Lý thuyết nhân, chia số hữu tỉPhép nhân trong Q có các tính chất cơ bản: giao hoán, kết hợp, nhân với 1, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng 1. Nhân hai số hữu tỉ Với hai số hữu tỉ \(x = \dfrac{a}{b} , y = \dfrac{c}{d}\) \(x.y = \dfrac{a}{b} . \dfrac{c}{d} =\dfrac{a.c}{b.d}\) 2. Chia hai số hữu tỉ Với hai số hữu tỉ \(x = \dfrac{a}{b} , y = \dfrac{c}{d}\) \(x : y = \dfrac{a}{b} : \dfrac{c}{d}=\dfrac{a}{b}.\dfrac{d}{c} = \dfrac{a.d}{b.c}\) 3. Chú ý - Phép nhân trong \(\mathbb Q\) có các tính chất cơ bản: giao hoán, kết hợp, nhân với \(1\), tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng. - Thương của phép chia \(x\) cho \(y\) (\(y\ne 0\)) gọi là tỉ số của \(x\) và \(y\), kí hiệu là \(x:y\) 4. Các dạng toán cơ bản Dạng 1: Thực hiện phép tính. Tính giá trị biểu thức Phương pháp: + Nắm vững các qui tắc thực hiện phép tính, qui tắc nhân chia hai số hữu tỉ. + Đảm bảo thứ tự thực hiện phép tính. Ví dụ: Thực hiện phép tính: \(\dfrac{7}{{23}}.\left[ {\left( { - \dfrac{8}{6}} \right) - \dfrac{{45}}{{18}}} \right]\) Ta có: \(\dfrac{7}{{23}}.\left[ {\left( { - \dfrac{8}{6}} \right) - \dfrac{{45}}{{18}}} \right]\) \(\begin{array}{l} = \dfrac{7}{{23}}\left[ {\dfrac{{ - 4}}{3} - \dfrac{5}{2}} \right]\\ = \dfrac{7}{{23}}\left( {\dfrac{{ - 8}}{6} - \dfrac{{15}}{6}} \right)\\ = \dfrac{7}{{23}}.\dfrac{{ - 23}}{6}\\ = \dfrac{{ - 7}}{6}\end{array}\) Dạng 2: Tìm x Phương pháp: Tìm mối quan hệ giữa các số hạng, thừa số trong phép tính. Thực hiện các phép nhân chia, cộng trừ các số hữu tỉ để tìm \(x.\) Ví dụ: Tìm \(x\), biết \(\dfrac{2}{3} + \dfrac{7}{4}:x = \dfrac{5}{6}\) Ta có: \(\begin{array}{l}\dfrac{2}{3} + \dfrac{7}{4}:x = \dfrac{5}{6}\\\dfrac{7}{4}:x = \dfrac{5}{6} - \dfrac{2}{3}\\\dfrac{7}{4}:x = \dfrac{5}{6} - \dfrac{4}{6}\\\dfrac{7}{4}:x = \dfrac{1}{6}\\x = \dfrac{7}{4}:\dfrac{1}{6}\\x = \dfrac{{21}}{2}\end{array}\) HocTot.Nam.Name.Vn
|