Phân tích nhân vật Tnú để làm rõ hình tượng người anh hùng cách mạng

Cuộc sống thành một vòng luân hồi với thói quen được lặp đi lặp lại, và với cánh rừng xà nu này, tiếng đaị bác, mảnh đạn văng, khói thuốc súng sọc vào mũi, những tiếng kêu thé trong đau đớn, những tiếng gầm trong oán hận hay sự im lặng sau tất cả, giờ đã trở nên quen thuộc.

Dàn ý:

- Cuộc sống thành một vòng luân hồi với thói quen được lặp đi lặp lại, và với cánh rừng xà nu này, tiếng đaị bác, mảnh đạn văng, khói thuốc súng sọc vào mũi, những tiếng kêu thé trong đau đớn, những tiếng gầm trong oán hận hay sự im lặng sau tất cả, giờ đã trở nên quen thuộc. Con người rồi sẽ dần thích nghi, mà lẹ hơn đó là thiên nhiên. Rừng xà nu thay da đổi thịt nhanh hơn bao giờ hết, không phải vì chu kì thiên nhiên thay đổi mà là kia, tiếng máy bay gầm rú, những nòng pháo đỏ hỏn ngun ngút khói; đó mới chính là nguyên nhân cho sắc xanh mới mỗi ngày của khu rừng này. Và quyện lấy nhau, con người hòa cuộc đời mình vào những mảng xanh đó, dân làng Xô man đã ở đây, nhúng máu thịt mình vào đất đen mun của rừng.

- Tnú xa làng đã lâu. Hãy nói lâu theo nghĩa của tinh thần, hãy nói lâu theo tình cảm của đứa con xa vòng tay cha mẹ, hãy nói lâu theo nổi đau chia lìa mãi của lứa đôi và hãy nói lâu theo thang bậc đau đớn nhất của người sống với một nửa cuộc đời bị tàn phá. Thời gian trôi, con người vốn mượn nó để phũ lên quá khứ, che đâỵ khi quá khứ bi thương, hay tăng thêm phần phấn khích cho quá khứ oai hùng, thì ở đây nơi Tnú, ta gặp lại tất cả.

- Rồi cách mạng tìm đến anh, hay anh tìm đến cách mạng ? Cánh tay cầu cứu vùng vẫy ra hay cánh tay cứu cánh chụp lấy ? Hay đó là duyên nợ đau đớn cho cả hai cá thể ấy tìm thấy nhau ? Chiến tranh là nợ để duyên kia kết thành. Hãy nhìn vào bản thân rồi nhìn vào Tnú, có ai muốn mình trở thành anh hùng ? Chúng ta đau, chúng ta khổ, chúng ta chết, nhưng đó là bản thân chúng ta, chúng ta chịu được. Nhưng người yêu thương, xóm làng đó, từng mái nhà, bậc thang, từng tiếng chày, tiếng suối; quen thuộc đến nằm lòng, để rồi bặt im lặng, biến mất đi trong ngỡ ngàng; những điều ấy ai chịu được ?

- Phải vùng dậy thôi, làm cách mạng, chúng ta làm cách mạng. Và hôm nay anh về, thăm làng, chỉ một đêm thôi, nhưng hơi ấm của khói của lòng người, hay sự nức nở của quá khứ hiện về làm cay cay cả mắt, cay cay cả sống mũi. Dân làng vẫn như thế, như người mẹ luôn choàng lấy đưá con cho dù nó lấm lem, cho dù nó thay đổi. Đêm cũng chính là lúc chúng ta gần nhau. Trời lạnh mà, ông trời cũng khéo cho con người biết củi, biết chụm lửa, để ngồi quay quầng. Đông đủ cả, những thế hệ, nhiều con người : cụ Mết, Tnú, Dít, Heng; họ ngồi đây bên nhau.

- Hãy nói lên sự khác nhau ? Không. Hãy nói lên sự tương đồng ? Nhiều. Cùng một tình yêu, cùng một dòng máu; hãy bỏ qua khác biệt tuổi tác và giới tính, hãy nghĩ đến cái chung; họ thấm nhuần cách mạng và một khi đã là đồng chí, chúng ta đã là một. Cụ Mết sừng sững giữa đêm, như hồn thiêng núi rừng, cụ dạy bảo những mầm non kia, vạch rõ con đường cho những ai chập chững và nới rộng niềm tin cho những ai đang bước trên con đường đó.

