học để làm: + Học để làm tức là vận dụng tri thức vào thực tiễn đời sống, phục vụ những vấn đề thiết thực vẫn nảy sinh hàng ngày và để làm việc. + Cần học để làm vì không học dẫn đến nhiều khó khăn, rủi ro, thất bại, để lại nhiều hậu quả đáng tiếc trong công việc. + Học chỉ để có tri thức thì lãng phí và vô nghĩa, con người cần làm việc để nuôi sống bản thân, tạo ra giá trị mới cho chính mình và cho xã hội. - Học để chung sống: + Học để chung sống tức là để biết cách sống hòa hợp, vui vẻ, hạnh phúc với những người xung quanh mình. + Cần học để chung sống vì mỗi người là một cá thể riêng có quan điểm riêng và cảm nhận riêng. Sự khác biệt trong cá tính cũng như trong văn hóa thường gây ra nhiều va chạm. Muốn vậy, cần học để biết cách trân trọng sự khác biệt của người khác, cùng chung sống và tạo ra những giá trị chung, những tiếng nói chung. - Học để tự khẳng định mình: + Học để tự khẳng định mình tức là để khẳng định vị trí, năng lực, nhân cách của cá nhân mình. + Việc học (cả ở trong và ngoài nhà trường, với thầy cô và với những người xung quanh), qua trải nghiệm thực tế, con người mới có thể khám phá ra bản thân mình, từ đó theo đuổi đam mê và đạt đến thành công, khẳng định tiếng nói riêng, năng lực riêng, nhân cách riêng của mình trong cộng đồng. b. Bàn bạc, mở rộng - Với những mục đích như trên, việc học đòi hỏi diễn ra liên tục, suốt đời. - Xác định những mục đích đúng đắn như vậy giúp con người có định hướng sáng suốt và động lực để học tập. - Phê phán những mục đích học tập sai lệch, lạc hậu như học vì bằng cấp, vì tuân theo sự ép buộc của người khác, học theo phong trào… c. Bài học nhận thức và hành động: coi trọng việc xác định mục đích học tập, coi trọng việc học; nỗ lực và cầu thị trong học tập, gắn học với hành,… * Kết bài: Khẳng định việc học có ý nghĩa lớn lao và quyết định đến sự thành công cũng như hạnh phúc sau này của con người. HocTot.Nam.Name.Vn
|