Soạn bài Ôn tập phần Văn - Ngữ văn 7 tập 2 (Chi tiết)Soạn bài Ôn tập phần Văn trang 127 SGK Ngữ văn 7 tập 2. Câu 8.* Dựa vào Bài 24 (Ý nghĩa văn chương) , kết hợp với việc học tập tác phẩm văn học đã có, hãy phát biểu những điểm chính về ý nghĩa của văn chương (có dẫn chứng kèm theo). Video hướng dẫn giải Câu 1 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 1 (trang 127 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2) Em hãy nhớ và ghi lại tất cả nhan đề các văn bản (tác phẩm) đã được đọc - hiểu trong cả năm học. Sau đó đối chiếu với sách giáo khoa, tự kiểm tra và bổ sung những chỗ thiếu, sửa những chỗ sai rồi chép lại vào vở một cách đầy đủ, chính xác danh mục các văn bản đã học. Lời giải chi tiết:
Câu 2 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 2 (trang 128 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2) Đọc lại các chú thích (*) ở Bài 3,5,7,8; Làm thơ lục bát ở Bài 13; Ghi nhớ Bài 16 (Ôn tập tác phẩm trữ tình); chú thích (*) ở Bài 18; câu 2 ở Bài 26 (phần Đọc - hiểu văn bản) để nắm chắc các định nghĩa về: - Ca dao, dân ca; - Tục ngữ; - Thơ trữ tình; - Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật; - Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật; - Thơ thất ngôn bát cú Đường luật; - Thơ lục bát; - Thơ song thất lục bát; - Phép tương phản và phép tăng cấp trong nghệ thuật. Lời giải chi tiết: - Ca dao, dân ca: Các thể loại trữ tình dân gian kết hợp với lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. - Tục ngữ: những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện kinh nghiệm của nhân dân được áp dụng vào cuộc sống. - Thơ trữ tình: sự kết hợp giữa lời và nhạc mang tính biểu cảm nói lên tư tưởng, giá trị hiện thực của thời đó - Thơ thất ngôn tứ tuyệt: gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ, trong đó có 1, 2, 4 hoặc chỉ câu 2 và 4 hiệp vần với nhau - Thể thơ dân tộc: bắt nguồn từ ca dao, dân ca, với kết cấu theo từng cặp (câu 6/ câu 8). Vần bằng, lưng, liền, nhịp 2/2/2/2; 3/3/4/4; luật bằng trắc: 2B- 2T- 6B- 8B - Thơ song thất lục bát: kết hợp giữa thể thơ thất ngôn đường luật và thơ lục bát, một khổ 4 câu (2 câu 6/ câu 8) - Phép tương phản nghệ thuật: Sự đối lập giữa các hình ảnh, chi tiết, nhân vật, để tô đậm và nhấn mạnh đối tượng Câu 3 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 3 (trang 128 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2) Những tình cảm, những thái độ thể hiện trong các bài ca dao, dân ca đã được học là gì? Học thuộc lòng những bài ca dao trong phần đọc chính. Lời giải chi tiết: Những tình cảm, thái độ được thể hiện trong các bài ca dao: - Tình thân gia đình - Tình yêu quê hương đất nước - Tình yêu bản thể - Thái độ mỉa mai, châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội Học thuộc những bài chính. Sau khi thuộc hãy ghi lại vắn tắt giá trị nội dung nghệ thuật của bài đó. Bổ sung thêm từ bài giảng của thầy cô cho chính xác và đầy đủ. Câu 4 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 4 (trang 128 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2) Các câu tục ngữ đã được học thể hiện những kinh nghiệm, thái độ của nhân dân đối với thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội như thế nào? Lời giải chi tiết: Những kinh nghiệm, thái độ của nhân dân đối với thiên nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội: - Câu tục ngữ thể hiện kinh nghiệm về thời tiết, chăn nuôi, trồng trọt, những kinh nghiệm về đời sống. - Thể hiện thái độ tôn vinh những giá trị của con người. Câu 5 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 5 (trang 128 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2) Những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảm thể hiện trong các bài thơ, đoạn thơ trữ tình của Việt Nam và Trung Quốc (thơ Đường) đã được học là gì? Học thuộc lòng các bài thơ, đoạn thơ thuộc phần văn học trung đại của Việt Nam, hai bài thơ Đường (thơ dịch, tự chọn), hai bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lời giải chi tiết: Những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảm thể hiện trong đoạn thơ, bài thơ trữ tình của Việt Nam và Trung Quốc: - Tình yêu quê hương đất nước - Tình yêu thiên nhiên - Tình yêu cuộc sống: trân trọng vẻ đẹp của những người phụ nữ tài hoa, thương cảm cho những người phụ nữ bạc mệnh. Câu 6 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 6 (trang 128 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2) Riêng với các văn bản đọc - hiểu là văn xuôi (trừ phần văn nghị luận), em hãy lập bảng tổng kết theo mẫu sau đây: Lời giải chi tiết:
Câu 7 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 7 (trang 129 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2) Dựa vào Bài 21 (Sự giàu đẹp của tiếng Việt), kết hợp với việc học tập tác phẩm văn học bằng tiếng Việt đã có, hãy phát biểu những ý kiến về sự giàu đẹp của tiếng Việt (có dẫn chứng kèm theo). Lời giải chi tiết: Sự giàu đẹp của tiếng Việt thể hiện qua câu tục ngữ: Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao - Tiếng Việt truyền tải được nội dung, tâm tư tình cảm của người nói - Tiếng Việt còn tạo ra nhịp điệu, nhạc tính khi thể hiện nội dung Câu 8 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 8 (trang 129 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2) Dựa vào Bài 24 (Ý nghĩa văn chương), kết hợp với việc học tập tác phẩm văn học đã có, hãy phát biểu những điểm chính về ý nghĩa của văn chương (có dẫn chứng kèm theo). Lời giải chi tiết: Văn chương mang lại cho con người một đời sống tinh thần phong phú, khơi gợi ở con người những tình cảm tốt đẹp. Văn học thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ còn cung cấp cho con người tri thức về đời sống xã hội. Văn học đúng như tác giả Hoài Thanh có nói “…gây cho ra những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có” biết cái hay, cái đẹp của cảnh vật thiên nhiên. Lịch sử loài người nếu xóa bỏ văn chương sẽ xóa bỏ mất lịch sử phát triển của mình, sẽ nghèo nàn về tinh thần. Câu 9 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 9 (trang 129 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2) Việc học phần Tiếng Việt và Tập làm văn theo hướng tích hợp trong Chương trình Ngữ văn lớp 7 đã có lợi ích gì cho việc học phần Văn? Nêu một số ví dụ. Lời giải chi tiết: - Việc học phần Tiếng Việt và Tập làm văn theo hướng tích hợp trong Chương trình ngữ văn 7, giúp học sinh có thể vận dụng nhuần nhuyễn các kĩ năng để học văn tốt hơn. - Ví dụ: Khi dạy bài Cuộc chia tay của những con búp bê (ngữ văn 7 tập 1) giáo viên tích hợp kiến thức của phân môn tiếng Việt, giáo viên có thể đặt câu hỏi: - Em hãy tìm những từ láy diễn tả tâm trạng của Thủy khi nghe yêu cầu chia đồ chơi của mẹ? - Những từ láy đó có tác dụng gì trong việc biểu đạt dụng ý nghệ thuật của tác giả? Tích hợp với phần Tập làm văn, giáo viên có thể đặt câu hỏi: - Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy, tác dụng của ngôi kể đó? HocTot.Nam.Name.Vn
|