- Hãy nhìn họ từ xa, xa thêm nữa để rồi thấy họ chỉ như một vòng tròn quanh lửa đỏ, họ là một, một vòng tròn đầy đặng như niềm tin tuyệt đối không lung chuyển của cả một thế hệ cho cách mạng. Cách mạng là lửa, sưởi ấm lòng con trẻ qua những khoảng đen của lịch sử.

- Giọng cụ Mết vẫn vang lên, rung động quá khứ, cộng hưởng cả vào hiện tại và tương lai. Thế nào là anh hùng cách mạng ? Hãy nhìn vào họ, từng ánh mắt như bị hút sâu vào dòng tư tưởng của cụ Mết, hãy nhìn kĩ họ, từng độ tuổi, từng màu tóc có khác nhưng tất cả họ xứng là là anh hùng cả. Một đứa trẻ vót chông miệt mài hay băng suối băng rừng với đôi chân nhỏ thì khác gì với người trưởng thành xông pha nơi trận mạc ? Cụ Hồ từng nói : người lớn làm việc lớn, người nhỏ làm việc nhỏ. Vị tất thảy là bảo vệ cho cái mình yêu thương, bảo vệ cho niềm tin, hạnh phúc và bất cứ lúc nào cần thiết, họ phó mặt tính mạng, điều đó chẳng phải cao quí lắm sao ?

- Tnú đi “lực lượng”, rồi sẽ có nhiều bước chân theo bước chân mở đường đó. Họ đi vì họ học từ quá khứ, không để quá muộn để rồi tận mắt nhìn vợ con mình chết, không để quá muộn để bị đàn áp đến đường cùng. Họ đi vì họ biết nhìn về tương lai, sau đường chân trời xa tít tắp của các tán xà nu đủ sắc xanh ấy, mặt trời vẫn mọc lên một màu đỏ chót. Họ thấy đó như máu trong tim vẫn đều đặng dồn khắp cơ thể, họ thấy đó như niềm tin bất diệt vào con đường họ chọn. Chỉ có cách mạng, như một thực thể sống, cùng sống cùng chết với vận mệnh quốc gia. Ngã xuống hay đứng lên, bước tiếp hay mãi yên nghỉ, tất cả họ đều là anh hùng.

Lịch sử nhớ họ, sẽ có rất nhiều sẽ hi sinh, nhưng một nước Việt tự do độc lập sẽ là minh chứng hùng hồn cho sự hi sinh to lớn đó, hãy nhớ đến họ, để rồi mỗi khi nhắc đến chúng ta chỉ đơn giản gọi : những anh hùng.

HocTot.Nam.Name.Vn

  • Tính sử thi của tác phẩm Rừng xà nu

    Để dẫn ra một tác phẩm tiêu biểu có thể minh hoạ cho sự tồn tại của “nền văn học sử thi” trong văn học Việt Nam 1945 – 1975, tưởng không có tác phẩm nào tiêu biểu hơn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.

  • Chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua nhân vật Tnú

    Mỗi nhà văn thường có một vùng đất riêng, với Nguyễn Trung Thành đó là Tây Nguyên. Ông đã có rất nhiều những tác phẩm viết về mảng đề tài này, đặc biệt là hình ảnh của những con người kiên cường bất khuất nơi núi rừng Tây Nguyên.

  • Phân tích hình tượng rừng xà nu

    Nhà văn Nguyễn Trung Thành có duyên với Tây Nguyên. Cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông đã sống và chiến đấu ở mảnh đất hùng vĩ này. Hai tác phẩm hay nhất của nguyễn Trung Thành đều viết về Tây Nguyên là “Đất nước đứng lên” và “Rừng xà nu”.

  • Hình tượng cây xà nu trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành

    Gió thổi qua cánh rừng xào xạc. Bao giờ cũng vậy, gió thổi làm tâm hồn ta thêm trong sáng và tươi mát hơn. Gió lại thổi qua cánh “rừng xà nu” đau thương, quả cảm của Nguyễn Trung Thành.

  • Tính sử thi của tác phẩm Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành

    Một tác phẩm tiêu biểu có thể minh hoạ cho sự tồn tại của “nền văn học sử thi” trong văn học Việt Nam 1945 – 1975, tiêu biểu là “Rừng Xà Nu” của Nguyễn Trung Thành.

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close