Phát triển thủ công nghiệp

Tóm tắt mục 2. Phát triển thủ công nghiệp

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Mục a

a) Thủ công nghiệp trong nhân dân:

- Các nghề thủ công cổ truyền như: đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, dệt ngày càng phát triển chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.

- Các ngành nghề thủ công ra đời như Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), Chu Đậu (Hải Dương), Huê Cầu (Hưng Yên):

+ Do truyền thống nghề nghiệp vốn có, trong bối cảnh đất nước có điều kiện phát triển mạnh.

+ Do nhu cầu xây dựng cung điện, đền chùa nên nghề sản xuất gạch, chạm khắc đá đều phát triển.

Mục b

b) Thủ công nghiệp nhà nước:

- Nhà nước được thành lập các quan xưởng (Cục bách tác) Tập trung thợ giỏi trong nước sản xuất: tiền, vũ khí, áo mũ cho vua quan, thuyền chiế hoặc góp phần xây dựng các cung điện, dinh thự.

- Sản xuất được một số sản phẩm kỹ thuật cao như: Đại bác, thuyền chiến có lầu.

* Nhận xét: Các ngành nghề thủ công phong phú. Bên cạnh các nghề thủ công cổ truyền đã phát triển những nghề mới yêu cầu kỹ thuật cao: đúc súng, đóng thuyền.

* Mục đích: phục vụ nhu cầu trong nước là chính. Chất lượng sản phẩm tốt.

ND chính

Tóm tắt sự phát triển của thủ công nghiệp: thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp trong nhân dân.

Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy Phát triển thủ công nghiệp

HocTot.Nam.Name.Vn

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

close