Lý thuyết phép cộng và phép nhân

Kết quả của phép cộng được gọi là tổng

1. Tổng và tích hai số tự nhiên

Phép cộng

a+b=c

(số hạng) + (số hạng) = (tổng)

Khi đó, a và b được gọi là những số hạng; c là tổng của hai số a và b.

Phép nhân

a.b=d

(thừa số) . (thừa số)  = (tích)

Khi đó a và b được gọi là những thừa số; d là tích của hai số a và b.

2. Các tính chất của phép cộng và phép nhân

 

3. Các dạng toán cơ bản

Dạng 1: Thực hiện phép cộng, phép nhân

Phương pháp:

- Cộng hoặc nhân các số theo “hàng ngang” hoặc theo “hàng dọc”

Ví dụ: 23.3+2.4=69+8=77

Dạng 2 :  Áp dụng các tính chất của phép cộng và phép nhân để tính nhanh

Phương pháp:

 Sử dụng các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối...để tính một cách nhanh chóng.

Ví dụ: Tính hợp lý  879.2+879.996+3.879

Ta có: 

879.2+879.996+3.879=879.(2+996+3)=879.1001=879879

Dạng 3: Tìm số chưa biết trong một đẳng thức

Phương pháp:

Để tìm số chưa biết trong một phép tính, ta cần nắm vững quan hệ giữa các số trong phép tính. Chẳng hạn: thừa số bằng tích chia cho thừa số đã biết, một số hạng bằng tổng trừ số hạng đã biết…

Ví dụ: Tìm x biết: 4.(x+11)=60

Ta có: 

4.(x+11)=60x+11=60:4x+11=15x=1511x=4

Vậy x=4.

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

close