Lý thuyết tập hợp phần tử tập hợp

Mỗi tập hợp thường được kí hiệu bởi một chữ cái in hoa; chẳng hạn; tập hợp A, tập hợp B, tập hợp X.

1. Cách viết. Các kí hiệu

Cách viết 

Mỗi tập hợp thường được kí hiệu bởi một chữ cái in hoa

Ví dụ: Tập hợp A={a,b,c}, tập hợp X={1;2;3;4}...

Kí hiệu

Nếu a là một phần tử của tập hợp A thì ta viết: a ∈ A.

Nếu d không phải là một phần tử của tập hợp A thì ta viết d \(\notin\) A.

Ví dụ: Cho tập hợp \(M = \left\{ {1;2;3} \right\}\)

Khi đó ta có 1 là phần tử thuộc M nên \(1\in M\)

Và 4 không là phần tử thuộc M nên \(4 \notin M\)

Các cách để viết một tập hợp  

Thường có hai cách:

- Liệt kê các phần tử của tập hợp.

- Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.

Ví dụ: Cho tập hợp B gồm các số tự nhiên nhỏ hơn 5.

Viết tập hợp B dưới dạng liệt kê các phần tử là: \(B = \left\{ {0;1;2;3;4} \right\}\)

Viết tập hợp B dưới dạng chỉ ra tính chất đặc trưng là: \(B = \left\{ {x \in \mathbb N|x < 5} \right\}\)

 HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close