Phân tích tám câu thơ cuối của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”

Kiều bị cấm cung ở lầu Ngưng Bích, nhưng thực chất là bị Tú Bà giam lỏng ở đấy, dùng “Mưu ma chước quỷ” lừa gạt nàng, để buộc nàng phải ra tiếp khách ở lầu xanh. Sau lưng nàng là những tai biến, đau đớn, nhục nhã, ê chề: gia đình bị mắc oan, phải trao duyên cho Thuý Vân, bị Mã Giám Sinh giả danh cưới về làm lẽ và bị gã lừa gạt, làm nhục ngay ở dọc đường, bị Tú Bà xỉ nhục và dở trò đánh đạp để ra uy

Từ tâm trạng của mình, nhìn cảnh vật bên ngoài, do đó, những ghi nhận về cảnh là những ghi nhận về tình. Vì mối quan hệ tình cảnh đó, người đọc càng hiểu sâu sắc tâm trạng của Thuý Kiều trong đoạn trích
“Buồn trông cửa bể chiều hôm …………..Âm ầm tiếng sóng vây quanh ghế ngồi”.
Mã Giám Sinh nói dối, mua Kiều về làm vợ lẽ. Kiều đã “thất thân” với Mã. Thật ra Mã mua Kiều về cho mụ Tú Bà. Tú Bà khi biết hành vi của Mã đã nổi giận đùng đùng, đánh đập Kiều, bắt Kiều tiếp khách. Phẫn uất khi bị lừa dối, bị hành hạ, Kiều quyết định tự vẫn. Lo ngại vì vốn liếng có thể “thất thoát” Tú Bà dùng thủ đoạn khuyên nhủ, dỗ dành và hứa sẽ tìm một nơi xứng đáng cho nàng về sau, Tú Bà đưa Kiều về lầu Ngưng Bích.
Sau những đau đớn ê chề, trong lẻ loi, Kiều ngóng đợi tin tức người tình “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng tinh sương …trông mai chờ”. Nàng nghĩ về cha mẹ tuổi già bóng xế “Xót thương …..quạt nồng ……đó giờ?”
Chính trong tâm trạng ngổn ngang nhiều nỗi đó, Kiều nhìn ra cái mênh mông của biển cả. Từ trong cảnh soi vào lòng mình hiện tại, Kiều gặp lại lòng mình:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?”
Giữa cái mênh mông của trời biển, trong màu xanh xam xám của ban chiều, có những cánh buồm lúc ẩn lúc hiện: chiếc thuyền ra khơi, chiếc thuyền hướng về đất liền. Từ nội tâm đang đau khổ, Kiều như nhìn nhận “từ trong ai đó”,”Trong những chiếc thuyền từ biển khơi”, trong tầm mắt xa khơi của cảnh và con người. Đang trông vọng một nỗi hội tụ mà sao lại cách biệt, chia li làm vậy?
Lời thơ bình dị, những gì gợi lên trong âm hưởng của câu thơ là nổi khắc khoải, xoáy sâu vào lòng Kiều:
“Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?”
Trông ngọn nước đang cuồn cuộn chảy, nhiều cánh hoa trôi dạt. Có thật là cánh hoa chăng? Không phải vậy! Người đọc cảm nhận được trong dòng nước đang cuồn cuộn chảy kia “nhiều cánh hoa trôi dạt”. Cũng có thể là cánh hoa, cũng có thể là dòng nước cuồn cuộn thiếu gì những bọt bèo trôi nổi. Trong cái mênh mông vô định, cái cảnh “ nước chảy, hoa trôi lỡ làng” ấy gắn hợp với thân phận con người bị ném vào cảnh sống đầy biến động, đầy bất công và bạc ác thân phận Thuý Kiều, chúng ta mới hiểu được tâm trạng của nàng Kiều trong lúc này.
Lời thơ rất giản dị và hình ảnh ẩn dụ sắc sảo về cuộc đời, cuộc đời người đàn bà (như người đời thường quan niệm “đời hoa”)
Nhiều lần Kiều cũng tự ví mình “Hoa trôi, bèo dạt đã đành. Biết duyên mình, biết phận mình thế thôi”
Buồn bã, Kiều lại nhìn vào đồng nội:
Buồn trông nội cỏ dầu dầu
Chân mây, mặt đất một màu xanh xanh.
Màu mây, màu cỏ nhạt hoà vào với nhau thành một màu “xanh xanh” khó phân biệt. Mà làm sao phân biệt được “màu trời, sắc mây” trong cảnh chiều tà, giữa cái mênh mông, bát ngát trong lúc tâm hồn còn nhiều ngổn ngang như thế. Và cuối cùng:
“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
Trong câu thơ, đọc lên, ta nghe có “tiếng gió” và “tiếng sóng biển” đang “ầm ầm” kêu quanh nàng Kiều như đang ở trong tâm trạng lo lắng, hoảng sợ tưởng như không ngồi trên đất liền nữa mà như đang ngồi giữa biển khơi, bốn phía “ầm ầm tiếng sóng”. Tiếng sóng ở đây, trong câu thơ không phải là âm thanh của tiếng sóng bình thường: sóng vỗ, sóng xô, sóng dào dạt, mà “tiếng sóng kêu” ầm ầm tứ phía, ngầm dự báo cơn sóng gió, bão táp của cuộc đời thật dữ dội sẽ ập đến với Thuý Kiều, với đoạn trường mười lăm năm lưu lạc đang chờ đợi nàng.
Đoạn thơ này hay không những vì đã khái quát được tâm trạng của nàng Kiều khi ở lầu Ngưng Bích mà còn mở ra những điều dự báo về sau của cuộc đời Kiều.
Những dự báo mơ hồ của tâm linh không lâu đã đến với Kiều. Tám câu thơ cuối của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” càng khẳng định ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du trong bút pháp tả cảnh, tả nội tâm nhân vật tài tình, gợi cảm, để lại ấn tượng sâu lắng trong lòng người đọc xưa và nay, thấm đãm tinh thần nhân đạo sâu sắc.

 hoctot.nam.name.vn

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close