Lý thuyết vùng Đông Nam Bộ - Phần 2. Kinh tế (Tiếp theo) Địa lí 9

Lý thuyết vùng Đông Nam Bộ - Phần 2. Kinh tế (Tiếp theo) Địa lí 9 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

1. Tình hình phát triển kinh tế

a) Công nghiệp

b) Nông nghiệp

c) Dịch vụ

* Những điều kiện thuận lợi phát triển ngành dịch vụ:

- Vùng đông dân, có sức mua cao, lao động có trình độ và tay nghề cao.

- Có nhiều ngành công nghiệp và nhiều ngành kinh tế  phát triển.

- Có mạng lưới giao thông phát triển, cơ sở vật chất hạ tầng hoàn chỉnh.

* Đặc điểm:

- Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP.

- Cơ cấu đa dạng, gồm các hoạt động thương mại, du lịch, vận tải và bưu chính viễn thông...

- Giao thông: TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng hàng đầu cả nước với nhiều tuyến giao thông đến khắp miền trong và ngoài nước.

- Đầu tư nước ngoài vào vùng chiếm tỉ lệ cao nhất cả nước.

- Dẫn đầu cả nước trong hoạt động xuất – nhập khẩu:

+ Mặt hàng xuất khẩu chủ lực là: dầu thô, thực phẩm chế biến, hàng may mặc, giày dép, đồ gỗ,... Trong đó, dầu thô mang lại giá trị kinh tế cao nhất.

+ Tỉ lệ hàng xuất khẩu đã qua chế biến được nâng lên.

+ Mặt hàng nhập khẩu: máy móc thiết bị, nguyên liệu sản xuất, hàng tiêu dùng cao cấp.

2. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

- Các trung tâm kinh tế:

+ TP. Hồ Chí Minh: trung tâm văn hoá, khoa học, trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn nhất cả nước.

+ TP. Biên Hoà: trung tâm công nghiệp, dịch vụ.

+ TP. Vũng Tàu: trung tâm công nghiệp dầu khí và du lịch.

=> Ba trung tâm này tạo thành tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:

+ Gồm: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An.

+  Vai trò quan trọng không chỉ đối với Đông Nam Bộ mà còn đối với các tỉnh phía nam và cả nước. Sự phát triển kinh tế của vùng sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung  Bộ.

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close