Soạn bài Nói giảm nói tránh

. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Thế nào là nói giảm nói tránh

 Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách biểu đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá buồn đau, ghê sợ, nặng nề, tránh thổ tục, thiếu văn hóa.

- Ví dụ:    

+ Nguyễn Khuyến khóc người bạn già của mình:

Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta

“Thôi đã thôi rồi” thông báo một cái tin đột ngột, đau buồn, đồng thời cũng là một lời kêu tuyệt vọng trước định mệnh phũ phàng.

+ Khi biểu thị thái độ nhã nhặn, tránh thô tục, thiếu lịch sự, người sử dụng ngôn ngữ cũng thường dùng cách nói tránh.

Ví dụ: Cháu nhà tôi học chưa được khá

“Chưa được khá” được dùng thay cho “học kém”.

2. Các cách nói giảm nói tránh

- Trong hoạt động giao tiếp, người sử dụng ngôn ngữ thường dùng các từ đồng nghĩa để nói giảm nói tránh. Các từ Hán Việt thường được dùng trong trường hợp này để tránh gây những ấn tượng cụ thể. Ví dụ:

Thường nói:

 

- tử thi, thi hài

- chiến sĩ

- còn nhiều tồn tại cần khắc phục

Không nói:

 

- xác chết

- lính

- yếu kém

- Dùng cách phủ định từ ở mặt tích cực trong cặp từ trái nghĩa:

Ví dụ:

+ “Chị ấy xấu” có thể thay bằng “Chị ấy không đẹp lắm”.

+  “Anh ấy hát dở” có thể thay bằng “Anh ấy hát chưa hay”

- Dùng cách nói trống:

Ví dụ: “Ông ấy sắp chết” có thể thay bằng ” Ông ấy chỉ… nay mai thôi”

II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

1. Thay các từ gạch chân bằng các từ đồng nghĩa để thể hiện cách nói giảm nói tránh trong các câu sau:

a. Chiếc áo của cậu xấu quá.

b. Canh nấu quá mặn.

c. Đây là lớp học của trẻ bị mù mắt, còn kia là lớp học dành cho trẻ bị điếc tai.

d. Ông tôi làm gác cổng ở trường.

Gợi ý:

Có thể lựa chọn trong các cách nói sau đây để thay cho những từ gạch chân: không đẹp lắm, chưa được ngọt, khiếm thị, khiếm thính, bảo vệ.

2. Hãy tìm và phân tích biện pháp nói giảm nói tránh trong các trường hợp sau:

a. Nửa chừng xưa thoắt gẫy cành thiên hương.

(Nguyễn Du)

b. Bỗng lèo chớp đỏ

    Thôi rồi, Lượm ơi.

     (Tố Hữu)

c. Thầy cô Pha chỉ chê có mỗi một câu: “Phải cái nhà nó khí thanh bạch” thì mẹ cô Pha kêu lên rằng: “Chao ôi, thầy nó chỉ nghĩ lẩn thẩn sự đời. Nghèo thì càng dễ ở với nhau. Tôi chỉ thích những nơi cũng tiềm tiệm như mình”.

(Tô Hoài)

d. Ông mất năm nao? Ngày độc lập

Buồm cao đỏ sóng bóng cờ sao

Bà về năm đói làng treo lưới

Biển động, Hòn Me giặc bắn vào.

(Tố Hữu)

e. Bác đã lên đường theo tổ tiên

Mác – Lênin, thế giới người hiền.

(Tố Hữu)

Gợi ý:

a. Gẫy cành thiên hương -> nói về cái chết

b. Thôi rồi -> sự hy sinh

c. Thanh bạch, tiềm tiệm -> cái nghèo

d. Mất, về -> cái chết

e. Lên đường theo tổ tiên -> cái chết

3. Tìm trong văn học 3 ví dụ về nói giảm nói tránh.

Gợi ý:

Mẫu:        

Người nằm dưới đất ai ai đó…

Giang hồ mê chơi quên quê hương

HocTot.Nam.Name.Vn

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Xem ngay

  • Ôn tập về luận điểm

    I. KIẾN THỨC CƠ BẢN Khái niệm luận điểm: Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người nói (người viết) nêu ra ở trong bài.

  • Soạn bài Bàn luận về phép học

    I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 1. Tác giả Nguyễn Thiếp (1723-1804) tự là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong Cư Sĩ, người đương thời kính trọng gọi là La Sơn Phu Tử, quê ở làng Mật Thôn, xã Nguyệt Ao, huyện La Sơn (nay thuộc huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh.

  • Thuyết minh về nhà thơ Cao Bá Quát

    Cao Bá Quát đã sống như một huyền thoại. Với những động cơ khác nhau và cách nhận thức khác nhau về ông, người ta đã sáng tác ra những giai thoại và nhiều khi hậu thế chỉ hiểu ông qua những giai thoại ít nhiều xuyên tạc đó. Dù sao, trong tâm thức nhân dân, ông đã trở thành một bậc “thánh” của thơ. Điều này cũng không có gì quá đáng, thậm chí là một đánh giá tương đối chính xác.

  • Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm

    Mở bài: Thế giới mà chúng ta đang sống hôm nay đang cần lắm những bàn tay của con người sẵn sàng mở rộng lòng nhân ái. Nếu hạnh phúc và niềm vui được sẻ chia thì nỗi buồn sẽ bị dập tắt còn hạnh phúc và niềm vui thì sẽ được nhân đôi.

  • Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố

    Cuộc sống đầy những chông gai thử thách, bạn đừng bao giờ đầu hàng trước số phận mà hãy tự vươn lên đối đầu với mọi chông gai. Với ý nghĩa đó, câu nói “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố ” (Đặng Thuỳ Trâm) thực sự đã mang lại cho chúng ta nhiều ý nghĩa.