Ôn tập về luận điểm

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN Khái niệm luận điểm: Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người nói (người viết) nêu ra ở trong bài.

Trong bài văn nghị luận, luận điểm là một hệ thống, trong đó có luận điểm chính và các luận điểm phụ.

Các luận điểm trong bài vừa liên kết chặt chẽ, lại vừa phân biệt rành mạch với nhau. Các luận điểm phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, tập trung làm nổi bật nội dung chính của toàn bài.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Trong đoạn văn về Nguyễn Trãi, luận điểm “Nguyễn Trãi như một tiên ông trong toà ngọc” là một luận điểm phụ. Tác giả phủ định vai trò ông tiên, nêu ra Nguyễn Trãi là con người Việt Nam chân chính, người anh hùng dân tộc. Từ đó nêu luận điểm chính: “Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc”.

2. Các luận điểm được chọn phải giải quyết vấn đề: “Giáo dục là chìa khoá của tương lai”. Trên cơ sở ấy, ta có một hệ thống luận điểm như sau:

- Giáo dục luôn luôn gắn liền với mọi vấn đề của xã hội, nó có tác dụng kìm nén hoặc thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

- Giáo dục càng có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển trong tương lai của nhân loại, vì nó tạo ra mọi tiền đề cho sự phát triển đó.

- Giáo dục trực tiếp đào tạo những chủ nhân của xã hội tương lai.

- Giáo dục là chìa khoá cho sự phát triển khoa học, tăng trưởng kinh tế, điều chỉnh tỷ lệ dân số, tạo cân bằng môi trường sinh thái…đem lại sự công bằng, dân chủ, văn minh…

HocTot.Nam.Name.Vn

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Xem ngay

  • Soạn bài Bàn luận về phép học

    I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 1. Tác giả Nguyễn Thiếp (1723-1804) tự là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong Cư Sĩ, người đương thời kính trọng gọi là La Sơn Phu Tử, quê ở làng Mật Thôn, xã Nguyệt Ao, huyện La Sơn (nay thuộc huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh.

  • Thuyết minh về nhà thơ Cao Bá Quát

    Cao Bá Quát đã sống như một huyền thoại. Với những động cơ khác nhau và cách nhận thức khác nhau về ông, người ta đã sáng tác ra những giai thoại và nhiều khi hậu thế chỉ hiểu ông qua những giai thoại ít nhiều xuyên tạc đó. Dù sao, trong tâm thức nhân dân, ông đã trở thành một bậc “thánh” của thơ. Điều này cũng không có gì quá đáng, thậm chí là một đánh giá tương đối chính xác.

  • Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm

    Mở bài: Thế giới mà chúng ta đang sống hôm nay đang cần lắm những bàn tay của con người sẵn sàng mở rộng lòng nhân ái. Nếu hạnh phúc và niềm vui được sẻ chia thì nỗi buồn sẽ bị dập tắt còn hạnh phúc và niềm vui thì sẽ được nhân đôi.

  • Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố

    Cuộc sống đầy những chông gai thử thách, bạn đừng bao giờ đầu hàng trước số phận mà hãy tự vươn lên đối đầu với mọi chông gai. Với ý nghĩa đó, câu nói “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố ” (Đặng Thuỳ Trâm) thực sự đã mang lại cho chúng ta nhiều ý nghĩa.

  • Suy nghĩ của em về hiện tượng học sinh nói tục chửi thề ngày nay

    . Mở bài: Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu như: bạo lực học đường, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề, gian lận trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục…